Phần 1: Định hướng kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
Mục a: Trong phần nói và nghe này, các bạn không cần phải viết thành văn một câu truyện truyền thuyết hay cổ tích. Thay vào đó, các bạn sẽ chuẩn bị để diễn đạt nó thành lời.
Mục b: Để có thể kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, các bạn cần lưu ý những điều sau:
Một là, các bạn cần bám sát các ý chính, các sự kiện chính để có thể sáng tạo thêm theo cách của mình sao cho tác phẩm có những hình ảnh, và cách kết thúc truyện độc đáo hơn. Ví dụ như truyện cổ tích Tấm Cám. Thay vì để kết thúc truyện bằng hình ảnh hơi man rợ là Tấm đã ngâm mắm thịt mẹ con Cám, thì các bạn có thể cho tác phẩm kết thúc nhân văn hơn. Bằng cách cho mẹ con Cám cảm thấy hối lỗi, muốn lập công chuộc tội, hoặc bị đày ra đảo xa để sám hối…
Hai là, ở phần kể sử dụng văn nói, các bạn chú ý sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, theo lối khẩu ngữ kết hợp với giọng kể cuốn hút, truyền cảm cùng ngôn ngữ hình thể sống động. Ngôn ngữ hình thể ở đây cụ thể như là nét mặt, ánh mắt, cử chỉ… phù hợp với nội dung câu chuyện. Tránh sử dụng ngôn ngữ văn nói, dài dòng khó hiểu. Để bài nói thêm hiệu quả và ấn tượng, các bạn cũng có thể dùng thêm một số thiết bị hỗ trợ như video, tranh, ảnh…
Phần 2: thực hành Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích
Bài tập: kể lại truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời của bạn
Ở phần này, các bạn sẽ được thực hành để kể lại bằng lời truyền thuyết “Thánh Gióng”. Để thực hành tốt phần này, các bạn cần thực hiện một số các bước sau thật kỹ càng nhé!
Bước 1: Chuẩn bị
- Một là, các bạn cần đọc lại tác phẩm “Thánh Gióng”. Khi đọc lại các bạn chú ý gạch các ý chính, sự kiện quan trọng để có thể nắm vững mà không cần dùng sách. Các bạn có thể tự luyện nói trước ở nhà hoặc cùng nhóm bạn phân vai để đóng kịch và kể lại truyện theo cách của mình.
- Hai là, các bạn có thể sắp xếp tranh ảnh hoặc các phương tiện hỗ trợ khác nếu có để khi cần là có ngay để sử dụng.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
– Đầu tiên, các bạn cần xem lại dàn ý mình đã chuẩn bị ở phần Viết lại truyện trước đó. Bạn xem có cần chỉnh sửa hay bổ sung gì không. Những ngôn từ nào đang ở dạng văn viết thì bạn có thể chỉnh lại cho phù hợp nhất. Ví dụ như thay vì nói “Mặc dù đã lên ba tuổi, nhưng Gióng vẫn chẳng biết nói, biết cười, cứ đặt đâu nằm đó”. Thì các bạn có thể nói, “Dù đã lên ba, nhưng Gióng không như những đứa khác. Gióng không biết, nói cười, chỉ đặt đâu thì nằm đó”.
– Tiếp theo, các bạn đừng bỏ qua việc kiểm tra các ý chính, những yếu tố có thể giúp mình sáng tạo thêm và tạo thêm sự khác biệt của câu chuyện. Ví dụ như bạn có thể liên tưởng tới quê hương của Thánh Gióng hiện có thực ngoài đời ở làng Phù Đổng. Khi hiện giờ ngoài những vết tích còn lại như tre ngà, hố tre bị nhổ còn có đền thờ Gióng… Mở rộng thêm kiến thức sẽ giúp cho bài nói của bạn thêm độc đáo và ấn tượng.
Phần 3: Nói và nghe khi kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích
Hoạt động 1: nói
Lưu ý 1: Các bạn dựa vào dàn ý đã chuẩn bị sẵn để thực hiện việc kể lại tác phẩm trước lớp hoặc tổ.
Lưu ý 2: Các bạn nhớ đảm bảo nội dung câu chuyện vẫn phải đầy đủ ý chính. Đặc biệt, là cách kể truyện thật cảm xúc và sinh động. Càng biểu cảm, càng hấp dẫn càng tốt nhé!
Hoạt động 2: nghe
Khi thực hành kể lại mộ truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, không thể thiếu việc kiểm tra và chỉnh sửa.
Một là, các bạn nói có thể tự mình nhờ thầy cô giáo, hoặc bạn bè quay video mình kể lại để tự kiểm tra và rút kinh nghiệm. Đó là các bạn cần xem lại nội dung truyện “Thánh Gióng” đã đầy đủ chi tiết chưa tiết chưa? Còn thiếu sót những điều gì? Những nội dung sáng tạo thêm đã hợp lý chưa? Cách kể, giọng kể hay các thiết bị hỗ trợ đã hợp lý hay sáng tạo chưa?…
Hai là, những người nghe có thể đánh giá cách kể của người nói. Người nghe đã hiểu và nắm được nội dung tác phẩm được kể lại chưa? Các bạn cảm thấy thế nào về những yếu tố sáng tạo thêm mà người nói đã đưa vào tác phẩm? Khi nghe, các bạn chú ý tập trung, không sao nhãng, tránh mắc những lỗi sai không đáng có khi nghe.