Truyện ngắn Chí Phèo là một tác phẩm đặc sắc, nội dung được diễn nên kịch và phim, thu hút lượng khán giả đón nhận rất cao. Nam cao là một người sinh ra và lớn lên dưới chế độ phong kiến thời xưa. Số phận nhân vật Chí Phèo cũng lắm đau thương, bi đát vô cùng. Cùng phân tích truyện ngắn Chí Phèo để thấy được hoàn cảnh, hành động, việc làm của chí phèo khi bị đẩy vào đường cùng.
Phân tích chi tiết truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao
Nam Cao là một nhà văn nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, đặc sắc nhất phải kể đến tác phẩm Chí Phèo. Tất cả tác phẩm của ông đều có tính hiện thực, phản ánh xã hội phong kiến tàn ác xưa. Ông có một cái nhìn mới, đi trước thời đại, tương tưởng vô cùng khác. Truyện ngắn Chí Phèo kể về thời gian ngắn ngủi, cuối đời của nhân vật Chí phèo trước sự đàn áp, bóc lột của bá kiến. Tác phẩm mang ý nghĩa đặc biệt, có giá trị cao.
- Luận điểm 1: Nhân vật Chí Phèo và hoàn cảnh chung của làng Vũ Đại
Mở đầu tác phẩm là âm thanh, hành động của Chí Phèo, “hắn vừa đi vừa chửi”. Chí Phèo luôn vùi mình trong cơn say, mỗi lần nhậu xong hắn chửi, không rõ hắn chửi ai. Có thể là hắn chửi chính số phận hắn, và chửi cuộc đời. Tuy nhiên, không ai thèm trả lời anh, chỉ có mấy con chó bao vây sủa. Đọc thoáng qua, chúng ta thấy Phèo thật xa đọa, tàn tạ, bê tha, không có trách nhiệm với chính bản thân. Khung cảnh thêm sống động bởi âm thanh chửi của Phèo cùng với tiếng chó.
Phân tích truyện ngắn Chí Phèo để thấy hoàn cảnh đặc biệt của anh, nghèo khó, không nơi nương tựa. Phèo chửi không chừa một ai “Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”. Chí Phèo muốn gây sự với tất cả mọi người, anh không chừa một ai, nhưng lại không ai quan tâm. Không tự nhiên mà Phèo thích chửi, chẳng cần lý do. Đối với mọi người, chỉ chửi khi cảm xúc lên cao, bực tức, hay bị phật lòng gì đó. Cũng đúng, chính Phèo từ nhỏ cho đến lớn, anh luôn bị bất hạnh, ngược đãi.
Chí Phèo là đứa trẻ vừa sinh ra đã bị bỏ rơi, được người này nuôi đến người khác. Cho đến khi 20 tuổi, anh mới được nhận về làm canh điền ở nhà Lý Kiến. Tuy nhiên, vì anh cao to, khỏe mạnh, vợ của Bá Kiến là Bà Ba lại lăng nhăng, mèo mỡ. Bá Kiến biết chuyện ghen tuông vô cớ, dùng chức quyền hại Chí Phèo vào tù nhiều năm. Vốn Chí Phèo là người thật thà, lương thiện, giúp đỡ mọi người, cũng vì cái nghèo nên mới đi làm thuê. Chính vì bị hại tàn đời, Phèo mới thay tâm đổi dạ, lưu manh hóa.
Khi Chí Phèo ra tù “trông đặc như thằng sắng cá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! … Trông gớm chết”. Phèo bây giờ như một con quỷ của làng Vũ Đại, bị mọi người xa lánh, ghê rợn. Hắn đi thẳng đến nhà Bá Kiến, gặp người đã hại tàn đời mình. Hắn uống say, nằm lăn lóc, rạch mặt ăn vạ tại nhà Bá Kiến. Dưới sự thông minh của Bá Kiến, ông nhanh chóng thu phục được Phèo, và dùng hắn làm tay sai chuyên đòi nợ. Từ đó, Phèo trở thành người đâm thuê, chém mướn, đại diện cho cái ác thời bấy giờ.
- Luận điểm 2: Hình tượng nhân vật Bá Kiến, xảo quyệt, thủ đoạn
Phân tích truyện ngắn Chí Phèo để thấy rõ nhân vật Bá Kiến thông minh nhưng ác ôn. Bá Kiến sinh ra trong gia đình quan chức, liên tục 4 đời làm lý trưởng. Ông rất thông minh, nhưng cũng lắm thủ đoạn. Đây là nhân vật gợi nét riêng phong phong cách nghệ thuật mới của tác giả. Bá Kiến là nhân vật nham hiểm, ranh ma, lương tâm độc ác. Khi nói đến Bá Kiến, tác giả không nêu rõ việc làm độc ác của hắn, mà kể về bản chất con người. Nhân vật này chuyên chèn ép, hại người đến đường cùng.
