Bài soạn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí gồm các nội dung thực hành dưới đây:

I. TÌM HIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

Đọc văn bản “Tri thức là sức mạnh” (trang 34, 35 SGK) và trả lời câu hỏi:

a) Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

b) Văn bản có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra nội dung của mỗi phần và mối quan hệ của chúng với nhau.

c) Đánh dấu các câu mang luận điểm chính trong bài. Các luận điểm ấy đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết chưa?

d) Văn bản đã sử dụng phép lập luận nào là chính? Cách lập luận có thuyết phục hay không?

e) Bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống như thế nào?

nghi-luan-ve-mot-tu-tuong-dao-li

Trả lời:

a) Văn bản trên bàn về vai trò, sức mạnh của tri thức trong cuộc sống cũng như mọi lĩnh vực.

b)

*Với văn bản trên, ta có thể chia làm ba phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “tưởng ấy”): Nêu vấn đề: Tri thức là sức mạnh.

– Phần 2 (tiếp theo đến “trên thế giới”): Phần này tác giả đưa ra các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm chủ đề “Tri thức là sức mạnh”, mà cụ thể là sức mạnh tri thức trong lĩnh vực kĩ thuật đối với thành công của cuộc cách mạng ở Việt Nam và trường hợp chữa cổ máy phát điện của chuyên gia Xten-mét-xơ.

– Phần 3 (đoạn cuối): Đưa ra hiện trạng về thái độ của mọi người đối với tri thức.

* Mối quan hệ giữa các phần: 3 phần của văn bản này là kết cấu 3 phần của một bài viết nói chung: mở bài, thân bài và kết bài. Các phần này hỗ trợ bổ sung thông tin và kết luận cho nhau.

c)

* Các câu mang luận điểm chính trong bài:

– Tri thức là sức mạnh; Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh. (đoạn 1)

– Tri thức đúng là sức mạnh (trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật) (đoạn 2)

– “Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng.” (đoạn 3)

– “Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức.” (đoạn 4)

=>Các luận điểm đã diễn đạt được rõ ràng, dứt khoát ý kiến của người viết.

d)

– Phép lập luận chủ yếu trong văn bản này là chứng minh.

– Với các dẫn chứng cụ thể, đúng trọng tâm, bài viết được lập luận rất thuyết phục

e) Sự khác nhau giữa bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí và bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống chủ yếu là ở đối tượng nghị luận:

– Nghị luận về vấn đề một vấn đề tư tưởng, đạo lý là người viết đi làm sáng tỏ, chứng minh tính đúng đắn, tính chân lý của một tư tưởng, đạo lý hay lối sống.

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là từ một hiện tượng, sự việc diễn ra trong đời sống, người viết bàn luận và rút ra vấn đề mang tính khái quát, có ý nghĩa đạo lý, chân lý, tư tưởng.

II. LUYỆN TẬP

Đọc văn bản “Thời gian là vàng” (trang 36, 37 SGK) và trả lời câu hỏi về nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:

nghi-luan-ve-mot-tu-tuong-dao-li1

a) Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b) Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó.

c) Phép lập luận chủ yếu trong bài này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

Trả lời:

a) Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

b)

* Vấn đề của văn bản nghị luận: Giá trị của thời gian.

* Các luận điểm chính trong bài chính là các câu chủ đề của từng đoạn:

– Thời gian là sự sống.

– Thời gian là thắng lợi.

– Thời gian là tiền..

– Thời gian là tri thức.

Mỗi luận điểm về giá trị của thời gian được chứng minh bằng các dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

c)

– Phép lập luận trong bài chủ yếu là phân tích và chứng minh.

– Về sức thuyết phục của lập luận: Ban đầu tác giả đưa ra chân lý “thời gian là vàng” và ngay câu sau là một lập luận mở đầu quan trọng “Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được”. Tiếp theo là phân tích, chứng minh các luận điểm về giá trị của thời gian. Thời gian là sự sống, thì dẫn chứng không thể thuyết phục hơn, đó là nếu vào bệnh viện kịp lúc có thể được cứu chữa, nếu chậm có thể mất mạng. Còn thời gian là thắng lợi, thì không dẫn chứng nào thuyết phục hơn là trong chiến đấu của các anh bộ đội, biết nắm thời cơ, thời điểm thì sẽ thắng. Trong kinh doanh cũng thể hiện rõ giá trị của thời gian, vì như người ta vẫn nói buôn bán có lúc, có thời.

Quả thực, cách lập luận của bài viết rất thuyết phục.

Mong rằng bài soạn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí chi tiết trên đây sẽ hữu ích cho em trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.