Phân tích bài chí phèo
Để phân tích bài Chí Phèo toàn diện và khái quát được giá trị của tác phẩm, ta cần quan tâm đến bối cảnh xã hội cũng như cần đi sâu vào phân tích nhân vật chính. Đồng thời, thông qua nhân vật chính, ta sẽ nắm được tư tưởng chủ đạo mà tác giả muốn truyền tải.
Mở bài
Nhà văn Nam Cao được đánh giá là cây bút tài hoa của văn học Việt Nam hiện thực. Hầu hết các tác phẩm của ông đều phản ảnh bối cảnh thời đại, đồng thời nêu bật được sự tương phản rõ nét giữa các gam màu “sáng”, “tối” của xã hội lúc bấy giờ.
Và “Chí Phèo” là một tác phẩm như thế. Đặc biệt, Chí Phèo được xem là tác phẩm kinh điển mà ai cũng biết khi nhắc đến Nam Cao. Tác phẩm phản ánh cuộc đời bất hạnh, khốn khổ của một con người luôn chịu cái nhìn phán xét không công bằng từ xã hội. Chí Phèo vì thế là tác phẩm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Thân bài
- Hình tượng nhân vật Chí Phèo – nhân vật phản ảnh hiện thực xã hội và khát khao làm người
Với nhân vật Chí Phèo – một gã xấu xí, nghiện rượu, hay chửi bới, bị cho là “có vấn đề”; đã một thời gian tác phẩm Chí Phèo bị nghi ngờ về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật văn chương. Tuy nhiên, khi đi đọc kỹ, đọc sâu và đi sâu vào phân tích bài chí phèo, người ta mới nhận ra rằng; những bi kịch, hoàn cảnh của nhân vật đã phản ánh sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo trong sáng tác của Nam Cao.
Có thể nói, Chí Phèo bất hạnh ngay từ khi mới sinh ra. Từ khi chào đời, Chí Phèo là một đứa con hoang bị mẹ bỏ lại trong cái lò gạch cũ. Hắn không biết cha mẹ mình là ai. Chí Phèo lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng. Rồi khi lớn một, Chí cũng đi ở đợ hết nhà này đến nhà khác. Như bao chàng trai khác trong làng, ở cái tuổi đôi mươi, Chí cũng ước mơ về một gia đình nhỏ, “chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải”.
Ước mơ ấy tưởng nằm trong tầm tay của chàng thanh niên có vẻ ngoài khôi ngô lại có sức khỏe, tính tình hiền lành. Nhưng rồi mọi điều chệch hướng, Chí rơi vào bi kịch khi đi làm cho nhà Bá Kiến – điền chủ giàu có trong làng. Chí bị Bá Kiến đẩy vào tù vì chuyện ghen tuông Chí Phèo với vợ mình. Sau bảy, tám năm ở tù, Chí trở về làng với ngoại hình, tính cách đều thay đổi.
Giờ đây, trông Chí thật đáng sợ với “cái đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất câng câng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết.” Bi kịch hơn, cùng với ngoại hình xấu xí ấy, tính cách của Chí cũng đã thay đổi. Hắn không còn “lành như đất”, mà nay hắn làm công việc chuyên “đi đập đầu, rạch mặt ăn vạ”. Hắn lấy rượu làm bạn, mỗi lần sau hắn đều chửi bới cả làng Vũ Đại. Trong một lần say, hắn mang dao đến nhà Bá Kiến để trả thù. Nhưng rồi, cả hai lần đến hắn đều Bá Kiến mua chuộc bằng rượu, bằng thịt rồi tiền.
Cuộc đời bất hạnh của Chí từ đó càng thêm bi kịch. Hắn rơi vào trạng thái mất phương hướng, không còn nhớ ai là kẻ thù đã mang đến đau khổ cho mình. Không những thế, hắn ngày càng lún sâu vào cái bẫy mà Bá Kiến đã giăng. Hắn không những không còn ý thức được rằng, vì Bá Kiến mình phải vào tù mà lúc này đây, sau khi ra tù hắn lại trở thành tay sai của Bá Kiến. Thử hỏi, với một người đàn ông, có điều vì nhục nhã hơn là trở thành tay sai cho chính kẻ thù của mình.
Làm tay sai của Bá Kiến, cuộc đời của Chí trượt dài trong bi kịch. Hắn suốt ngày tháng chỉ đi rạch mặt ăn vạ để đòi tiền, để đâm chém những người không cùng phe cánh với Bá Kiến. Hắn chìm trong cơn say, ăn, ngủ và đánh nhau trong cơn say. Tai hại hơn, “Hắn đã phá tan bao nhiêu gia đình, đập vỡ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt bao nhiêu người lương thiện”.
Cuộc đời hắn cứ thế xem như là bỏ đi, cả nhân hình lẫn nhân tính đều bị hủy hoại. Mỗi lần hắn đi qua, cả làng Vũ Đại đều tránh mặt, dù họ đã từng cưu mang nuôi hắn lớn lên. Và ngay cả hắn cũng quên mất rằng mình là ai, quên rằng có một Chí Phèo đang tồn tại trên đời.
Đó là hiện thực đau đớn trong cái xã hội mục ruỗng thực dân nửa phong kiến, nơi giá trị con người bị trà đạp, nơi những kẻ có tiền, có thế dễ dàng chèn ép người khác. Nhưng rồi, con người với bản chất lương thiện bị lưu manh hóa như Chí Phéo cũng đã thức tỉnh. Và đó chính là giá trị nhân đạo mà Nam Cao thể hiện qua tác phẩm của mình.
