Vì sao cần lập dàn ý phân tích một bài văn?

Dàn ý phân tích hai đứa trẻ – Làm một bài văn cũng như một bài toán. Nếu toán cần học thuộc công thức, đọc kỹ đề, làm từng bước theo công thứ thì văn chương cũng thế. Văn chương cũng có công thức nhất định và áp dụng từng đề bài. Khi phân tích bài văn, chúng ta cần phải lập dàn ý. Dàn ý chính là công thức giúp cho chúng ta làm đúng đề, đi đúng hướng, không bỏ sót bất kỳ một chi tiết quan trọng hay chi tiết dù là nhỏ thế nào. Nếu nắm được vấn đề này thì bài văn nào các bạn cũng sẽ làm tốt và đạt điểm cao trong các kì thi. Việc lập dàn ý cũng cần có kỹ năng. Chúng ta cần lập dàn ý từ trên xuống dưới, từng luận điểm, các dẫn chứng đi cùng luận điểm. Sau đó, sử dụng ngôn ngữ văn chương để “đắp thịt” lên “khung xương – dàn ý” mà chúng ta vừa đưa ra.

Như vậy, việc lập Dàn ý phân tích hai đứa trẻ , bài phân tích rất quan trọng và các bạn không thể bỏ qua nếu muốn viết một bài văn hay, chính xác từng luận điểm.

Dàn ý phân tích hai đứa trẻ

Dàn ý phân tích hai đứa trẻ

Mở bài

Phần mở bài rất quan trọng, trong phần này chúng ta sẽ khát quan về tác giả, tác phẩm.

Ví dụ: Thạch Lam là một trong những cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Ông có thế mạnh về truyện ngắn. Những tác phẩm văn chương của ông rất thích hợp để thanh lọc tâm hồn. Trong đó, hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm in trong tập “Nắng trong vườn” và được coi là nổi bật nhất của Thạch Lam. Truyện kể về cuộc sống khó khăn tại nơi xóm huyện nghèo với những con người vô cùng khổ cực. Đó là cuộc sống quê ngoại của tác giả vào những năm 1945. Chính vì vậy tác phẩm rất thấm đẫm tình cảm, có chút đượm buồn, thương cảm cho số phận của những con người nơi đây nhưng cũng thể hiện khao khát thay đổi cuộc sống, hướng tới tương lai, những điều tốt đẹp phía trước.

Thân bài

  1. Luận điểm 1: bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tà
  2. Luận điểm 2: Bức tranh nơi phố huyện nghèo khi màn đêm buông xuống
  3. Luận điểm 3: Cảnh chuyến tàu đêm và tâm trạng hai chị em liên khi đợi tàu

Kết bài

– Khẳng định một lần nữa giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

– Nếu suy nghĩ về tài năng, tinh thần nhân đạo của nhà văn

Bài mẫu thông qua dàn ý

Vào những năm 1945 có rất nhiều nhà văn hiện thực với các tác phẩm đồ sộ, thành công, mang đến tiếng vang trong diễn đàn văn học lúc bấy giờ. Một trong những cây bút xuất sắc nhất của Tự Lực Văn Đàn chính là Thạch Lam. Ông có sở trường viết truyện ngắn chạm đến trái tim người đọc. Những tác phẩm của ông nhẹ nhàng, thanh lọc tâm hồn, hướng con người ta đến cái thiện, cái đẹp. Tác phẩm Hai Đứa Trẻ là tác phẩm nổi bật nhất của Thạch Lam. Truyện kể về cuộc sống của những người ở nơi phố huyện nghèo, lầm lũi khổ cực và nói lên khát vọng đổi đời của người dân nơi đây.

  • Luận điểm 1: Bức tranh phố huyện chiều tàn

Dàn ý phân tích hai đứa trẻ – Mở đầu tác phẩm là hình ảnh phố huyện lúc chiều tàn: ““Chiều, chiều rồi, một chiều êm ả như ru…”. Một cảm giác buồn vô tận. Hình ảnh chiều tàn luôn là hình ảnh gợi đến nỗi buồn và sự cô đơn, lạc lòng. Dường như Thạch Lam cố tình mở đầu truyện bằng hình ảnh này để dự báo về cuộc sống cũng ảm đạm buồn tẻ của người dân nơi phố huyện nghèo. Tác giả đã khéo léo lấy không gian để nói đến cuộc đời con người. Những con người nơi đây cũng “tàn và buồn” như cảnh chiều nơi phố huyện.

Cả không gian buổi chiều tàn được Thạch Lam khắc họa rất rõ nét, sự nghèo nàn có mặt khắp mọi nơi”cái chòi ở huyện nhỏ, ngoài cánh đồng, trong cửa hàng của chị em Liên”. Từng câu văn, câu chữ nhả ra chất chậm rãi, thong thả với những âm thanh, hình ảnh báo hiệu đã hết một ngày.

