Bài mẫu phân tích diễn biến nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân
Mở Bài
Vợ Chồng A Phủ là tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm phản ánh sâu sắc đời sống những con người Tây Bắc thời bấy giờ. Mị chính là nhân vật đại diện cho sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp của con người nơi đây. Trong tác phẩm, diễn biến của Mị thay đổi liên tục trong đêm tình mùa xuân hay chính là diễn biến thay đổi tâm lí của con người trước cuộc sống. Cùng phân tích đêm tình mùa xuân của diễn biến nhân vật Mị để hiểu hơn về tâm hồn và nét đẹp con người Tây Bắc.
Thân Bài
- Luận điểm 1: Vài nét về cuộc đời nhân vật Mị
phân tích đêm tình mùa xuân – Mị vốn là một người con gái đẹp, vẻ đẹp trong sáng đầy sức sống tươi mới mà cô gái tuổi đôi mươi nào cũng có được. Dường như, Tô Hoài yêu thương mảnh đất này bao nhiêu lại miêu tả Mị đẹp bấy nhiêu. Cô đẹp đến nỗi nhiều người say mê, đứng nhẵn cả vách đầu buồng Mị. Đặc biệt, Mị có tài thổi sáo rất hay khiến bao chàng trai si mê. Những tháng ngày thanh xuân Mị sống trong hạnh phúc, say mê bởi tình yêu và cuộc sống. Mị đẹp, Mị cũng có người yêu và đang sống trong mật ngọt tình yêu. Bên cạnh vẻ đẹp bên ngoài, tâm hồn Mị cũng rất đẹp. Mị yêu đời, nhiều khát vọng, Mị tin vào cuộc sống tự do, Mị lao động hăng say không ngần ngại. Mị vẫn là con của bản làng, của núi rừng. Những đoạn đầu nhà văn miêu tả về Mị khiến người đọc cũng thấy hạnh phúc lây và yêu thương cô gái đẹp đáng yêu, trong sáng này.
Tuy nhiên, cuộc đời không như ý muốn. Người ta thường nói: Hồng nhan bạc phận. Có lẽ, câu tục ngữ xưa đúng với cuộc đời của người con gái đẹp – Mị. Dù cho Mị đẹp, Mị giỏi, Mị hạnh phúc lúc này thế nào, tương lai của Mị cũng không thể như Mị mong muốn. Dù cho, Mị van nài cha thế nào, cha cũng đành phải bán Mị cho nhà Thống Lí Pá tra để trả nợ. Cuộc đời Mị bắt đầu sang một trang mới đầy đau xót, tủi nhục của phận trâu bò từ đây. Mị Làm dâu mà tưởng như Mị đang là nô lệ, thời gian, ngày đêm đều là công việc, kiệt sức cùng cực. Mị bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần theo đúng nghĩa đen.
Những ngày khi mới làm dâu, không đêm nào Mị không khóc. Mị khóc mấy tháng trời, buồn tủi cho thân phận của chính mình. Lúc này đây, Mị vẫn còn nhiều sức sống và hi vọng lắm, Mị muốn vùng lên không muốn làm kiếp trâu bò nữa. Mị lấy lá ngón, lén đút vào tay áo, Mị tùy lạy bố mẹ để chết. Nhưng rồi, Mị lại thương cha mẹ khổ cực, sợ mình chết đi lại bị gia đình nhà Thống Lý Pá Tra không tha cho. Mị ném lá ngón xuống đất như ném đi chính niềm hi vọng của mình. Mọi hi vọng đã dập tắt, cuộc đời Mị lại là những chuỗi ngày đau khổ , mệt nhoài, cùng cực. Mị đành chấp nhận làm trâu ngựa, cắt mọi hi vọng về tương lai tươi sáng.
Người ngoài nhìn vào Mị chắc hẳn nghĩ Mị sung sướng lắm, vì Mị đẹp thế lại làm dâu nhà Thống Lí. Nhưng ai ngờ rằng, con dâu nhà giàu đâu có dễ dàng sung sướng thế. Thời gian đã làm tê liệt đi tinh thần của Mị. Mị đã quen dần với cái khổ nơi đây. Đúng là sống lâu trong cái khổ riết cũng quen.
