Âm nhạc, thơ ca là những loại nghệ thuật luôn có sức mạnh xóa tan mọi khoảng cách không gian, thời gian, sắc tộc, màu da. Chính vì thế, nhà thơ Thanh Thảo ở Việt Nam mới có thể thấu và cảm được tiếng đàn ghi ta của một nghệ sĩ ở tận trời Âu, Tây Ban Nha. Phân tích Đàn ghi ta của Lorca các bạn sẽ biết được lí do vì sao bài thơ này ra đời và câu chuyện thực sự diễn ra trong đó là gì.
Chi tiết phân tích Đàn ghi ta của Lorca
Nhà thơ Thanh Thảo vừa là thi sĩ vừa là chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Ông luôn có những trăn trở suy tư về các vấn đề xã hội. Ông cũng là một trong số ít tác giả dám nổ lực để cách tân thơ Việt và đổi mới trong cách diễn đạt.
Khi phân tích Đàn ghi ta của Lorca, in trong tập Khối vuông ru-bic, độc giả sẽ càng nhận rõ hơn trong cách hành diễn đạt thơ ca của ông. Tác phẩm đã tạo tiếng vang trong lòng công chúng và thành công về nhiều mặt. Bài thơ là câu chuyện bi thương về cái chết Lor-ca, người nhạc sĩ, nhà biên kịch đại tài, một thi sĩ tài hoa của nước Tây Ban Nha. Yêu cái đẹp, cái thiện nên ông đã cất cao tiếng đàn, lời thơ, tiếng hát, để ngợi ca sự tự do bất diệt đồng thời phản đối bản chất xấu xa, bạo tàn của bè lũ phát xít man rợ Phơ-răng-cô.
Chúng căm ghét ông nên Lorca đã bị ám sát khi tuổi mới 38. Khi ông ngã xuống, cả xứ sở bò tót và thế giới đã khóc thương cho một thiên tài. Cảm phục trước tài năng và khí phách của thiên tài Lorca nên nhà thơ Thanh Thảo đã dành tâm huyết để sáng tác nên tác phẩm đầy ấn tượng mang tên Đàn ghi ta của Lorca. Bài thơ còn bộc lộ sự đồng cảm là người nghệ sĩ tự do, cô đơn, dù chết oan nhưng vẫn hiên ngang, bất khuất.
- Luận điểm 1: Nhan đề và lời đề từ
Có thể nói, sở dĩ nhà thơ Thanh Thảo đặt tên cho bài thơ là Đàn ghi ta của Lorca bởi đây là nhạc cụ truyền thống, là niềm tự hào của dân tộc Tây Ban Nha. Nhạc cụ này còn được gọi là Tây Ban Cầm, là hình ảnh đại diện cho thiên tài Lorca và biểu tượng cho những sáng tạo nghệ thuật của ông. Ông thực sự là một nghệ sĩ chân chính khi đã dùng lời thơ và tiếng đàn ca ngợi tự do, hòa bình.
Lời đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” trích trong bài thơ Ghi nhớ của Lorca được nhà thơ Thanh Thảo sử dụng nhằm khặng định sự gắn bó của nhân vật lừng danh Lorca với cây đàn, với nghệ thuật. Việc chôn cây đàn theo người nghệ sĩ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ nhắn nhủ người đời sau hãy vượt qua những thành tựu nghệ thuật của ông và hãy sáng tạo nên những điều mới mẻ, khác biệt.