Đó là tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, tiếng muỗi kêu ve ve, mặt trời lặn, những đám mây hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng trước mặt đen. Tất cả những hình ảnh đó đều gợi cảm giác bâng khuâng, buồn da diết. Đến như Liên cũng ngồi lặng yên bên mấy quả thuốc sơn đen, đôi mắt ngập bóng tối. Nghĩa là cả cảnh vật và con người đều thấy buồn, chẳng muốn làm gì, ngày sắp hết, mọi người về nhà, cửa hàng đóng cửa và cuộc sống cứ như vậy, trôi đi trong buồn bã.

Giọng văn man mác buồn cùng với lối miêu tả cảnh vật nhẹ nhàng, sâu lắng, trầm mặc. Dưới con mắt của iên cảnh vật hoàng hôn nơi phố huyện hiện lên rất yên tĩnh, nhưng lại mang nét buồn man mác.

Xóm huyện nghèo nàn xác xơ còn hiện rõ qua cuộc sống con người lúc chiều tàn, đó là cảnh họp chợ vãn từ lâu, người về hết và ồn ào cũng mất, trên nền đất rác rưởi còn tung tóe, mùi ẩm mốc, mùi cát bụi. Có lẽ cái nghèo cái đói nó quanh quẩn khắp xóm huyện nên con người ta cũng chẳng quan tâm gì đến môi trường xung quanh. Hình ảnh rác vứt bữa bãi, mùi hôi thối cũng cho thấy sự thờ ơ, buồn chán của người dân xung quanh đây. Một phiên chợ nghèo xơ xác và lụi tàn.

Cuộc sống vậy mà vẫn cứ tiếp diễn, vài người bán hàng về muộn thu gom hàng và còn nói với nhau một ít, mấy đứa nhà nghèo tranh nhau tìm tòi, nhặt nhạnh cái gì còn dùng được. Tất cả những hình ảnh đó đã khiến cho Liên – với một trái tim vô cùng nhạy cảm, tấm lòng nhân ái đã cảm thấy thương con người, thương cho thân phận những con người lam lũ nơi phố huyện nghèo.

  • Luận điểm 2: Bức tranh nơi phố huyện nghèo khi màn đêm buông xuống

Chỉ bấy nhiêu chi tiết nhỏ nhưng đã vẽ lên một bức tranh phố huyện nghèo nàn, xác xơ khi chiều tàn. Và đến ban đêm, nỗi cô đơn về cái nghèo lại càng dâng lên hơn trong mắt Liên.

Dàn ý phân tích hai đứa trẻ – Trong không gian ánh sáng và bóng tối xen kẽ lẫn nhau thì thứ ánh sáng từ các ngọn đèn hắt ra chỉ là ánh sáng yếu ớt. Phải chăng đây là hai hình ảnh đối lập mà Thạch Lam muốn sử dụng để chúng ta càng hiểu rằng, bóng tối nơi phố huyện chính là sự nghèo đói, xác xơ quá mạnh nên ánh sáng yếu ớt từ những ngọn đèn hay là hi vọng của những con người nơi đây quá yếu ớt không thể nào xua tan tối tăm!?

Tác giả đã miêu tả phố huyện vào ban đêm mới cô độc và buồn làm sao. Cả đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tôi, bóng tối bao trùm khắ nơi, các nẻo đường, ra sống, ra chợ về nhà, các ngõ xóm làng. Trong bóng tối đen như mực ấy là hình ảnh ánh sáng le lói lọt qua khe cửa của một số cửa hàng còn thức, là ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao lấp lánh trên cao, ánh sáng cũng đóm đóm bay là là trên mặt đất, là chấm lửa nhỏ ở gánh phở bác Siêu. Một bức tranh về bóng tôi và ánh sáng, mà bóng tối lấn áp quá nhiều.

Trong bóng tối con người vẫn sinh hoạt, nhưng những hành động của họ đều lột tả sự buồn chán, ảm đạm và bế tắc. Mẹ con chị Tí thì lỉnh kỉnh đồ đạc dọn hàng nước dưới gốc cây, tuy không kiếm được nhiều nhưng ngày nào cũng dọn hàng từ sáng sớm đến đêm. Hay bà cụ Thi ngửa cổ uống rượu cười khách khách lảo đảo đi trong bóng tối. Gánh phở Bác Siêu – món hàng quá xa xỉ với người dân nơi đây thì hiện lên qua ánh lửa nhỏ chập chờn, lơ lửng đi trong đêm tối. Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng những bài hát buồn khiến khung cảnh các u ám hơn. Chị em Liên thì trông coi cửa hàng tạp hóa bé xíu, sáng dọn, tối thu, ngày nào cũng lặp lại nhàm chán mà tiền không có bao nhiêu. Bằng chuỗi hình ảnh sinh hoạt của con người khi bóng tối ập đến, cảnh phố huyện mới lột tả sự nghèo đói, xác xơ thế nào. Con người sinh hoạt từ sáng sớm đến tối muộn mà vẫn buồn, vẫn nghèo, cuộc đời nhàm chán đến độ, có lẽ người ta sống trong cảnh khổ quen mà không hề biết họ khổ. Một đời người dài như thế, vậy mà ngày nào cũng lặp đi mấy việc như vậy, nếu sống không vui thì sống lâu có ích gì!?

