Ông Giuốc – Đanh mặc lễ phục trang 118-122 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2

I. Đọc hiểu văn bản

Câu 1 – trang 121 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2

Căn cứ vào các chỉ dẫn (những chữ được in nghiêng trong văn bản), cho biết lớp kịch gồm mấy cảnh. Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch bản càng sinh động.

Trả lời:

***Lớp kịch gồm mấy cảnh.

Lớp kịch gồm 2 cảnh:

– Cảnh 1: Ông Giuốc-Đanh và phó may.

– Cảnh 2: Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ.

***Xem xét số lượng nhân vật tham gia ở mỗi cảnh và các loại động tác, âm thanh trên sân khấu để chứng minh rằng càng về sau kịch bản càng sinh động.

– Cảnh 1:

+ Có bốn nhân vật: ông Giuốc đanh và một gia nhân, bác phó may và tay thợ phụ mang bộ lễ phục

+ Trong đó Ông Giuốc-Đanh và phó may là nhân vật chính, gia nhân và tay thợ phụ là nhân vật phụ

+ Nội dung chính là cuộc hội thoại giữa Ông Giuốc-Đanh và bác phó may

–  Cảnh 2

+ Ngoài những nhân vật ở cảnh 1 còn xuất hiện thêm bốn tay thợ phụ nữa.

+ Ở cảnh 2 này, Ông Giuốc-Đanh và tay thợ phụ là những nhân vật chính

+ Nội dung chính là cuộc hội thoại giữa Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ

=> Ở cảnh 1 chủ yếu là hội thoại giữa Ông Giuốc-đanh và bác phố may. Cảnh 2 cũng chỉ có hai người là ông Giuốc-đanh và một thợ phụ (tay thợ phụ mang lẻ phục đến lúc trước) nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, bốn tay thợ phụ cũng xúm xít xung quanh, ông Giuôc-đanh không phải chỉ đối thoại với một người mà như nói cả với tốp thợ phụ năm người. Vì vậy, cảnh sau đông và nhộn nhịp hơn cảnh trước.

– Cảnh trước chủ yếu là lời đối thoại kèm theo cử chỉ động tác. Còn cảnh sau, có cả cảnh các thợ phụ xúm nhau mặc lễ phục mới cho ông Giuôc-đanh. Vì đó kịch sôi động hẳn lên. Đã thế, cảnh sau còn có nhảy múa và âm nhạc rộn ràng. Các động tác của nhân vật được miêu tả ở cảnh 2 như:

+ Hầu Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục theo nhịp điệu

+ Miêu tả chi tiết cảnh mặc lễ phục cho ông Ông Giuốc-Đanh: Hai chú cởi tuột quần cộc của Ông Giuốc-Đanh, hai chú thì lột áo ngắn rồi mặc bộ lễ phục mới vào cho ông

+ Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ

+ Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc

=> Các động tác của nhân vật, âm thanh trên sân khấu, điệu nhảy múa và âm nhạc xuất hiện ở cảnh 2 đã làm lớp kịch trở nên sinh động hơn

Câu 2: Ở cảnh đầu, tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và bị lợi dụng ra sao ?

Trả lời:

Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-Đanh được thể hiện như sau:

– Liên tục chê bai trang phục:

+ Chê bai đôi bít tất lụa quá chật

+ Chê đôi giày làm đau chân

+ Chê may hoa ngược

Nhưng đến khi bác phó may bảo đây là bộ trang phục đẹp nhất triều đình, người quý phái đều mặc hoa ngược thì lại khen bộ trang phục được đấy.

=> Ông Giuốc-Đanh là người thích ăn diện, muốn làm sang để tỏ vẻ người quý phái nhưng mê muội, ngu dốt, không có chính kiến, quê kệch, học đòi làm sang.

Lợi dụng điều này, bác Phó may đã liên tục nói ba hoa về bộ trang phục, từ đó lấp liếm đi những thiếu sót khi may trang phục, còn Ông Giuốc-Đanh thì tin tất cả những lời khen, nịnh nọt đó, không phân biệt được đâu là đúng sai.

Câu 3 – trang 121 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2

Tính cách đó của ông được thể hiện như thế nào và lợi dụng ra sao ở cảnh sau?

Trả lời:

Tính cách đó càng được thể hiện rõ hơn ở cảnh sau:

– Khi được thợ phụ gọi là “ông lớn” thì cho rằng ăn mặc theo lối quý phái thì sẽ được trở thành ông lớn, ngay lập tức thưởng tiền vì tiếng ông lớn

– Khi được thợ phụ gọi là “cụ lớn” thì liền bảo thợ phụ hãy cứ thong thả mà làm, vì tiếng “cụ lớn” này mà cho rằng thợ phụ rất đáng được thưởng và tiếp tục thưởng cho họ

– Khi được gọi là “Đức ông” thì cười lớn và tiếp tục thưởng cho thợ phụ. Còn cho rằng nếu thợ phụ tôn mình lên làm tướng công thì sẽ thưởng hết túi tiền mất

=> Vì biết rõ tính cách của Ông Giuốc-Đanh Hả hê, vui mừng ra mặt khi nghe những lời nịnh nọt nên bác phó may và thợ phụ đã lợi dụng điều đó để lấp liếm đi những sai sót của bộ trang phục. Hơn nữa còn lợi dụng để xin tiền của Ông Giuốc-Đanh.

Câu 4 – trang 121 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 2

Lớp kịch này gây cười cho khán giả ở những mặt nào

Trả lời:

Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-Đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười:

+ Bộ lễ phục với những bông hoa ngược

+ Tiền thưởng cho những tiếng tôn xưng quý phái hão

+ Vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc-Đanh khi mặc lễ phục cũng như khi được tôn xưng…

=> qua đó nhà văn chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội, cũng như thói xu nịnh, lợi dụng của những người thợ may và thợ phụ

Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 8, tại đây:

Hành động nói

Trả bài tập làm văn số 5