Soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự trang 117, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1
I – TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1(Soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự): Đọc lại đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tr. 93 – 94 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tìm những câu thơ tả cảnh và những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.
b) Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thế hiện nội tâm nhân vật?
c) Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự?
Trả lời:
a)
+ Những câu thơ tả cảnh trong “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là: “Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng còn nọ bụi hồng dặm kia”.
+ Những câu thơ miêu tả tâm trạng của Thúy Kiều: “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya/ Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
b) Bên cạnh đó, trong bài còn có các câu thơ “tả cảnh ngụ tình”: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, “Buồn trông cửa bể chiều hôm”, “Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Những câu thơ tả cảnh ở trên có mối quan hệ mật thiết với nội tâm của nhân vật Kiều. Bởi tả cảnh cũng chính là tả tình, diễn tả sự cô đơn, buồn bã của nàng Kiều.
c) Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự có tác dụng khắc họa sâu sắc tâm lý nhân vật, làm cho nhân vật trong văn bản tự sự sinh động, gần gũi hơn với người đọc.
II – LUYỆN TẬP
Câu 1 (Soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự): Thuật lại đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” trang 97-98 bằng văn xuôi, chú ý miêu tả nội tâm của nàng Kiều.
Trả lời:
Khi Kiều muốn bán mình chuộc cha, mụ mối gần nhà đã giới thiệu một vị khách đến xem mặt. Đó chính là Mã Giám Sinh ngoài 40 tuổi, quê ở huyện Lâm Thanh.
Vẻ bề ngoài chải chuốt, bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi ra vẻ thư sinh song bản chất rất lố bịch, vô học, sỗ sàng. Sau một hồi nói chuyện, Mã Giám Ssinh càng lúc càng bộc lộ bản chất con buôn khi liên tục giục Kiều đàn hát.
Còn nàng Kiều xuất thân là con nhà gia giáo, lâm phải cảnh ngộ như thế này thì vô cùng đau đớn xót xa cho thân phận của mình. Khi Mã Giám Sinh ra giá mặc cả Thúy Kiều “cò kè bớt một thêm hai” như một món hàng Kiều càng xấu hổ, tủi nhục hơn.
Câu 2 (Soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự): Hãy đóng vai nàng Kiều viết đoạn văn kể lại việc báo ân báo oán, trong đó bộc lộ trực tiếp tâm trạng của Kiều lúc gặp lại Hoạn Thư.
Trả lời:
Được Từ Hải giúp đỡ, người đầu tiên tôi nghĩ đến để báo ân chính là Thúc Sinh. Chàng chính là người có tấm lòng nghĩa hiệp đã ra tay giúp đỡ khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, dù không nên vợ nên chồng nhưng tôi vẫn nhớ ơn và phải trả lại món nợ ân tình này. Còn riêng Hoạn Thư – vợ cả của Thúc Sinh, tôi sẽ xử lý cho ra ngô ra khoai.
Khi gặp Hoạn Thư, tôi đã cố gắng hết sức lấy giọng nhẹ nhàng, tử tế để nói chuyện “Kìa tiểu thư họ Hoạn, sao lại ra nông nỗi này thế. Tiểu thư vốn là người sâu sắc nhưng gieo gió ắt phải gặt bão thôi”.
Tôi mới nói thế mà Hoạn Thư đã sợ xanh mắt, tuy nhiên với bản tính giao xảo tôi thừa hiểu đó chỉ là chiêu trò của mụ Hoạn.
Chưa dứt lời, Hoạn Thư đã lấy lại bình tĩnh, đưa ra các lí lẽ lập luận hòng thuyết phục tôi tha tội. Ban đầu, tôi có ý định phạt mụ Hoạn thật nặng, nhưng Hoạn Thư đẩy tôi vào tình cảnh khó xử thế này, tôi biết phải làm sao?
Nếu phạt mụ ta hóa ra tôi cũng nhỏ nhen, ích kỉ. Tôi nhớ về lời dạy của cổ nhân: “Lấy oán trả oán thì đời đời thù oán, lấy ân trả oán thì cởi bỏ oán thù”, vậy là tôi quyết định tha bổng cho Hoạn Thư.
Câu 3(Soạn Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự): Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
Trả lời:
Ở lớp mình không ưa nhất là nhỏ Khánh – người gì vừa đanh đá, to mồm lại còn ngoa ngoắt. Nhất là hôm trước, mình với nhỏ ấy có xích mích nhỏ với nhau, thế là mình nghĩ sẽ bỏ một con gián vào cặp sách của nhỏ Khánh, cho bõ tức. Giờ thể dục, mình lén bỏ một con gián vào cặp sách của nhỏ. Hết tiết thể dục, đến giờ Anh Văn, Khánh mở cặp xách ra con gián nhảy lên, Khánh hét toáng lên rồi ngất xỉu. Mình không ngờ nhỏ Khánh bên ngoài bạo mồm bạo miệng thế mà có con gián bé nhỏ cũng sợ. Mình đang không biết nên làm như thế nào? Có nên nhận lỗi với nhỏ Khánh không, hay cứ cho mọi chuyện cứ thế qua đi…..