Nguyễn Khoa Điềm sáng tác nên bài thơ đất nước vào năm 1971, ông là một nhà thơ tài năng. Ngoài viết thơ ông còn là nhà chính trị lỗi lạc, có tiếng tại Việt Nam, nhận chức nhiều vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước. Bài thơ Đất Nước được trích từ tác phẩm Đường Ca Khát Vọng, trong hoàn cảnh đất nước đang chống giặc Mỹ tại Miền Trung. Cùng phân tích Đất Nước để nhìn nhận được vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc, lòng yêu nước sâu sắc.
Phân tích chi tiết bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Bài thơ Đất Nước nói về niềm tự hào dân tộc, khẳng định lòng nồng nàn yêu nước của tác giả. Tác phẩm truyền đạt ý nghĩa về tình thần yêu nước, quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc. Mỗi công dân Việt Nam đề có vai trò, trách nhiệm trong việc góp phần làm cho đất nước phồn thịnh. Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Khoa Điềm kể về câu chuyện của đất nước trong ký ức ông:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó..
Theo như lời mẹ tác giả kể, đất nước có trước khi ông sinh ra, tồn tại đến nay. Đất nước ở đây là một cái tên thật thiêng liêng, được xem như là sinh mệnh sống. Tác giả sử dụng thủ pháp liệt kê từng chi tiết, làm nổi bật thêm truyền thống của đất nước. Hình ảnh đất nước Việt Nam gắn hình với mẹ già, bà, cha, tóc bới sau đầu, cây tre. Đất nước là sự kết nối máu mủ huyết thống với tình làng nghĩa xóm, tính dân tộc. Đất nước ăn sâu vào máu mỗi người, tạo cho họ những truyền thống riêng.
Phân tích Đất Nước để biết được nguồn gốc, lịch sử của Việt Nam ta. Tác giả đưa chúng ta về quá khứ, gợi nguồn gốc, những bài học và cách sống yêu thương. “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”, đây là phong tục của người Việt, nhuộm răng màu đỏ. Ăn trầu cũng là văn hóa truyền thống quý báu, truyền cho đến hiện nay. Miếng trầu đại diện cho sự tôn trọng văn hóa, tôn kính, thủy chung son sắt với dân tộc. Vũ khí lợi hại nhất mà dân ta dùng để đánh, chống giặc là hình ảnh cây tre, rất kiên cường.
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
Đoạn thơ tiếp theo, tác giả nói về đất nước đối với những mối quan hệ đôi lứa, thế hệ trẻ. “Đất là nơi anh đến trường”, mầm mống trí tuệ, học vấn đều nhờ có tổ quốc. Đất là nơi trú ngụ của thực vật, động vật và con người. Đặc biệt, đây còn “là nơi ta hò hẹn”, để kết duyên cùng nhau, xây dựng hạnh phúc. Mặt khác, đất nước còn là nơi chung sống hạnh phúc của những gia đình, tiếp nối vai trò bảo vệ tổ quốc, truyền máu lửa, lòng yêu nước cho thế hệ mai sau. Mỗi chúng ta là một phần đất nước, toàn thể con người dân tộc tạo nên một Việt Nam tươi đẹp.
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
…
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!…”
Đọc khổ thơ trên, chúng ta thấy thật hào hùng pha chút thần thoại, viễn tưởng. Một lần nữa tác giả lại đưa chúng ta đến với một câu chuyện cổ tích Thánh Gióng với hình ảnh cây tre. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, cùng chung về một kết cấu. Chính nhân dân đã tạo nên đất nước, mỗi chúng ta là những người anh hùng.Tác giả miêu tả rõ rệt khung cảnh chồng ra trận, vợ ở nhà chăm con. Cho dù “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Dù họ có hy sinh hay may mắn sống, cũng đã góp phần làm nên đất nước. Tác giả nghẹn ngào cất lên “ Đất Nước Việt Nam ơi!” trong một giọng điệu hùng hồn, tha thiết.
