Không chỉ tình bà cháu mà tình cha con cũng được xem là đề tài thú vị được nhiều nhà văn lựa chọn đưa vào tác phẩm. Chiếc lược ngà chính là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài này. Đọc, chúng ta sẽ thấu hiểu rõ ràng hơn tình cảm của cha và con gái sâu nặng đến nhường nào.
Sơ lược về Nguyễn Quang Sáng và Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng là nhà văn tiêu biểu của Việt Nam phân tích nhân vật bé Thu với nhiều tác phẩm văn chương và cả kịch bản phim khá nổi tiếng. Ông đã để lại cho nền văn học rất nhiều tài sản vô giá.
Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966 với nội dung ca ngợi về tình cảm gia đình, cụ thể là tình cha con. Tác phẩm này để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc thế hệ trước và cả bây giờ.
Phân tích nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà
Bé Thu là nhân vật chính trong truyện Chiếc lược ngà. Đây cũng là yếu tố chính góp phần tạo ra mạch cảm xúc chính cho câu chuyện.
- Luận điểm 1: Bé Thu được miêu tả với sự bướng bỉnh và ương ngạnh
Bé Thu chưa tròn 1 tuổi thì Ba đã lên đường ra chiến trận. Đến khi ba trở về, bé đã lên 8. Hình ảnh cô bé được xây dựng vô cùng nổi bật với nét tính cách bướng bỉnh. Tâm trí của bé Thu chỉ có hình ảnh của ba qua tấm hình cưới chụp với má. Đó là những điều duy nhất mà bé lưu giữ khi ba đi ra trận. Thế nhưng, khi trở về, ông Sau gọi “Thu! Ba đây con” thì cô bé lại không chịu nhận. Sau bao ngày xa cách, ông thèm gặp con đến nhường nào nhưng đổi lại là sự xa lánh. Nguyên nhân bởi vì vết thẹo dài trên má do chiến tranh gây ra. Bởi vì chiến tranh là cha con lìa xa. Bởi vì chiến tranh mà con ông không nhận ra ông. Chiến tranh không chỉ khiến cho cha con chia xa mà còn khiến cho gia đình mất đi người thân. Đó chính là hiện thực lúc bấy giờ.
Sự bướng bỉnh của cô bé còn được thể hiện qua cả lời nói và cử chỉ. KHi mời ba vô ăn cơm chỉ nói vỏn vẹn vài từ cộc lốc “vô ăn cơm. Khi vô gạo, chắt nước mặc dù không làm được nhưng lại kiên quyết không cho ông Sáu làm. Sự hờ hững, lạnh lùng của con khiến cho ông cảm thấy đau nhói. Cao trào trong tính cách của cô bé được diễn tả rõ hơn qua bữa cơm. Khi ông Sáu gắp thức ăn, cô bé đã hất đổ cả chén cơm. Thế là, bé Thu bị đánh đòn rõ đau. Đọc đến đây, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ cô bé ấy sẽ giãy nảy lên. Thế nhưng, mọi thứ lại trở nên êm đềm hơn “Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm”. Với bé đó không phải là ba nên đã khước từ mọi tình cảm và sự yêu thương. Chính những cá tính ương ngạnh này khiến cho bé Thu trở thành cô giáo kiên cường về sau.
- Luận điểm 2: Tình yêu thương ba mãnh liệt
Việc miêu tả tính cách nhân vật chính là yếu tố làm tiền đề cho tâm lú về sau. Sau khi được bà kể về vết thẹo do chiến tranh trên mặt ba, cô bé đã vỡ òa. Gương mặt của bé Thu buồn hẳn đi. Lúc này, ông Sáu lại phải lên đường ra chiến trận. Vì sợ con bé giãy nảy lên nên ông chỉ còn biết dồn nén đau đớn thốt ra câu “Ba đi nghe con”. Câu nói ngắn gọn nhưng chất chứa biết bao yêu thương và sự dằn vặt.
Sau câu nói đó, nó khóc thét lên gọi “ba”. Tiếng “Ba” chất chứa bao nhiêu uất nghẹn tuôn ra nghe đau nhói. Tiếng kêu ấy như “tiếng xé, xé tan không khí tĩnh lặng, xé ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”. Rất lâu rồi, bé Thu vẫn luôn muốn được gặp ba. Thế nhưng, lúc nhận ra ba thì lại sắp phải chia xa. Tình yêu cha con thắm thiết đã bị chiến tranh chia lìa. Tất cả sự bướng bỉnh, ương ngạnh trước đó giờ chẳng còn nữa. Bé chỉ biết “vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”.
Cuộc chia ly được tác giả miêu tả chân thực khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng xót xa và đau lòng. Giờ đây, bé chẳng muốn ba rời đi, chỉ muốn ba ở lại mãi bên cạnh bé và gia đình. Thế nhưng, đây chỉ là mong ước bởi vì ngoài kia còn bao nhiêu con người cần đến ba của bé. Ông Sáu phải tạm gác lại trách nhiệm với con nhỏ để tham gia kháng chiến chống lại quân thù, bảo vệ đất nước.
Lời kết
Phân tích nhân vật bé Thu, chắc hẳn bất kỳ ai cũng cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng. Đồng thời, qua đó, tác giả muốn lên án chiến tranh đã khiến cho những gia đình phải chia ly và xa nhau mãi mãi. Đồng thời, nhân vật bé Thu hiện lên như hình mẫu tiêu biểu của cô gái cách mạng kiên cường, mạnh mẽ ở thời kỳ bấy giờ. Cô gái ấy không chỉ yêu ba mà còn có lý tưởng cách mạng riêng luôn sẵn sàng tham gia kháng chiến để bảo vệ đất nước và sống có trách nhiệm như chính ba của mình.