Dưới đây là tài liệu phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh chi tiết và đầy đủ nhất. Các bạn học sinh lớp 12 có thể tham khảo để làm bài của mình được sáng tạo và sâu sắc nhất. Bởi Sóng là một trong những tác phẩm rất hay được sử dụng vào các kỳ thi THPT quốc gia. Do vậy, các bạn lưu ý để vận dụng hiệu quả và khoa học nhất nhé!
Chi tiết phần mở bài
Trước hết, các bạn cần giới thiệu khái quát về nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.
Nhà thơ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà sinh năm 1942 tại xã Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội. Bà được sinh ra và lớn lên trong một gia đình công chức gia giáo. Tuy nhiên, mẹ bà không may mất sớm, bố thường xuyên đi công tác xa nên từ nhỏ nhà thơ đã sống cùng bà nội.
Mặc dù, Xuân Quỳnh sinh ra trong hoàn cảnh gia đình và đất nước gặp nhiều khó khăn, hiểm nguy và gian khổ, nhưng mà vẫn vô cùng mạnh mẽ. Bà được người đời ví như là một cây xương rồng kiên cường, có thể sống và phát triển diệu kỳ trên sa mạc cằn khô.
Những tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh đều xoay quanh các chủ đề như tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình và kỷ niệm tuổi thơ. Nội dung của những sáng tác đó đều phản ánh cuộc sống của người dân trong những năm tháng chiến tranh, gian khổ. Ngoài ra, thơ của bà cũng rất tình cảm và chứa chan những bài học vô cùng ý nghĩa và những triết lý sâu xa. Mỗi bài thơ, mỗi tác phẩm là một câu chuyện với nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau. Có lúc suy tư, có khi đau khổ, có lúc lại tràn đầy hạnh phúc… Những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà thơ Xuân Quỳnh như Thuyền và biển, Sóng, Tơ tằm – Chồi biếc, …
Trong đó, tác phẩm Sóng được Bộ Giáo dục đưa vào giảng dạy trong chương trình phổng thông. Bài thơ là lời tâm tình của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh trong tình yêu đôi lứa. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng, các bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hơn những tâm sự của bà.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”.
Thân bài chi tiết phân tích Sóng 2 khổ đầu
Luận điểm 1: Khái quát chung về
Đầu tiên, các bạn nói qua về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Đây là tác phẩm được nhà thơ Xuân Quỳnh viết vào năm 1967. Bà viết trong chuyến đi biển thực tế ở Diêm Điền (Thái Bình). Tác phẩm này được tác giả in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
Toàn bộ bài thơ có nội dung xoay quanh hình tượng sóng. Qua sóng, tác giả khám phá được sự hòa hợp, tương đồng giữa sóng và em. Tác phẩm diễn tả tình yêu tha thiết, thủy chung, nồng nàn của người phụ nữ. Đó là thứ tình yêu mãnh liệt, như muốn vượt lên mọi thử thách của hữu hạn của cuộc đời và thời gian để khẳng định tình yêu của mình. Bài thơ được tác giả Xuân Quynh sáng tác theo cấu trúc song hành giữa hai hình tượng em và sóng, với nhịp thơ 5 chữ. Thể hiện tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình mà cụ thể ở đây là người phụ nữ.
Mỗi khổi thơ chan chứa một nỗi niềm riêng. Ở hai khổ thơ đầu, tác giả đã khái quát nguồn gốc đặc tính của sóng, từ đó chia sẻ những cảm nhận cung bậc trong khát vọng và tâm trạng của tình yêu.
Luận điểm 2: Những đặc tính của sóng và trạng thái trong tình yêu
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể.
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng, ngay ở những câu thơ đầu, độc giả đã thấy rõ được bức tranh về sóng biển mênh mông. Đó là những con sóng lúc dữ dội lúc dịu êm, lúc lại ồn ào, lúc lại vô cùng lặng lẽ. Đó là những trạng thái đối lập, đa dạng vốn có của sóng biển. Ai cũng thấy được điều đó nhưng không phải ai cũng đúc kết lại độc đáo thành những hình ảnh đối lập như Xuân Quỳnh. Để rồi, đọc những đặc tính của sóng, độc giả mơ hồ nhận ra đó chính là tâm lý phức tạp, thất thường của người phụ nữ trong tình yêu. Lúc nắng, lúc mưa. Lúc dịu dàng, có lúc lại dữ dội… Khiến không ít chàng trai đau đầu vì không thể hiểu nỗi những cô gái của mình. Các cụm tính từ không chỉ nhấn mạnh đặc tính của sóng mà lột tả một cách sâu sắc tâm trạng của người con gái trong tình yêu. Những cụm từ phù hợp đến mức khiến người đọc ám ảnh và không thể tìm ra những từ hay hình ảnh nào thay thế. Nhịp thơ 5 chữ, ngắt quãng giữa càng khiến cho người độc cảm tưởng có chút gì đó thổn thức, bồi hồi trong tâm trạng, tâm hồn của nhân vật trữ tình khi đứng trước biển, hay chính là nhà thơ Xuân Quỳnh.