Sau những cơn say triền miên, sau nhưng việc làm độc ác, trong tâm hồn tưởng chừng đã hoàn toàn bị tha hóa của Chí bỗng lóe lên ánh sáng của thiện lương, lương tâm hắn được soi sáng trở lại. Và thương Chí Phèo, thương những người nông dân nghèo khổ, Nam Cao cho chí một cơ hội để nắm bắt lấy ánh sáng của cuộc đời, đó là Nam Cao cho Chí được gặp Thị Nỡ.
- Ý nghĩa của bát cháo hành hay lòng tốt của Thị Nở
Phân tích bài chí phèo ta thấy rõ, cuộc gặp gỡ với Thị Nở là ánh sáng lóe lên trong cuộc đời bi kịch của Chí Phéo. Khi Chí ốm, Thị Nở mang đến cho hắn một bát cháo hành và ân cần chăm sóc. Điều này đã mang bản chất lương thiện của Chí trở lại và làm sống dậy khao khát được thay đổi cuộc đời trong hắn.
Từ ngày bị đẩy đi tù rồi trở về và trượt dài trong bị kịch, hắn chưa từng cảm thấy mình có giá trị trên đời hay nói cách khác hắn không ý thức được về giá trị bản thân. Hắn ngạc nhiên lắm khi được Thị Nở chăm sóc, bởi lâu nay hắn chẳng ai tự cho hắn cái gì, mà hắn toàn phải đi cướp, đi dọa nát mới có được.
Lần đầu tiên tỉnh dậy sau cơn sốt, hắn thấy mình bâng khuâng khi nghe tiếng chim hót, tiếng nói cười của dân làng đi chợ. Và cũng chính những âm thanh bình dị ấy làm bùng lên cái khát vọng được sống khác, được hòa nhập cùng với mọi người, được những người lương thiện chấp nhận. Hắn tự hỏi mình, rằng hắn có thể làm bạn được sao mỗi ngày lại chỉ gây thù. Và lúc này, Thị Nở chính là niềm tin của đời hắn, Thị chính là cầu nối đưa hắn trở về với cuộc sống bình yên, vui sống vui lao động ở làng Vũ Đại này.
Phân tích bài chí phèo có thể thấy, bát cháo hành mà cụ thể hơn là nhân vật Thị Nở với sự đồng cảm, lương thiện chính là nút mở ra cách giải quyết vấn đề. Thậm chí, ngay cả khi cuối cùng Thị Nở rời bỏ Chí Phèo, đó cũng cách mà Nam Cao đưa bi kịch của Chí Phèo lên đến đỉnh điểm để rồi để tự Chí Phèo nhận thức và tự kết thúc của chuỗi dài bi kịch của cuộc đời mình.
- Tiếng nói đòi lương thiện và thảm kịch kết thúc bi kịch của Chí Phèo
Nhưng rồi, mọi thứ sụp đổ. Thị Nở, chiếc cầu nối mà hắn khao khát giữ lại ấy đã bỏ hắn mà đi chỉ vì lời nói của bà cô họ: “đàn ông đã chết hết cả rồi hay sao mà lại phải lấy một thằng không cha, không mẹ chỉ biết rạch mặt ăn vạ”. Giữa cuộc đời, chỉ còn lại Chí với nỗi đau khổ, nỗi tuyệt vọng cùng cực. Hắn đau xót nhận ra rằng, hắn không còn cơ hội, không còn ai, không còn chiếc cầu nào có thể mang hắn trở về với cuộc sống thiện lương nữa.
Những lời lẽ cuối cùng của Chí Phèo: “Tao muốn làm người lương thiện (…). Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”” như vết dao cứa vào lòng người đọc. Thử hỏi sinh ra làm người nhưng bị từ chối quyền làm một người lương thiện, thì còn gì đau đớn hơn và cuộc sống còn giá trị gì.
Phân tích bài chí phèo có thể thấy cái quy luật tất yếu, bi kịch ấy nếu đã không thể được hóa giải, có lẽ cách duy nhất là biến nó thành thảm kịch để rồi giải thoát Chí khỏi kiếp người đau đớn này. Chí đau khổ khi Thị Nở bỏ đi, tuyệt vọng khi không có con đường trở lại và sự khổ đau ấy biến thành căm thù, uất hận. Dù trước mắt hắn thấy bà cô Thị Nở là kẻ thù vì đã cướp đi tình của hắn, nhưng trong sâu thẳm hắn biết, ai mới là kẻ thù gây nên chuỗi dài đau đớn cho cuộc đời mình.
Nên hắn xách dao đến nhà bà cô Thị Nở nhưng rồi lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến. Chí Phèo đâm chết Bá Kiến rồi cũng tự kết liễu cuộc đời mình. Đây là một thảm kịch, nhưng có lẽ đây cũng là tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. Khi đã bế tắc đến tột cùng, khi những định kiến xã hội không cho con người ta một lối thoát, có lẽ cái chết chính là sự giải thoát, chết để kết thúc kiếp người nhiều đau đớn của Chí.
Kết luận
Phân tích bài chí phèo ta thấy rằng, với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã dựng nên nhân vật tiêu biểu cho số phận của người nông dân Việt Nam trong xã hội nông thôn trước các mạng tháng Tám. Cũng qua tác phẩm, Nam Cao đã thể hiện tấm lòng yêu thương, sự trân trọng đối với những người có số phận bi kịch. Mà chính sự thức tỉnh của Chí Phèo là đỉnh cao của lòng nhân đạo nơi tác giả. Bởi ông hiểu, dù bị dồn tới đường cùng bởi định kiến xã hội, phải sống một cuộc đời tủi nhục, thì trong sâu thẳm tâm hồn họ luôn khao khát được hạnh phúc, được yêu thương, được trở thành một con người lương thiện.