Truyện Kiều là một trong những tác phẩm truyện thơ kinh điển trong nền văn học Việt Nam. Trong tác phẩm có rất nhiều nhân vật đã trở thành biểu tượng của người đời. Khi phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khi anh hùng, các bạn sẽ biết thêm biểu tượng về một anh hùng cứu mỹ nhân, trượng nghĩa và có khát vọng vẫy vùng bốn phương.
Mở bài
Đại thi hào Nguyễn Du sinh năm 1765 và mất năm 1820. Ông quê ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống hiếu học, yêu văn chương. Chính điều này là đã góp phần nuôi dưỡng tài năng văn chương của tác giả Nguyễn Du.
Có thể nói, cuộc đời đại thi hào gắn bó sâu đậm với những biến cố lịch sử của đất nước trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Lúc này, chế độ phong kiến khủng hoảng, phong trào nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Chính yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới phong cách sáng tác về đời sống hiện thực lúc bấy giờ. Vì phải phiêu bạt bôn ba nhiều nơi nên đã giúp cho Nguyễn Du có vốn sống phong phú. Cũng như ông có cái nhìn cảm thông, đa chiều về những nỗi khổ đau của nhân dân lao động. Có thể khẳng định, tác giả Nguyễn Du là một thiên tài văn học với tư tưởng nhân đạo cao cả.
Trogn sự nghiệp văn học của mình, tác giả Nguyễn Du đã để lại cho đời những tác phẩm có giá trị về chữ Nôm lẫn chữ Hán. Như tập thơ là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục. Chữ Nôm gồm có như Đoạn trường tân thanh (thường gọi là Truyện Kiều), Văn chiêu hồn..
Điểm nổi bật trong những sáng tác của Nguyễn Du đề thể thiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Ông luôn đề cao giá trị nhân văn con người. Văn thơ của ông là lời cảm thông, thương xót với những số phận và con người bất hạnh trong xã hội cũ. Qua tác phẩm, tác giả tố cáo lên án những bất công của xã hội và những thế lực đen tối đã chà đạp lên đời sống của con người. Đồng thời, qua Truyện Kiều ông cũng muốn ca ngợi những vẻ đẹp về nhân phẩm của con người. Đặc biệt là qua những nhân vật điển hình thư chị em Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải…
Truyện Kiều là một tập truyện thơ kinh điển. Đã được chế tác thành nhiều thể loại bên cạnh khác như lẩy Kiều, bói Kiều, hay dựng thành phim. Trong đó, mỗi đoạn trích mỗi nhân vật đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng, chúng ta lần nữa sẽ thấy hình tượng người anh hùng thời loạn lạc. Đó là một đại trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất, luôn mang trong mình những ước mơ, khát khao và hoài bão được tung hoành ngang dọc, được thỏa chí làm trai, chí anh hùng.
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.
Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.
Phân thân bài chi tiết
Luận điểm 1: Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất.
Nhân vật Từ Hải hiện lên là một đáng “trượng phu”. Đây là cách gọi thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với những bậc anh hùng trượng nghĩa, không chỉ có tài năng mà còn đức độ hơn người. Nhà thơ Nguyễn Du đã đặt Từ Hải ở giữa hai không gian mang tính đối lập nhau. Một bên là hoàn cảnh đang gia đình có “hương lửa đương nồng”. Đó là mái ấm với tình yêu, hạnh phúc ngọt ngào bên người vợ hiền xinh đẹp và nết na. Nhưng đó là không gian nhỏ hẹp, với thói thường ngày của những người bình thường. Còn một bên là “bốn phương”, “trời bể mênh mang”. Với một không gian vũ trụ bao la mênh mông, rộng lớn. Nơi đó mới xứng tầm vóc với người anh hùng, thể hiện khát vọng lớn lao ước mơ hoài bão và ý chí vẫy cùng của đáng trượng phu. Sống trong tình yêu thương, êm đám của gia đình thế nhưng nhân vật Từ Hải thoắt cái đã quyết tâm từ bỏ không gian nhỏ ấy để với vũ trụ bao la để thỏa chí anh hùng. Tác giả sử dụng tính từ “thoắt” ở đây nhàm nhấn mạnh sự mau lẹ, tự tin không phân vân, quyết đoán đầy dứt khoát của Từ Hải. Đó cũng là sự thức dậy của khí phách, lí trí anh hùng, đã vượt lên những điều bình thường để vươn đến những điều phi thường. Ý chí khát vọng của Từ Hải còn được nhà thơ khắc họa qua ánh mắt “trông vời” và tư thế “thẳng dong”. Điều này lột tả rõ hơn dáng vẻ người tráng sĩ khi lên đường thực hiện khát vọng đời mình. Đó là tư thế mạnh mẽ, dứt khoát, đi liền một mạch và đầu không ngoảnh lại.
“Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong”.
Luận điểm 2: Nhân vật Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường.
Phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng, ở những câu thơ đầu, tác giả đã giới thiệu đến ước mơ hoài bão của nhân vật. Đến những câu thơ tiếp theo, nhà thơ Nguyễn Du đã cụ thể hóa những khát vọng đó thông qua những hình ảnh như “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”. Đây là hoài bão hết sức phi thường của Từ Hải khi muốn xây dựng cơ đồ, trở thành bậc đế vương, mang tầm vóc anh hùng. Đây là tư tưởng dễ bắt gặp ở các đấng trượng phu thời loạn lạc ngày xưa. Với họ, món nợ công danh lập là món nợ lớn trong đời và không thể không thực hiện.
Kết hợp với hình ảnh “bốn bể không nhà” cùng với với câu hỏi tu từ không lời đáp “theo càng thêm bận biết là đi đâu”. Đã mang tới cảnh ngộ cô đơn, cô độc của các bậc anh hùng khi thực hoài bão. Họ phải chấp nhận một cuộc sống khổ cực, gian lao, xa rời người thân nhưng dường như càng đơn độc, họ càng có quyết tâm lớn. Từ Hải khảng khái khẳng định với Thúy Kiều rằng, chỉ trong khoảng một năm thôi, chàng sẽ lập nên thành tựu và sẽ về rước Kiều nghinh gia. Điều này càng thể hiện thái độ tự tin và quyết tâm thực hiện lý tưởng anh hùng đến cùng của nhân vật Từ Hải.
Luận điểm 3: Nhân vật Từ Hải là một đấng trượng phu hết lòng yêu vợ và có khát vọng hạnh phúc phi thường.
Khi nghe những lời nỉ non của Thúy Kiều, Từ Hải không tỏ vẻ tức giận mà chỉ trách móc nhẹ nhàng ý nhị. Từ rằng “Tâm phúc tương tri”. Từ Hải hiểu Kiều là người tri kỷ, đã hiểu rõ lòng dạ của nhau. Bởi thế, Từ Hải đã lấy đạo tri kỷ ấy ra để tâm sự, thuyết phục Kiều ở lại. Chàng kiên nhẫn tâm tình với Từ Hải không chỉ như một người vợ mà còn là một người bạn tri âm tri kỷ. Chàng cũng phân tích cho Thúy Kiều hiểu rằng việc đòi theo chồng, quyến luyến đó chỉ là thói nữ nhi tầm thường. Còn với Kiều, là một cô gái thông minh, tinh tế sắc sảo thì sẽ không cư xử tầm thường như thế mà sẽ thấu hiểu cho chàng. Tuy đó là lời trách móc nhưng lại thể hiện tình yêu và sự trân trọng của Từ Hải với Thúy Kiều. Tình cảm chàng dành cho nàng thật phi thường. Nó vượt qua cả tình yêu, trở thành tình tri âm tri kỷ, trân trọng lẫn nhau.
Không chỉ có vậy, khi phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng, độc giả còn nhận thấy vị anh hùng này còn có một khát vọng hạnh phúc khác thường của Từ Hải. Đó là, Từ Hải vừa muốn bản thân mình thực hiện được lý tưởng anh hùng, giúp chính mình được ghi danh mà cũng khiến Kiều cảm thấy hãnh diện. Đặc biệt khi đã công thành danh toại, chàng mới tự tin rước nàng về nghi gia để cho nàng danh chính ngôn thuận trở thành vợ chàng, chính thức cho nàng một danh phận. chứ không phải như tình cảnh hiện tại. Chàng thực sự muốn mang tới cho Thúy Kiều một hạnh phúc, một mái ấm gia đình hoàn hảo nhất.
“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.
Luận điểm 4: Nhân vật Từ Hải là một người bản lĩnh, dứt khoát
Sau khi tâm sự, giải bày cùng Thúy Kiều, Từ Hải đã “quyết lời”, quyết đoán dứt khoát, dứt áo ra đi.
“Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”.
Ở câu thơ cuối cùng, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp lý tưởng hóa, nhằn lột tả dáng vẻ tựa như cánh chim thẳng tiến vào muôn trùng sóng gió của người anh hùng Từ Hải. Đọc đến đây, độc giả như nhìn thấy cảnh tượng trong những bộ phim kiếm hiệp, khi những trang tráng sĩ từ biệt gia đình, người thân lên đường ra chiến trận, hay thực hiện khát vọng.
Phần kết bài chi tiết phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng
Qua quá trình phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng, độc giả cảm nhận được hình tượng người anh hùng thời loạn. Đó là những con người có hoài bão lơn, khát vọng phi thường và ý chí vẫy vùng bốn phương. Qua nhân vật Từ Hải, tác giả cũng gửi gắm ước vọng một lẽ công bằng, khát vọng tự do. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng bút pháp khắc họa và miêu tả nhân vật qua hành động, lời nói và dáng vẻ độc đáo, kết hợp cùng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp và hình ảnh ước lệ, để tạo nên thành công của nhân vật, cũng như đoạn trích và toàn bộ tác phẩm.