Với nhà thơ Xuân Quỳnh, bà cho rằng tình yêu chan chính là tình yêu không thể chấp nhận tâm lý, hiện tượng một chiều, một phía mà luôn khao khát tự khám phá và nhận thức về bản thân mình. Có lẽ cảm nhận sâu sắc như thế nên thi sĩ Xuân Quỳnh liên tưởng tới thuộc tính của sóng. Giống như cô gái trong tình yêu sóng cũng không chấp nhận không gian chật hẹp của dòng sông mà cố gắng tìm đến không gian rộng mở hơn, thoáng đạt hơn của biển cả bao la. Đó cũng là suy tư, tâm sự của người con gái trong tình yêu. Họ không chấp một tình yêu tầm thường, nhàm chám mà luôn khát khao sự hòa hợp, sự bao dung sự đồng điệu trong tâm hồn của người yêu. Điều đó được nhà thơ thể hiện rõ ở hai câu thơ cuối của khổ thơ đầu: “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”. Dù biết rằng ở ngoài biển khơi kia sẽ có rất nhiều gian nguy nhưng sóng vẫn tìm ra tận bể. Dù bão giông hay bão tố, sóng vẫn quyết tâm đi đến tận cùng. Cũng giống như “em”. Dẫu biết rằng cuộc đời sẽ có nhiều trắc trở, cuộc sống sẽ không mềm mại, trải thảm hoa hồng nhưng “em” vẫn tìm tới tình yêu đích thực. Vẫn kiếm tìm và chủ động đến với người em yêu hết lòng.
Luận điểm 3: phân tích khổ để thấy sự vĩnh hằng của sóng và tình yêu
Càng phân tích 2 khổ đầu của bài Sóng, độc giả càng cảm nhận rõ hơn sự tinh tế và tâm hồn nhạy cảm trong tình yêu của nhà thơ Xuân Quỳnh. Và hình tượng sóng hiện ra đầy triết lý và suy tư.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Theo đó, độc giả có thể thấy sóng trường tồn vĩnh hằng trước bước chuyển của thời gian. Dù quá khứ, hiện tại hay tương lai, sóng vẫn khát khao tìm ra biển lớn như thế. Chẳng bao giờ sóng vào bể rồi nằm im mãi một chỗ. Hay sóng sợ hãi mà không tìm đại dương mênh mong. Cũng giống như người con gái. Dù là ngày hôm qua, hôm nay hay mai sau thì những khát khao trong tinh yêu vẫn luôn mãnh liệt trong trái tim. Nó vẫn dữ dội, tha thiết nồng nàn như thủa còn tuổi trẻ. Nó cũng mãi như sóng biển, mãi là bất diệt mãi là vĩnh hằng. Là một chiêm nghiệm trong tình yêu của cá nhân tác giả nhưng lại mang ý nghĩa lớn lao, bao quát, như đã nói thay cho biết bao trái tim của người phụ nữ. Chỉ có những người đã yêu, đang yêu mới có thể cảm nhận một cách sâu sắc và thâm thúy những suy trư trong tình yêu đến vậy. Nghe đâu, bài thơ này được nhà thơ sáng tác sau khi một cuộc tình tan vỡ. Có lẽ vậy mà bà đã gửi gắm hết tâm tư, tình cảm nỗi nhớ niềm thương của mình trong từng câu chữ và lời thơ.
Luận điểm 4: Nghệ thuật đặc sắc của 2 khổ thơ đầu
Ngay từ nhan đề tác phẩm đã khơi gợi cho người đọc nhiều xúc cảm. Vì thế, khi càng đọc và càng phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng, độc giả càng khâm phục hơn tài năng và tâm hồn tinh tế của nhà thơ. Thi sĩ Xuân Quỳnh đã sử dụng những hình ảnh tượng trung, kết hợp với những tính từ mang tính đối lập, trái ngược để diễn tả các cung bậc cảm xúc. Dù bà đang miêu tả đặc tính tự nhiên của sóng nhưng chính là thể hiện xúc cảm phong phú, phức tạp trong tâm hồn của người phụ nữ khi yêu.
Tác giả đã sử dụng phép nhân hóa, biến con sóng tự nhiên bỗng trở nên có tìm cảm xúc cảm, khiến cho sóng trở nên sinh động và có linh hồn hơn. Có lẽ nhờ bà, mà sau khi đọc bài thơ, rất nhiều độc giả đã thấy được vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng của sóng biển. Không chỉ vẻ ngoài là những bọt nước tuôn trào hay lăn tăn khi xô dạt vào bờ.
Bài Sóng, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do 5 chữ, với nhịp thơ lúc nhanh, lúc da diết, lúc bồi hồi, lúc rạo rực… Càng nhấn mạnh hơn tâm tư, tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng như chính là tâm tư của nhà thơ trong tình yêu.
Phần kết bài chi tiết phân tích 2 khổ thơ đầu bài Sóng
Đã có rất nhiều thi sĩ viết về tình yêu. Ví dụ như nhà thơ Xuân Diệu, ví dụ như nhà thơ Puskin của Nga… Mỗi người đều có những chiêm nghiệm riêng về tình yêu dưới góc nhìn của những chàng trai, hay người đàn ông. Tuy nhiên, Sóng tác phẩm thơ tình độc đáo của Xuân Quỳnh khi nói lên tâm tư tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu.
Phân tích bài thơ hay phân tích 2 khổ đầu bài Sóng của thi sĩ Xuân Quỳnh, độc giả sẽ bắt gặp một triết lý về tình yêu vô cùng thâm sâu. Chưa ai có thể nhận ra sự đồng điệu của tâm hồn người phụ nữ với sóng biển như tác giả. Phải tinh tế, phải yêu tha thiết lắm bà mới có sự liên tưởng thú vị như vậy giữ sóng và em. Sóng đúng thật là khi dữ dội, khi dịu êm, khi ồn ào khi lặng lẽ. Y hệ tâm tính của người con gái khi yêu lúc vô cùng mãnh liệt, nhưng có lúc cũng thật hiền hòa. Sóng cũng vĩnh hằng tìm ra biển lớn như người con gái luôn khát khao tìm thấy chính mình trong tình yêu chân chính, chủ động tìm đến tình yêu đích thực.