- Luận điểm 2: 6 dòng thơ đầu nói về người nghệ sĩ tự do đơn độc Lorca
Khi phân tích Đàn ghi ta của Lorca, ngay từ hai câu thơ đầu, độc giả đã có thể nhận ra không gian đất nước Tây Ban Nha với những nét truyền thống đặc trưng như những trận đấu bò tót và tiếng đàn truyền thống
“những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”
Nhà thơ Thanh Thảo đã khéo léo lồng ghép hình ảnh “tiếng đàn” đặt cạnh “bọt nước” nhằm ẩn ý rằng nghệ thuật của Lorca mang vẻ đẹp lung linh như bọt nước nhưng lại có thể vỡ tan thành tram mảnh bất cứ lúc nào. Và phải chăng, điều ấy cũng giống như số phận cuộc đời ngắn ngủi tan nhanh như bong bóng nước của Lorca. Còn “áo choàng đỏ gắt”, nhà thơ đã gợi nhắc tới hình ảnh đấu trường bò tót. Với ý nghĩa về cuộc đấu tranh quyết liệt giữa khát vọng tự do và sự độc tài của bọn phát xít. Trong cuộc tranh đấu ấy, anh hùng Lorca vô cùng đơn độc khi lấy tiếng đàn, tiếng thơ, lấy nghệ thuật làm vũ khí để đấu tranh cho tự do, công bằng và lòng yêu chuộng hòa bình:
“li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn”
Hình ảnh vầng trăng “chếnh choáng” với “yên ngựa mỏi mòn” gợi cho đọc giả khung cảnh một người lữ khách đơn phương độc mã. Tuy vậy, người độc hành ấy vẫn cứ mang trong mình nhiệt huyết và không ngừng tiến về phía trước để đi tìm chân lý đã tin tưởng và theo đuổi. Đặc biệt, khi chuỗi âm thanh “li la li la li la”: vang lên, đã tạo nên cho bức tranh người độc hành ấy một hơi thở sống động. Đó chính là thanh âm của tiếng đàn, và cũng chính là những vòng hoa lila (tử đinh hương) trên thảo nguyên bao la Tây Ban Nha.
- Luận điểm 3: Cái chết đầy oán khuất và bi phẫn của Lorca
Nhà thơ Thanh Thảo sáng tác Đàn ghi ta của Lurca với một cảm xúc dâng trào nên dường như mỗi vần thơ thốt ra đều đong đầy cảm xúc. Đặc biệt, tâm trạng nhà thơ như cuồn cuộn, ray rứt, khi viết về cái chết đầy oan ức và bi phẫn của thiên tài Lorca. Để rồi Thanh Thảo đã phóng tác nên những dòng thơ đau thương tột độ:
“Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du”
Khi phân tích Đàn ghi ta của Lorca đến đây, độc giả dễ dàng nhận ra, Lorca được xem là tượng đài tiêu biểu của xứ bò tót nên nhà thơ Thanh Thảo đã không ngần ngại nói “Tây Ban Nha/ hát nghêu ngao”. Đó là cách ông miêu tả việc nghệ sĩ Lorca đang say sưa, nghêu ngao hát rất tự do vô tư lự trên mảnh đất quê hương thì bỗng tai họa ập đến, áo choàng bê bết đỏ. Động từ “ập đến” diễn tả sự việc xảy ra vô cùng đột ngột, bất ngờ. Bởi thế, cái chết của Lorca trở thành nỗi khiếp đảm kinh hoàng của cả dân tộc Tây Ban Nha.
- Luận điểm 4: Hình ảnh tiếng ghi ta
Ở những dòng thơ tiếp theo, nhà thơ Thanh Thảo đã kể lại quá trình “Lorca bị điệu về bãi bắn” và “chàng đi như người mộng du”. Mặc dù đang cận kề cái chết nhưng chàng không hề sợ hãi mà lại đắm chìm vào những bản nhạc ghi ta màu nâu, màu xanh lá. Để rồi tiếng đàn của chàng tròn bọt nước vỡ tan và ròng ròng máu chảy.
“tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy”
Ở đây, nhà thơ Thanh Thảo đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách nhuần nhuyễn, kết hợp từ ngữ, hình ảnh ví von đặc sắc. Người ta sẽ thường chỉ nghe được tiếng đàn chứ chẳng thể thấy nó hình dạng, màu sắc như thế nào. Nhưng với Lorca, tiếng đàn ấy không chỉ nghe mà còn thấy được cả màu sắc vóc dáng. Trước cái chết hiển hiện trong thực tiễn, ông chối bỏ và tự mình ẩn vào mộng du rồi đuổi theo tiếng đàn để rồi thấy nó có màu nâu, mù của vỏ đàn, của đất quê hương, đó là màu của mái tóc, làn da đôi mắt của người con gái Tây Ban Nha. Câu thơ là ý đồ ẩn dụ về tình yêu thương quê hương, đôi lứa của anh hùng Lorca. Bên cạnh màu nâu, Lorca còn thấy tiếng đàn có màu xanh lá, màu sự khát vọng, của ước mơ, của sự sống mãnh liệt mà nghệ thuật vun đắp, xây dựng.
Đặc biệt, với trái tim nhạy cảm tinh tế của thi sĩ, Thanh Thảo còn diễn tả tiếng ghi ta của Lorca tròn như bọt nước rồi vỡ tan. Dường như, thông qua ý thơ này, tác giả muốn nói cuộc đời ngắn ngủi, nhưng đẹp lung linh của nhà thơ Lorca. Nhất là khi độc giả đọc tới câu thơ “tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy”. Đó là tiếng khóc than ai oán của tác giả trước cái chết đầy bi thương, sầu thảm của người nghệ sĩ chân chính và nghệ thuật đích thực trước chế độ phát xít độc tài. Đồng thời, qua những dong thơ trên, tác giả cũng muốn thể hiện sự thương xót trước một số phận tài năng mà đầy bất trắc hẩm hiu.
- Luận điểm 5: Nghệ thuật vĩnh cửu
Nếu như phần thơ giữa, tác giả Thanh Thảo dành nhiều đất để khắc họa rõ nét tiếng đàn ghi ta của Lorca thì ở phần sau, ông khẳng định sự tồn tại vĩnh hằng của nghệ thuật chân chính, hay đúng hơn là tiếng đàn của Lorca trong lòng công chúng:
“không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc
chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt
li-la li-la li-la…”
Khi phân tích Đàn ghi ta của Lorca đến đoạn này, người đọc có thể thấy dù ông có dặn dò nhưng cũng không ai chôn cất tiếng đàn ông. Mà tiếng đàn ấy cứ thế phát triển, sinh sôi nảy nở trong tâm hồn mỗi người dân Tây Ban Nha một cách tự nhiên như cỏ hoang mọc. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, không ai có thể vượt qua nghệ thuật mà Lorca đã dày công xây dựng. “giọt nước mắt” ở đây chính là sự thương tiếc, còn “vầng trăng” ở đây, tác giả hàm ý rằng dù có thể phải sống nơi tăm tối nhưng tâm hồn của người nghệ sĩ vẫn như ánh trăng soi tỏ cho mọi thế hệ nối tiếp. Khi Lorca ra đi có nghĩa là “đường chỉ tay đã đứt”. Chàng đã dùng phương tiện nghệ thuật là chiếc ghi ta để giã từ cuộc đời hữu hạn và đến thế giới vô hạn. Sở dĩ, tác giả viết khi chết, chàng Lorca đã “ném lá bùa”, “ném trái tim” vào xoáy nước bởi nhà thơ biết, đó cũng chính là sự giải thoát của Lorca sau khi chết. Bởi chỉ có những người nghệ sĩ chân chính mới hiểu được rằng “cái chết” của mình cũng là cách để nghệ thuật được tái sinh mãnh liệt và giúp thế hệ sau tiếp tục cách tân.
Kết bài
Phân tích Đàn ghi tác của Lorca, độc giả có thể thấy được phong cách thơ phóng khoáng của tác giả Thanh Thảo. Ông đã sử dụng thể thơ tự do kết hợp với yếu tố âm nhạc để vẽ nên bức tranh thơ ca đầy phóng túng và độc đáo. Qua đây ta cũng có thể khẳng định, dù là quốc gia nào đi nữa, thơ ca âm nhạc luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và trở thành vũ khí lợi hại trong đấu tranh để đòi lại quyền tự do, dân chủ của đất nước.