Dưới đây là bài soạn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt chi tiết nhất em có thể tham khảo.

I. Từ vựng

1. Lý thuyết

– Các em phải nắm bắt được:

+ Thế nào là trường từ vựng

+ Từ tượng hình, từ tượng thanh là gì

+ Học thuộc các cấp độ khái quát nghĩa của từ

+ Sử dụng thành thạo các biện pháp nghệ thuật

+ Nắm được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Trả lời:

+ Trường từ vựng là tập hợp các từ có mối quan hệ với nhau theo một tiêu chí nhất định.

Ví dụ: Trường từ vựng chỉ màu sắc: xanh, đỏ, vàng, cam, tím,…

+ Từ tượng hình là các từ dùng để mô phỏng hành động, hình dáng, trạng thái của đồ vật hoặc con người.

Ví dụ: thướt tha, gợn sóng,…

+ Từ tượng thanh là các từ dùng để mô phỏng âm thanh của tự nhiên hoặc con người.

Ví dụ: khúc khích, ha ha, ừng ực,…

+ Các cấp độ khái quát của từ là sự khái quát nghĩa của từ theo những cấp độ rộng, hẹp khác nhau.

Ví dụ: Các phương tiện di chuyển thì gồm: xe đạp, ô tô, máy bay, thuyền,…

+ Các biện pháp nghệ thuật nổi bật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,…

+ Từ ngữ địa phương là những từ ngữ mà chỉ có địa phương nhất định sử dụng.

Ví dụ: Từ ngữ địa phương của miền Trung là: mô, tê, răng, rứa,…

+ Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội nhất định.

Ví dụ: Biệt ngữ xã hội mà giới trẻ hiện nay hay dùng là: trẻ trâu, chém gió, lệch tủ, ảo ma,…

2. Thực hành Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Câu a: Dựa vào kiến thức văn học dân gian và cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống theo sơ đồ.

Trả lời:


Câu b: Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

Trả lời:

– Câu ca dao Việt Nam có biện pháp tu từ nói quá: 

Con rận bằng con ba ba
Đêm đêm nó ngáy cả nhà thất kinh

– Câu ca dao Việt Nam có dùng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

“Chồng người đi ngược về xuôi.

Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”

Câu c : Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

Trả lời:

– Câu có dùng từ tượng hình là: Dáng người cô ấy mềm mại, thướt tha như một tấm lụa đào.

– Câu có dùng từ tượng thanh là: Mưa rơi tí tách tí tách như nốt nhạc dương cầm vang lên giữa đêm khuya.

II. Ngữ pháp Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

1. Lý thuyết

– Nắm chắc được trợ từ, thán từ.

– Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt gồm câu ghép và tình thái từ.

Trả lời:

– Trợ từ là những từ dùng để nhấn mạnh, biểu thị một sự vật, sự việc được nhắc đến.

Ví dụ: Em chỉ mẹ thôi.

– Thán từ là những từ bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong giao tiếp, nó có thể dùng để gọi – đáp.

+ Thán từ gồm hai loại: thán từ gọi đáp, thán từ bộc lộ cảm xúc.

+ Thán từ thường xuất hiện ở đầu câu.

Ví dụ: Trời ơi! Tôi bị mất xe rồi. => Thán từ bộc lộc cảm xúc.

Vâng ạ! Em hiểu vấn đề rồi. => Thán từ gọi đáp.

2. Thực hành

Câu a :  Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

Trả lời:

– Câu có dùng trợ từ và tình thái từ là: Nó đã ăn tận ba bát cơm cơ à?

– Câu có dùng trợ từ và thán từ là: Ôi trời, chính Nam là người đã cứu tôi khỏi vụ tai nạn!

Câu b:

Đọc đoạn trích sau: Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không ?

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Trả lời:

– Câu ghép trong đoạn trích trên là: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

Hoàn toàn có thể tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nhưng khi tách ra như vậy sẽ làm ý diễn đạt bị thay đổi:

+ Không tạo ra được mắt xích liên tiếp của các sự kiện lịch sử.

+ Làm câu văn mất đi giọng điệu dồn dập, hào hùng.

Câu c SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 158:

Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau:

Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Trả lời:

– Câu ghép trong đoạn trích trên là:

+ Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

– Cách nối các vế trong hai câu ghép trên là:

+ Câu 1: nối bằng từ cũng như.

+ Câu 2: nối bằng từ bởi vì