Mở bài

Ngày nay, người ta vẫn chưa rõ tác phẩm Bạch Đằng Giang Phú được viết từ năm nào. Tuy vậy, tác phẩm của ông vẫn được xem là bản hùng ca tráng lệ về thiên nhiên, về con người. Có nhiều bản dịch của tác phẩm này, nhưng bản dịch của giáo sư Bùi Văn Nguyên được xem là sát nghĩa và hay nhất. Phân tích bài Bạch Đằng Giang Phú để thấy được những nét hào hùng và tráng lệ của dòng sông. 

Thân bài

  • Luận điểm 1: Phú về vẻ đẹp của dòng sông Bạch Đằng

Phú là một thể loại văn  thời cổ, được sử dụng trong các tác phẩm tả cảnh vật, phong tục, tính tình của con người. Đặc điểm nổi bật của thể loại này là chất trữ tình diễn ra một cách đậm đặc và phong phú. Các thi sĩ xưa thường sử dụng 2 loại phú là Đường Luật và phú cổ thể. 

Phân tích bài Bạch Đằng Giang Phú- sử dụng lối Phú Cổ thể để dẫn chuyện
Phân tích bài Bạch Đằng Giang Phú- sử dụng lối Phú Cổ thể để dẫn chuyện

Chất liệu Phú cổ thể thường được trình bày như một bài văn xuôi dài, có vần nhưng không bắt buộc phải có đối. Trong khi đó Đường Luật phải có luật bằng trắc chặt chữ, có đối, có vấn và được quy phạm rõ ràng. Tác phẩm Bạch Đằng Giang Phú được viết theo lối Phú cổ thể. Vì vậy mà câu từ và phép đối của tác phẩm rất sáng tạo. 

Tác phẩm phú về Sông Bạch Đằng ca ngợi dòng sông hùng vĩ, đã gắn liền với tên tuổi bao anh hùng. Dòng sông đã chứng kiến biết bao chiến công oanh liệt của dân tộc trong cuộc chiến chống ngoại xâm. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc được thể hiện trọn vẹn thông qua thể loại Phú. 

  • Luận điểm 2: Cảm xúc của nhà văn về dòng sông lịch sử

Sự sáng tạo trong phép đối vần của Phú Cổ thể được Trương Hán Siêu tận dụng tương đối triệt để. Bạch Đằng là con sông đã ghi dấu chiến công của Ngô Quyền trong trận thắng quân Nam Hán năm 938, cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của Trần Hưng Đạo năm 1288. Ngay từ đầu bài phú, tác giả đã thể hiện rõ những tâm tình, cảm xúc của mình khi được đi đây đó, ngắm vẻ đẹp, phong cảnh của quê hương. 

Khách có kẻ

Giương buồm giong gió chơi vơi

Lưới bể chơi trăng mải miết

“Khách có kẻ” ở đây chính là tác giả Trương Hán Siêu. Ông đã tự miêu tả niềm ham thích đối với cảnh vật thiên nhiên và thưởng ngoạn cảnh sắc. Khao khát đó càng được làm rõ hơn trong một loạt những cảnh sắc nổi tiếng tại Trung Quốc được liệt kê như Vũ Huyệt, Ngũ Hồ, Cửu Giang, Bách Việt,… Đây được xem là cách nói ước lệ tượng trưng, bày tỏ những cảm nhận của tác giả đối với thiên nhiên. 

Niềm bồi hồi, xúc động của tác giả khi ghé thăm sông Bạch Đằng
Phân tích bài Bạch Đằng Giang Phú- Niềm bồi hồi, xúc động của tác giả khi ghé thăm sông Bạch Đằng

Bức tranh cảnh sông Bạch Đằng trở nên vô cùng sống động dưới ngòi bút  của Trương Hán Siêu:

Bát Ngát sóng kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trời một sắc

Phong cảnh ba thu

Những từ láy gợi hình được sử dụng một cách liên tục, tạo cảm giác khoan khoái và vui sướng của tác giả khi hội ngộ với dòng sông. Đứng trước một chứng nhân của lịch sử, tác giả đã:

Thương nỗi anh hùng đâu vắng ta

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu

Sự rung cảm và bồi hồi của tác giả được thể hiện thông qua miêu tả về hình ảnh hào khí của quân đội. Chiến thắng Bạch Đằng như trở nên hùng vĩ và oanh liệt hơn:

Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ phấp phới

…..

Trận Hợp Phi giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi

Giọng văn rất khẩn trương, gấp gáp, tái hiện hình ảnh hào hùng và tràn đầy niềm tự hào. Một bàn hùng ca đích thực dường như được lồng ghép trong bài phú. Tác giả còn đề cập đến nguyên nhân dẫn đến thành công của những cuộc chiến. Bên cạnh “Trời đất cho hiểm trở”, thì “Nhân tài giữ cuộc điện an” cũng là nguyên nhân giúp giữ vững nước nhà. Đất trời hòa hợp thể hiện được sự gắn bó giữa những người con yêu nước và dòng sông. 

  • Luận điểm 3: Những thủ pháp văn học sử dụng trong Phú sông Bạch Đằng

Văn học trung đại Việt Nam sản sinh ra nhiều nhà văn tài năng. Nhưng hiếm có ai tận dụng thể thơ Phú hiệu quả như Trương Hán Siêu. Thủ pháp kể, miêu tả được xen kẽ liền mạch, tạo cảm giác vừa chân thật, sinh động mà cũng rất trữ tình, mộng mơ. Những hoài niệm về một thời lẫy lừng khiến bài Phú trở thành sử thi hoành tráng. Phần cuối, tác phẩm xen vào nhiều câu thơ tạo nên âm điệu trữ tình đầy đặc sắc cho tác phẩm. 

Các thủ pháp văn học là linh hồn của bài phú
Các thủ pháp văn học là linh hồn của bài phú

Bên cạnh việc miêu tả cảnh và kể chuyện, tác phẩm cũng chứa đựng nhiều tư tưởng nhân văn sâu sắc. Tác giả ca ngợi con người, ca ngợi lịch sử và thể hiện sự trân trọng với những vị anh hùng dân tộc. 

Kết lại

Phân tích bài Bạch Đằng Giang Phú không chỉ là bản hùng ca nổi tiếng thời Trần. Mà đó còn là tác phẩm từ chữ Hán nổi tiếng bậc nhất trong suốt lịch sử dân tộc. Bài phú vừa ca ngợi dân tộc, vừa sâu lắng với những chi tiết hoài cổ và đau đáu về một thời oanh liệt. Các thủ pháp được lồng ghép hiệu quả giúp người đọc như sống lại thời kỳ hào hùng của lịch sử.