- Luận điểm 2: phân tích đêm tình mùa xuân qua diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Bằng sự cảm quan nhân đạo và tấm lòng yêu thương đồng cảm với số phận con người, Tô Hoài đã tạo nên một bức tranh sống động về cuộc đời một người con gái Tây Bắc. Có câu “khổ tận cam lai”. Những gì đau khổ Mị đang trải qua chính là bước đệm để cô lột xác, bước lên tương lai phía trước. Sức sống trong trái tim Mị vốn vẫn âm ỉ, chỉ chờ cơ hội để bùng lên. Và đêm tình mùa xuân ấy chính là ngọn lửa thổi bùng lên trái tim khát khao yêu thương. Trong đêm tình mùa xuân ấy đã hồi sinh con người Mị, Mị muốn đi chơi, cả một trời kí ức tươi đẹp đầy nhựa sống ùa về trong tâm trí. Lòng ham sống, ham hạnh phúc trỗi dậy cuồng nhiệt.
Mùa xuân dưới ngòi bút của Tô Hoài mới đẹp rộn ràng, đầy sức sống làm sao. Nó đối lập hoàn toàn với “gông cũ” mà Mị đang bị “xích” vào. Mùa xuân ấy đầy âm thanh náo nhiệt tiếng trẻ con nô đùa, màu vàng ửng của cỏ gianh, tiếng gió rét dữ dội, màu đỏ của những chiếc váy hoa phơi trên những mỏm đá xòe ra như những con bướm đặc sắc. Mùa xuân đẹp quá, như đang vẫy gọi Mị. Nhìn khung cảnh này bị thấy tha thiết bồi hồi. Mị bắt đầu lẩm bẩm theo lời bài hát gọi tình… Vậy là, Mị lén uống rượu “uống ừng ực từng bát”, Mị say về quá khứ và say sưa trong tiếng gọi bạn yêu. Mị thèm khát yêu đương, Mị muốn một tình yêu đúng nghĩa với người con gái đầy sức sống như Mị. Nhưng trong cơn say đấy, Mị lại sực nhớ đến hoàn cảnh hiện tại, Mị lại đau. Mị ước gì có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn chết ngay chứ không buồn nhớ ai.
Mị nhớ lại nước mắt lại ứa ra…
- Luận điểm 3: Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân – Mị hồi sinh
Phân tích đêm tình mùa xuân – Chính trong lúc hỗn độn về tâm trạng này, Tô Hoài đã cho Mị Hồi sinh. Nếu trước đây, Mị muốn chết vì Mị muốn sống một cuộc đời hạnh phúc thực sự chứ không phải tù đày như hiện tại. Ước muốn muốn chết trước đây của Mị chính là sự hồi sinh, khát khao về sự sống đầy hạnh phúc. Nhưng với diễn biến trong đêm tình mùa xuân, Tô Hoài đã mang đến một khát khao về sự sống, hồi sinh thực sự đúng với nghĩa đen. Mị không còn muốn chết nữa, Mị muốn sống và sống hạnh phúc như trước đây. Mị muốn thoát ra khỏi đây, nơi giam hãm tuổi xuân và cuộc đời của mình. Khi đã hồi sinh, Mị khó lòng chấp nhận được cuộc đời u mê hiện tại của mình.
Không có lá ngón trong tay, tâm trạng Mị xoay ngay sang hướng khác, khi mà ngoài kia tiếng sáo bạn tình đang réo gọi, khi mà cả thiên đường hạnh phúc đang phơi bày trước mặt. Mị không thể ngồi yên được nữa, con tim thôi thúc Mị phải hành động lặng lẽ. Lặng lẽ nhưng lại mãnh liệt. Đọc đến đây, người đọc cũng như nín thở với sự thay đổi của mình. Chỉ sợ sự chuyển mình mạnh mẽ quá khiến cho những kẻ “tàn độc” biết được và ngăn cấm, hành hạ. Hồi hộp lắm cái tâm trạng thay đổi của Mị. Mị đã thắp lên ngọn đen trong căn phòng u ám để tìm cho mình một ánh sáng đi riêng.
