Bài văn Vợ Nhặt của tác giả Kim Lân, ông sinh thời trong hoàn cảnh đất nước đối mặt với nạn đói nặng nề. Sống trong hoàn cảnh đó, ông ý thức được sự khó khăn, số phận con người không còn giá trị. Các tác phẩm của ông luôn làm lay động lòng người, đi sâu vào cảm xúc, tâm trạng người đọc. Vợ Nhặt ra đời khi Việt Nam đang bị Nhật và Pháp đàn áp, gây nên tình trạng nạn đói kéo dài. Cùng phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt để thấu hiểu cái đói, nghèo, và hình ảnh người phụ nữ, người mẹ Việt Nam luôn giày đức hy sinh.
Phân tích chi tiết nhân vật bà Cụ Tứ trong Vợ Nhặt
Kim Lân đã miêu tả nhân vật bà cụ Tứ một cách chân thật, rõ nét, gần gũi với cuộc sống con người thời bấy giờ. Tác giả được mệnh danh là cây bút của làng quê Việt Nam, chuyên kể về những câu chuyện ý nghĩa. Trong đó, tác phẩm Vợ Nhặt chạm đến sâu tâm hồn người đọc bởi hoàn cảnh con người thật éo le, họ vẫn vươn lên khỏi số phận. Bà cụ Tứ là một người mẹ gương mẫu, nghèo khổ nhưng có tấm lòng nhân hậu, yêu thương con cái, biết chia sẻ mọi điều.
- Luận điểm 1: Hình ảnh bà cụ Tứ đã lớn tuổi, sống trong cái nghèo xơ xác
Bà cụ tứ xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm qua việc “Ngoài ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào ngõ. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Bà cụ Tứ đã già, cái đói hoành hành làm sức khỏe bà yếu đi, luôn cất tiếng “húng hắng ho”. Bà đi với tư thế “lọng khọng”, thật lam lũ, tội nghiệp, độ tuổi đó vẫn phải lo mưu sinh, miếng cơm manh áo hàng ngày. Theo thói quen người già, bà luôn tự lẩm bẩm trong miệng, tính toán sau một ngày làm việc bên ngoài. Thực tế, bà cũng chỉ là dân ngụ cư, giặc hoành hành khắp nơi và đâu cũng có thể là nhà.
Bà cụ Tứ là một người mẹ, bà xuất hiện trong tác phẩm khi Tràng dắt vợ về nhà, nhằm nêu cao cảm xúc, tâm trạng của người mẹ. Đây là một người đàn bà khắc khổ, chịu thương chịu khó, nhưng cũng là một người mẹ tuyệt vời. Bà không còn trẻ nữa, qua hành động “nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi”, ta thấy người mẹ này đã rất già rồi. Quanh xóm nơi mẹ con bà sống đều nghèo đói, xơ xác, không chỉ con người mà còn cả cảnh vật xung quanh.
- Luận điểm 2: Tâm trạng của bà cụ Tứ khi Tràng có vợ
Thông qua việc Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt, chúng ta càng hiểu hơn về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Khi về nhà, bà cụ Tứ thấy trong nhà có người lạ mặt, gợi lên thắc mắc “Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ”. Bà thầm đoán được tình cảnh này, gia đình có thêm người, “bà lão thấy mắt mình nhoèn ra”. Bà thương thay cho thân phận cô gái kia, cho mình và cả con trai. Trong hoàn cảnh nghèo đói, bà chưa chắc rằng có thể sống qua hết đến mấy ngày, gia đình lại có thêm người. Tuy nhiên, bà không hề có thái độ xấu đến con trai và con dâu, mọi cảm xúc dấu hết vào trong. Chính bà cũng thương cho cô vợ nhặt của con trai mình, chỉ vì cái nghèo họ mới làm như vậy.
Trong lòng bà hiện lên vô số bận lòng,“Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Dù cái đói vẫn đang hoành hành, nhưng tình người vẫn luôn tồn tại, họ không hề chèn ép nhau. Bà là một người mẹ, đã từng là người vợ, thấu hiểu được con dâu của mình hiện tại.
- Luận điểm 3: Bà cụ Tứ là người phụ nữ Việt Nam giàu tình thương cho gia đình
Trong gia đình, bà cụ Tứ là người lớn tuổi, cũng là người hiểu chuyện nhất. Từ khi nhà có thêm con dâu, bà không mở một câu nào than vãn về cái nghèo, cái khó. Mặt khác, bà còn căn dặn hai con “Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?”. Những câu nói của bà thật ý nghĩa, thúc đẩy nghị lực sống, ý chí làm giàu của hai vợ chồng Tràng.
Tràng và người vợ nhặt nhẹ lòng hơn nhiều khi có người mẹ giàu đức hy sinh đến vậy. Trong cuộc sống cơ cực, tăm tối, lại có tình thương con người mạnh mẽ vô cùng. Bà cụ Tứ là người mẹ tâm lý, tuyệt vời, đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Bà luôn lấy tinh thần lạc quan, vui vẻ để động viên vợ chồng trẻ. Sáng sớm bà dậy và lo toan việc nhà, nói với con “Cháo cám đấy. Ngon đáo để. Trong xóm mình khối nhà còn không có mà ăn”. Bà biết trân trọng những gì đang có và thúc đẩy tinh thần mãnh liệt cho con cái.
Kết bài
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt để thấy rõ sự hy sinh cao cả của người mẹ cho con. Đây chỉ là một người mẹ bình thường, nhưng người đọc cảm nhận được tình cảm vô cùng ấm áp. Người nông dân dù nghèo khó, nhưng cách mà họ đối nhân xử thế rất tốt. Cách cư xử của bà cụ Tứ đã làm cho nhiều người phải noi theo, thán phục vô cùng.