Câu 1: Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt.

a)

Bàn tay mang phép nhiệm mầu

Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi

(Bình Nguyên)

b)

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

(Đinh Nam Khương)

Trả lời:

Các từ láy trong 2 đoạn thơ:

1.1. Từ láy trong câu (a): Chắt chiu, dãi dầu

– Chắt chiu (trong từ điển tiếng Việt) có nghĩa là dành dụm từng ít một, vì coi là quý giá

– Dãi dầu: có nghĩa là sự chịu đựng đã lâu, trước sương gió, nắng mưa cùng những nỗi gian truân, vất vả.

    >Tác dụng của từ láy: Trong đoạn thơ (a), các từ láy được sử dụng để nhấn mạnh sự cực khổ, lam lũ của người mẹ để chăm lo cho con, để mang đến cho con một cuộc sống mầu nhiệm tốt đẹp.

1.2. Từ láy trong câu (b): Nghẹn ngào, rưng rưng

Nghẹn ngào chỉ sự xúc động, cảm động quá không nói được thành lời

– Rưng rưng: có nghĩa chỉ nước mắt đã ứa đọng, sắp khóc, nhưng nước mắt chưa chảy xuống thành giọt

  >Tác dụng của từ láy: Từ láy trong đoạn thơ (b) thể hiện được niềm xúc động, sự cảm kích từ sâu đáy lòng của người viết trước tình yêu thương của mẹ, từ những chuyện nhỏ, những việc giản đơn thường ngày.

thuc-hanh-tieng-viet-41-42

Câu 2 thực hành tiếng Việt trang 41 – 41: Tìm ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây. Nêu tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng

À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon

À ơi này cái trăng tròn

À ơi này cái trăng còn nằm nôi…

À ơi này cái Mặt Trời bé con…

(Bình Nguyên)

Trả lời:

2.1. Các ẩn dụ trong đoạn thơ:

– Cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi, Mặt Trời bé con.

Các ẩn dụ này đều dùng để gọi đứa con bé bỏng quý giá của người bẹ.

2.2. Thực hành tiếng Việt trang 41 – 41: Tác dụng của các ẩn dụ đó đối với việc miêu tả sự vật và biểu cảm.

Em bé được ẩn dụ bởi hình ảnh “cái trăng”, “Mặt Trời” thể hiện sự quan trọng, sự quý giá vô biên của đứa con nhỏ đối với người mẹ. Cái trăng, mặt trời đều là con, là ánh sáng của đời mẹ những ngày, đêm của cuộc đời. Và hơn thế, cũng như trăng, như trời, con là điều duy nhất, lớn lao vĩ đại nhất của đời mẹ. Qua những hình ảnh ẩn dụ này, tác giả bày tỏ tình yêu thương vô bờ bến và tràn đầy sự cưng nựng, nuông chiều của người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình.

Câu 3: Trong cụm từ và các tục ngữ (in đậm) dưới đây, biện pháp ẩn dụ được xây dựng trên cơ sở so sánh ngầm giữa những sự vật, sự việc nào?

a)

Ru cho cái khuyết tròn đầy

Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

(Bình Nguyên)

b)

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

(Tục ngữ)

c)

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

(Tục ngữ)

Trả lời:

3.1. Ẩn dụ trong câu (a): Cái khuyết tròn đầy

Với cụm từ này, ta có thể cắt nghĩa như sau:

– Cái khuyết có nghĩa chỉ sự không đầy đủ. Ẩn dụ là sự so sánh ngầm, chỉ đứa bé còn nhỏ, chưa phát triển cứng cáp.

– Còn “cái khuyết tròn đầy” ẩn dụ cho hình ảnh em bé bụ bẫm, đáng yêu.

Việc sử dụng phép ẩn dụ trên đã thể hiện được tình yêu lớn lao của người mẹ dành cho con, và người mẹ cũng thể hiện niềm mong mỏi, niềm hi vọng con mình sẽ lớn lên khỏe mạnh, đáng yêu.

3.2. Ẩn dụ trong câu (b): Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Ta cần cắt nghĩa các từ trong câu tục ngữ trên:

– “Ăn quả” là hành động tận hưởng quả ngọt sau khi gieo trồng, chăm sóc. Nó ẩn dụ cho việc hưởng thụ thành quả đã có sẵn.

– “Kẻ trồng cây” ở đây chỉ những người trồng cây, chăm sóc cây tươi tốt, phát triển. Vì vậy hình ảnh này ẩn dụ cho những người đã lao động chăm chỉ, cần mẫn và bỏ nhiều công sức, mồi hôi nước mắt để tạo ra “quả” hay những thành quả nói trên ở ý trên.

Ý nghĩa: Ý nghĩa của câu tục ngữ với các hình ảnh ẩn dụ, là muốn nhắn nhủ mọi người rằng, khi được hưởng thụ thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra đó. Như khi ta được ăn quả ngon, ngọt phải nghĩ đến, phải biết ơn người trồng cây, người chăm bón cho cây ra hoa, kết quả.

3.3. Ẩn dụ trong câu (c) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Cũng như các câu trên, các em cần cắt nghĩa các hình ảnh sau đó mới liên kết và kết luận ý nghĩa của câu.

– Mực: là sự vật, phương tiện hỗ trợ việc viết. Mà ở đây là mực tàu, thường được người xưa dùng để viết bằng bút lông. Việc viết bằng bút lông đòi hỏi sự khéo léo, bởi nếu để mực bị dây ra người hay ra giấy thì đều trở nên xấu xí.

– Đen: ở đây ý muốn chỉ những điều tiêu cực, điều xấu, những điều không có ảnh hưởng tốt đẹp.

– Và ngược lại, đèn thì là phương tiện thắp sáng, người ngồi bên cạnh đèn cũng vì thế được soi sáng. Ở đây chữ “sáng” chỉ những cái tích cực, cái tốt đẹp.

Ý nghĩa: Câu tục ngữ mang ý nghĩa rằng, nếu con người sống trong môi trường toàn những cái tiêu cực, toàn cái xấu thì sẽ bị tác động theo chiều hướng tiêu cực. Ngược lại, nếu chúng ta được sống trong môi trường lành mạnh, bên cạnh những con người có phẩm chất, đạo đức tốt đẹp thì đó là cơ hội để mỗi người hoàn thiện bản thân, phát triển hơn mỗi ngày. Câu tục ngữ trên nói lên tầm ảnh hưởng quan trọng của môi trường sống xung quanh đối với sự phát triển của mỗi người, về cả tính cách và trí tuệ. Đồng thời câu tục ngữ cũng là lời khuyên, chúng ta nên tránh xa những điều xấu, những điều tiêu cực và hãy cùng xây dựng một môi trường sống lành mạnh với những điều hay điều tốt.

Câu 4 thực hành tiếng Việt trang 41 – 41: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 dòng) về chủ đề tình cảm gia đình, trong đó sử dụng ít nhất một ẩn dụ.

Trả lời:

Hôm nay là tròn 3 năm kể từ ngày bà nội mất. Qua thời gian, tôi đã dần quen với việc không có bà bên cạnh, không có bà quạt mát cho ngủ những trưa hè, không có bà nhóm bếp cho sưởi ấm những sớm mùa đông. Nhưng tôi vẫn thường nhớ đến bà, nhớ đến những năm tháng tuổi thơ êm đềm bên bà. Nhưng kỷ niệm ấu thơ hạnh phúc sẽ là ánh sáng ấm áp, là ngọn gió mát lành che chở tôi trong hành trình dài phía trước, vỗ về tôi trước những vấp ngã của cuộc đời.