Chỉ một câu văn ngắn gọn “Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách” cho thấy hành động nhanh gọn, dứt khoát, quyết đoán. Vậy là Mị đã sẵn sàng rồi. Cái khát khao sống ấy nó vẫn âm ỉ trong trái tim chỉ chờ ngày bùng phát. Mị không sợ cái bóng ma thần quyền rồi. Mị không sợ kể cả khi bị A Sử bắt được, trói Mị và hành hạ Mị. A Sử chỉ có thể trói được thể xác Mị nhưng làm sao mà trói được tinh thần trỗi dậy của Mị. A Sử độc ác nhẫn tâm trói Mị bằng một thùng sợi đay, lôi tóc Mị lên cột làm cho Mị không cúi nghiêng đầu được. Sự tàn độc với người vợ mà hắn cưới về chính là đại diện cho sự độc ác nhẫn tâm của xã hội bấy giờ với những con người thấp cổ bé họng. Nhưng “con giun xéo mãi cũng quẳn”, thể xác bị trói đấy nhưng tình thần đã bay xa theo tiếng sao gọi tình, ra khỏi bống bức tường lạnh băng và ô cửa sổ nhỏ. Tâm hồn Mị đang “đi theo những cuộc chơi những đám chơi”. Có lẽ trong lúc vô thức ấy Mị đã vùng bước đi mới nhận thấy mình đang bị trói. Khát khao sống quá mãnh liệt đến nỗi Mị không cảm thấy đau đớn thể xác, cho đến khi bừng tỉnh Mị lại thấy mình đúng không bằng con trâu con ngựa.
Cả đêm hôm ấy Mị lúc mê lúc tỉnh, lúc đau đớn, lúc nồng nàn tha thiết. Chính sự thay đổi trong đêm tình mùa xuân ấy đã khiến cho cuộc đời của Mị sang một trang mới. Sức sống mãnh liệt ấy đã giúp giải phóng kiếp người nô lệ của Mị sau này.
Phương Tây có câu “Tính cách quyết định số phận”. Đúng vậy, chính tính cách mạnh mẽ, đầy sức sống, mãnh liệt, tham sống và tham hạnh phúc đã giúp Mị vượt lên số phận. Chính điều đó giúp bị có sự bừng tỉnh trong đêm tình mùa xuân, đóng tro tàn chỉ chờ ngày có ngọn lửa thổi vào là bùng lên mạnh mẽ. Đây cũng chính là nét đẹp của người con gái Tây Bắc, một sứ sống mãnh liệt và dữ dội.
Trong đoạn đêm tình mùa xuân, sự nổi loạn của Mị không làm cho Mị được giải thoát, thậm chí mị bóng mà thần quyền là A Sử trấn áp ngay. Nhưng nó cũng chính là bước đêm để Mị tự giải thoát mình sau này. Khi đã nhận thức đúng về số phận của mình, cộng thêm đó là tư duy thay đổi, vùng lên, trước hay sau Mị cũng sẽ tự giải thoát được chính mình. Với Phương Đông, đây chính là luật Nhân – Quả. Mị gieo nhân tốt, gieo sức sống, gieo hoài bão, Quả đến với Mị sẽ là quả ngọt dù phải trầy trật thế nào đi nữa, kết quả cuối cùng vẫn là trái ngọt.
Kết bài phân tích đêm tình mùa xuân
Chỉ một trích đoạn nhỏ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, diễn biến tâm trạng Mị thay đổi nhanh chóng trong đêm tình mùa xuân chính là trích đoạn đắt giá nhất, cho thấy được toàn bộ nét đẹp, sức sống âm ỉ mà mãnh liệt của người con gái Tây Bắc. Dưới sự hà khắc của xã hội, thân phận người phụ nữ luôn bị coi rẻ, trà đạp không khác gì trâu ngựa. Tô Hoài đã hiểu và thông cảm sâu sắc với cuộc đời người phụ nữ, đã tô lên một bức tranh chân thật và thổi vào đó sự khát khao hạnh phúc và vùng lên. Cuộc đời người phụ nữ xứng đáng được hạnh phúc, và nếu muốn hạnh phúc nhất định phải hành động mà không chờ ai khác. Chỉ có thay đổi về cách nhìn cuộc sống, chúng ta mới có thể sống có ý nghĩa và đáng sống.
Đặc biệt với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật, sự am hiểu phong tục và con người Tây Bắc cộng với lối ngôn ngữ giản dị, trần thuật rất tự nhiên đã dẫn dắt người đọc và thấu hiểu với cuộc sống con người Tây Bắc. Tác phẩm chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc khi chúng ta hiểu rằng, ở đâu có áp bức, ở đó sẽ có đấu tranh.