“Ta lớn lên khao khát những chân trời
…
Đất Nước thiêng liêng…”
Phân tích Đất Nước để thấy được nét đẹp thiên nhiên, hào hùng của Việt Nam ta. Tác giả nêu rõ khát khao chinh phục thiên nhiên, khám phá đất nước nơi mình sống. Ông mong muốn đi đến hết mọi vùng đất, khám phá biển, mặt trời, ngôi sao và chung quy về vũ trụ. Thực tế hiện tại, tác giả bỗng viết lên những câu thơ sôi động, thể hiện thái độ vui mừng. Từ đây “nắm nó như sợi mây vững chãi”, tác giả xưng đất nước là nó. Luôn giữ đất nước được tự do, không có dấu chân của kẻ giặc, để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tác giả bỗng cất lên câu thơ với vẻ ngạc nhiên “Đất Nước ở đâu? Đâu là Đất Nước?”. Nhà thơ có vẻ hoang mang, lo sợ trước sự việc diễn ra trước mắt. Một loạt câu hỏi được tác giả đặt ra, “Tiếng suối hay tiếng chim?”, “Tiếng người hay tiếng chiêng?”, “Tiếng đá lăn, cây đổ?”. Mỗi âm thanh phát ra, chúng ta đều có thể phân biệt được, tuy nhiên, tác giả bị mơ hồ. Tác giả khẳng định “ta không chịu làm người không đất nước”, tránh xa cuộc sống người tị nạn.
“Đêm nay ta lên hết mặt sông Hồng!
…
Ru con lớn và làm người thương Mẹ…”
Tác giả nhấn mạnh “chúng ta là người dân Miền Nam”, mỗi người mỗi họ khác nhau. Một lần nữa hình ảnh cây tre hiện lên, tạo nên một nét riêng, đậm chất dân tộc Việt Nam. Để bảo vệ đất nước, dân ta phải chặt tre, đóng cọc để làm vũ khí quan trọng, phải đổ đất, đan phên. Thậm chí là dùng cả con người đề lấp sông, ngăn dòng nước sâu kia vì nghiệp lớn. Phải làm mọi cách để giữ và bảo vệ đất nước, “không thể trôi được”. Để có đất nước như hiện nay, biết bao sinh mạng, máu xương đổ xuống phía trước.
Phân tích Đất Nước để cảm nhận dân ta phải khổ sở, đổ biết bao nhiêu xương máu vì giặc. Dân ta phải rời sông đẩy núi để có thể bảo vệ nền chủ quyền dân tộc, thắng Mỹ, Pháp. Suốt 4000 năm, con sông, bờ đê, 3 miền Bắc, Trung, Nam luôn gắn bó cùng nhau. Một phút yếu đuối, tác giả cất lên “Mẹ Việt Nam ơi”, ông cần dựa vào lòng, được sưởi ấm. Nay đất nước vẫn đang loạn lạc, nhưng tác giả cần duy nhất bây giờ là bàn tay mẹ, quê hương đất nước.
“Đã có một thời
…
Tiếng hát xuống đường!”
Tác giả khẳng định chủ quyền dân tộc “Nước chúng tôi chưa có trên bản đồ thế giới”. Hình ảnh cờ đỏ sao vàng chính là biểu tượng, đại diện cho đất nước, tổ quốc Việt Nam. Đất Nước Việt hiện đang nằm vị trí trung tâm của thế giới, bạn sẽ đến đây bằng con đường giá trị, bản chất con người. Hình ảnh Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại được nhắc đến, sẽ chào đón bất cứ khách nào. Bác đã “đi vắng”, còn con dân của bác sẽ thay thế, tiếp đãi nước bạn chu đáo. Tuy nhiên, hãy đến thăm người tại lăng bác với khóm hoa để bày tỏ lòng kính cẩn. Con người Việt Nam tự hào về bác hồ, người mở đường cứu nước, khai sinh nên đất nước Việt Nam độc lập.
Phần cuối bài thơ tác giả xác định xương máu của những người Việt đã đổ xuống sẽ không hề cô đơn. Họ có đất nước là nơi để tôn thờ, yên nghỉ, luôn tưởng nhớ về. Việt Nam địa hình sông núi, đồng bằng đầy đủ, đa dạng về thiên nhiên. Những người con của đất nước nguyện xung phong đi đầu để bảo vệ nền chủ quyền dân tộc.
Kết bài
Phân tích Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa Điềm để biết thêm chất liệu văn hóa dân gian. Tác giả sử dụng ngôn ngữ đa dạng, giàu tính nhân văn, triết luận. Tác phẩm Đất Nước tái hiện đầy đủ nét anh hùng dân tộc, lòng yêu nước của con người Việt Nam. Tác giả liệt kê đầy đủ những nhân vật, địa danh, nhân chứng để khẳng định, chủ quyền dân tộc Việt Nam.
Nếu thấy bài viết hay, đừng quên ấn nút chia sẻ để cập nhật những kiến thức phân tích hay mỗi ngày!