Bá Kiến có thói quen thích quát người khác, mặc dù đúng hay sai. Mục đích của ông là “bao giờ cũng quát để thử dây thần kinh của người ta”. Riêng Bá Kiến, Nam Cao cho nhân vật độc thoại nội tâm, lộ rõ ra những ý định ghê gớm. “trị không lợi thì cụ dùng. Cụ nghĩ bụng cũng phải có những thằng đầu bò chứ? Không có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị những thằng đầu bò”. Ông là một tên cường hào khôn ranh, tính toán đủ đường. Ông hại Chí Phèo vào tù ra tội, còn biết cách “dịu giọng” để dụ giỗ Chí Phèo làm tội ác. Mặt khác, Bá Kiến chuyên làm những việc lừa người, ném đá giấu tay.
- Luận điểm 3: Cuộc gặp gỡ định mệnh của Chí Phèo và Thị Nở
May mắn thay, cuộc đời, số phận của Chí Phèo thay đổi khi Thị Nở xuất hiện. Trong một hoàn cảnh đặc biệt “Hắn nhìn giữa hai lọ nước và tựa lưng vào gốc chuối, một người đàn bà ngồi tênh hênh. Chính là người đàn bà, hắn biết vậy là nhờ mái tóc dài buông xõa xuống vai trần và ngực”. Cuộc đời Phèo chưa bao giờ có hình bóng người phụ nữ bên cạnh. Thị Nở là nhân vật được tác giả miêu tả thật xấu xí, lại nghèo nàn. Cô ta xấu đến nỗi ma chê quỷ hờn. Trong đêm định mệnh, tại gốc chuối, họ đã ăn nằm với nhau.
Bỗng dưng, trong suy nghĩ Chí Phèo gợi lên hình ảnh mong muốn thứ tình cảm bình thường như bao người. Sau đêm đó, Thị Nở nấu cho Chí bát cháo hành, đây được xem là món quà lớn nhất đời anh. Lúc này, Chí chợt khát khao có một gia đình, xây dựng hạnh phúc cùng Nở. Tuy nhiên, chưa được bao lâu thì Thị Nở bị bà cô ngăn cản quen Chí. Thị Nở vâng lời cô, quay lưng với anh cự tuyệt. Mối quan hệ với Thị Nở là động lực duy nhất cho anh quay lại làm người lương thiện, đã không còn nữa.
Chí Phèo nhận ra, chính Bá Kiến đã hại hắn đến bước đường này. Anh mang dao đến nhà giết Bá Kiến rồi Tự Tử. Chí Phèo và Bá Kiến chết, mọi người trong làng vui mừng, như nhận được gạo. Còn Thị Nở, cô đã mang thai đứa con của Chí và nghĩ tới lò gạch hoang. Như vậy, đứa bé sẽ lặp lại cuộc đời đen tối của bố, thật bất hạnh.
Truyện ngắn Chí Phèo là một câu chuyện hấp dẫn nhưng đầy bi kịch về cuộc đời Phèo. Bài văn phản ánh hiện thực lối sống, con người dưới chế độ phong kiến tàn ác. Chí Phèo chọn cái chết vì anh không còn mục đích sống, vô dụng giữa cuộc đời, bàn tay nhuốm máu ác độc. Nam Cao đã xây dựng tình huống truyện đến từng nhân vật, mỗi người hoàn cảnh riêng, liên quan mật thiết với nhau. Mở đầu câu chuyện là xuất thân của phèo ở lò gạch, kết thúc câu chuyện, anh chết đi, đứa con của anh cũng ở đó.
Kết bài
Phân tích truyện ngắn Chí Phèo để thấy được cuộc đời éo le của anh. Hình ảnh nhân vật được Nam Cao miêu tả thật ấn tượng. Chí Phèo luôn say xỉn, chửi bới, Thị Nở vô cùng xấu xí, Bá Kiến thâm độc, nham hiểm. Sống dưới chế độ phong kiến, thân phận con người trở nên nhỏ bé, mỏng manh. Qua tác phẩm Chí Phèo, chúng ta thấy rõ nội tâm từng nhân vật thật sinh động.
Bạn đọc nếu thấy bài phân tích này hay thì đừng quên ấn nút chia sẻ để chúng tôi có động lực mang tới nhiều bài viết chất lượng hơn nữa. Nếu bạn có ý phân tích này hay, súc tích, đừng quên để lại ý kiến.