Soạn Văn bản đề nghị 124-127, sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2

 

I – ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

Câu 1 (Soạn Văn bản đề nghị trang 124-127):  Đọc các văn bản sau

Câu 2 (Soạn Văn bản đề nghị trang 124-127): Trả lời các câu hỏi:

a) Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?

b) Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung và hình thức trình bày?

c) Hãy nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.

Trả lời:

a, Viết giấy đề nghị nhằm mục đích: nêu nhu cầu, quyền lợi chính đáng của cá nhân hay tập thể để  gửi lên cấp có thẩm quyền giải quyết.

b, Giấy đề nghị cần được trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo các mục có sẵn: Ai đề nghị?  Đề nghị ai? Đề nghị vấn đề gì?

c, Một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, cần viết giấy đề nghị đó là:

  • Đề nghị sửa lại quạt và bóng đèn bị hỏng trong lớp
  • Đề nghị thầy cô tuyên dương các bạn có thành tích học tập tốt
  • Đề nghị phúc khảo lại bài thi môn Tiếng Anh

Câu 3 (Soạn Văn bản đề nghị trang 124-127): Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?

a) Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.

b) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất xe đạp.

c) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.

d) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.

Trả lời:

Trong các tình huống trên, tình huống phải viết giấy đề nghị là:

  • Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm đang học, cả lớp cần đi xem tập thể.
  • Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.

II – CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

Câu 1 (Soạn Văn bản đề nghị trang 124-127): Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị

Trả lời:

a, Hai văn bản đề nghị trên được trình bày theo quy định có sẵn khi viết văn bản đề nghị: Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?

  • Cả hai văn bản này giống nhau ở hình thức văn bản đề nghị theo quy định có sẵn. Khác nhau ở nội dung đề nghị.
  • Phần quan trọng của cả hai văn bản đề nghị là: Đề nghị điều gì và Đề nghị để làm gì?

b, Từ hai văn bản trên, rút ra cách làm văn bản đề nghị như sau:

– Phải có các mục theo quy định như:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ
  • Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị
  • Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc Bản kiến nghị)
  • Nơi nhận đề nghị
  • Người (tổ chức) đề nghị
  • Nêu sự việc, lý do và ý kiến cần đề nghị
  • Chữ ký và họ tên người đề nghị
  • Hình thức trình bày văn bản đề nghị cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, nơi nhận và nội dung đề nghị, mỗi phần cách nhau 2-3 dòng; không viết sát lề giấy, không đề phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn. Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Văn bản đề nghị trang 124-127): Đọc và suy nghĩ về hai tình huống sau đây:

Từ hai tình huống trên, liên hệ với cách làm đơn ở lớp 6, hãy so sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị giống nhau và khác nhau ở chỗ nào.

Trả lời: Từ hai tình huống trên, lý do viết đơn và lý do đề nghị có những điểm giống nhau và khác nhau là:

  • Giống nhau: Đều là thể hiện nguyện vọng, yêu cầu của cá nhân hay tập thể để gửi lên các cấp có thẩm quyền để được giải quyết.
  • Khác nhau:

+ Viết đơn thì thể hiện nguyện vọng của một cá nhân

+Viết đơn đề nghị thì thể hiện nguyện vọng của cả một tập thể.

Câu 2 (Soạn Văn bản đề nghị trang 124-127): Trao đổi với các bạn trong tổ, nhóm để rú kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.

Trả lời: Một số lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị là

  • Thiếu ngày tháng năm
  • Viết dài dòng không tập trung vào mục đích chính.