Tấm Cám là câu chuyện cổ tích Việt Nam, kể về hoàn cảnh của 2 chị em sống chung 1 nhà. Trong tác phẩm có một số chi tiết thần kỳ, thể hiện ý nghĩa ở hiền sẽ gặp lành. Bài văn thể hiện nỗi lòng, tiếng nói người người dân trong xã hội xưa cũ. Cho dù họ sinh ra và sống trong cảnh cơ cực, nhưng họ vẫn mạnh mẽ, dám ước mơ. Cùng phân tích Tấm Cám để thấu hiểu nỗi lòng, hoàn cảnh của cô Tấm như thế nào nhé!

Văn mẫu Phân tích chi tiết tác phẩm Tấm Cám

Tấm là nhân vật chủ chốt trong truyện Tấm Cám, một cô gái hiền lành lương thiện. Cô và Cám cùng cha nhưng khác mẹ. Vì vậy, tính cách Tấm, Cám cũng trái ngược nhau, cô chị nết na, tốt tính, cô em đỏng đảnh, đanh đá. Tác phẩm mang lại niềm tin, tự hào, động lực cho người dân nghèo. Mặc dù “mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả“. Tấm thật bất hạnh trước số phận, không ai bảo vệ được cô.

Tấm là cô gái tốt bụng, hiền lành
Tấm là cô gái tốt bụng, hiền lành
  • Luận điểm 1: Diễn biến về sự ghen ghét, xung đột giữa Tấm và ghì ghẻ.

Phân tích Tấm Cám để thấu hiểu hoàn cảnh éo le, cô đơn của Tấm trong cuộc sống. Tác giả đã dẫn dắt người đọc từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Số phận của Tấm thật bất hạnh, cảnh mẹ ghẻ con chồng luôn là hình ảnh quen thuộc tại Việt Nam. Chung sống với mẹ con Cám, Tấm phải làm lụng ngày đêm, bị chèn ép. Trong khi đó, Cám cũng sống chung nhà, nhưng được thảnh thơi, mẹ chiều chuộng. Cô còn đanh đá, lừa Tấm hục xuống ao sâu để mình trộm giỏ cá chạy về. “Tấm bước lên chỉ còn giả không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu“.

Có được giỏ cá, Cám chạy về nhà nhận phần thưởng từ mẹ, một cái yếm thật xinh. Tấm luôn ao ước có được tình yêu thương của mẹ, kể cả bà chỉ là dì ghẻ. Trong rổ cá của Tấm còn duy nhất 1 con bống, nàng mang về nhà nuôi. Tuy nhiên, mẹ con Cám vẫn bày mưu tính kế, giết cá bống làm thịt. Cuộc đời tấm luôn bị ganh ghét, soi mói, hãm hại liên tục. Cá bống là bạn duy nhất của Tấm sau một ngày làm việc mệt nhọc, nàng còn để dành phần cơm của mình cho bống. Cá bống bị giết, Tấm mất đi người tâm sự, chia sẻ, ủi an trong tương lai.

Cám và mẹ đại diện cho cái xấu, cái ác
Cám và mẹ đại diện cho cái xấu, cái ác
  • Luận điểm 2: Con đường đến tình yêu, hạnh phúc của Tấm đầy sóng gió

Tấm đại diện cho hình ảnh người dân nghèo hèn, thấp cổ bé họng, luôn chịu những khó khăn, thiệt thòi trong cuộc sống. Phản ánh chế độ phong kiến, phân chia giai cấp giàu nghèo rõ rệt. Sau mỗi lần thiệt thòi, Tấm chỉ biết khóc, để làm trôi đi những tủi nhục trong lòng. 

Trong cuộc đời tăm tối của Tấm, tác giả luôn tạo hy vọng cho cô với hình ảnh Bụt. Bà Bụt an ủi Tấm khi nàng bị mất giỏ cá, hãy mang bóng về nhà nuôi. Khi bóng bị thịt, Bụt lại hiện ra khuyên Tấm nên chôn cất xương bóng. Bụt lại gieo thêm hy vọng cho Tấm khi đưa 1 bầy chim đến nhặt đậu giúp để cô đi dự hội. Trong lúc đi trẩy hội, Tấm vô tình làm rơi chiếc giày, đây là định mệnh kết duyên nàng với hoàng tử. Tương tư Tấm chỉ sau 1 lần gặp, hoàng tử tìm Tấm ở khắp nơi, may mắn nhặt được chiếc giày của nàng.

Phân tíchTấm Cám chúng ta thấy cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Hoàng tử ra lệnh tìm kiếm, bất kỳ ai mặc vừa chiếc giày sẽ cưới nàng làm vợ. Cả kinh đô đua nhau đi thử, kể cả mẹ con Cám, tuy nhiên không ai vừa. Thế nhưng, “khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa như in. Nàng nở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức Vua sai đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung“. Tấm là minh chứng cho người ở hiền, gặp lành, cái thiện thắng cái ác.

Tấm bị chèn ép, hành hạ khi sống với mẹ ghẻ
Tấm bị chèn ép, hành hạ khi sống với mẹ ghẻ
  • Luận điểm 3: Mâu thuẫn được giải quyết dứt điểm, cái thiện đã thắng cái ác

Tấm thật mạnh mẽ, dám đấu tranh giành lấy hạnh phúc đáng thuộc về mình. Qua đó, hình ảnh người nhân dân dám hy vọng, ước mơ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Mặc dù cuộc đời Tấm không mấy êm ả. Vào ngày giỗ cha, Tấm trở về nhà thì bị mẹ ghẻ hại chết. Không khuất phục, nàng hóa thành chim vàng anh, cây xoan, cây thị, … Cuối cùng, nàng cũng sống lại, đẹp, trẻ hơn xưa và trở về hoàng cung. Nàng vẫn đấu tranh không ngừng, giành giật lại sự sống, mặc dù đầy hiểm nguy. Tấm bị mẹ con cấm giết mất cả tính mạng, cướp lấy hạnh phúc của nàng.

Tấm trừng trị mẹ con Cám, sau những tội ác mà họ gây ra thật thích đáng. Cám chết, tấm lấy xác làm mắm và gửi cho mẹ ghẻ ăn, khi phát hiện mình ăn thịt con bà cũng lăn đùng ra chết. Cái kết câu chuyện thật có hậu, thêm động lực cho cái tốt, cái thiện.

Kết bài

Phân tích Tấm Cám để thấy được sự kiên cường của nàng Tấm và số phận bi thương. Tác phẩm mang giá trị sâu sắc về nội dung lẫn nghệ thuật. Thông qua văn học dân gian, bạn đọc cảm nhận được cuộc sống và tâm hồn con dân Việt Nam. Trải qua bao đau thương, mất mát, cuối cùng Tấm cũng được sống yên ổn, hạnh phúc.