Bức tranh về phố huyện khi màn đêm xuống đã lột tả chi tiết đời sống cơ cực người dân nơi đây, quan trọng hơn đó la sự nhàm chán, đơn điệu, buồn, bế tắc của kiếp người nơi phố huyện.

  • Luận điểm 3: Cảnh chuyến tàu đêm và tâm trạng chị em liên khi đợi tàu

Chỉ có buổi tối muộn, chị em Liên mới được chứng kiến cảnh đoàn tàu – một  hình ảnh mới vụt qua nơi phố huyện, hay nói đúng hơn là hi vọng vào tương lai tươi đẹp, vào một vùng đất khác mà chỉ có những đứa trẻ với tâm hồn nhạy cảm như Liên mới có thể cảm nhận được. Cô bé đã cảm thấy cuộc sống nơi đây quá buồn tẻ đến nỗi cô luôn mang hi vọng của mình gửi theo đoàn tàu.

Ngày nào cũng vậy, chị em Liên cố thức để đợi tàu bán hàng và để nhìn chuyến tàu đi qua, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya.  Chị em liên háo hức và mong đợi vô cùng, giống như mong đợi mẹ khi đi xa sẽ mang quà về và đó cũng là mong đợi một tia sáng mới soi xuống cuộc đời. Có lẽ vì ý nghĩa nhân văn của hình ảnh chuyến tàu đi qua mà Thạch Lam miêu tả rất chi tiết cảnh báo tàu đến và cảnh tàu đi qua.

Bằng bút pháp nghệ thuật tinh tế, sự quan sát tỉ mỉ, miểu tả hình ảnh tàu từ Hà Nội về theo trình tự từ xa đến gần bằng nhiều giác quan., sự đan xen giữa hiện thực và quá khức, Thạch Lam đã vẽ lên khung cảnh đợi tàu và tàu về thật đẹp, nhiều hi vọng nhưng cũng nhanh chóng qua đi, lụi tàn.

Ở cảnh đợi tàu, Thạch Lam miêu tả chi tiết các dấu hiệu đoàn tàu xuất hiện như ngọn lửa xanh biếc, tiếng còi xe lửa, tiếng dồn dập, tiếng rít mạnh vào ghi. Khi đoàn tàu xuất hiện là hàng loạt các hình ảnh như toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuốn đường, các toa hoạng sang lố nhố người… Đoàn tàu đến như một thứ ánh sáng diệu kỳ, tỏa sáng cả phố huyện nghèo nà. Dường như người dân nơi đã đã quen với việc này và gắn mốc thời gian để nghỉ ngơi, chỉ khi đoàn tàu đi qua thì họ mới nghỉ. Đoàn tàu qua đi cũng là lúc chị em Liên díu cả mắt và chìm vào giấc ngủ.

Đoàn tàu đi lại trả lại phố huyện nghèo sự im lặng, yên tĩnh và xơ xác. Tất cả ánh sáng từ đoàn tàu nhanh chóng biến mất, cuộc sống nơi phố huyện lại trở về như cũ. Qua hình ảnh này, chúng ta hiểu rằng, âm thanh, ánh sáng rực rỡ mà đoàn tàu mang lại nó khác hoàn toàn với cuộc sống nhàm chán, yên lặng, nghèo xác xơ nơi phố huyện. Đó là một thế giới mà chị em Liên cũng như những kiếp người nhỏ bé nơi phố huyện luôn mong mỏi khao khát.

Đây chính là tấm lòng của nhà văn dành cho những nhân vật của mình. Ông thương cảm với cuộc đời nghèo khổ, làm lũ, đơn điệu của những người dân phố huyện nghèo. Đó là những con người mang một cuộc sống đáng thương nhưng vẫn khao khát, cháy bỏng. Tuy nhiên, những điều mà họ khao khát chỉ rất mong manh, huyền ảo tự như ngọn đèn leo lắt trong đêm.

Thạch Lam không dựng lên một cốt truyện quá hoành tráng, mà chỉ dùng lời văn nhẹ nhàng của mình dựng lên một cốt truyện cũng rât nhẹ nhàng. Toàn bộ tác phẩm đều là cảnh buồn man mác giống như giọng văn của ông. Mở đầu là phố huyện chiều tàn, kết thúc cũng là là cảnh tàn đêm. Cuộc đời các nhân vật cũng nhạt nhẽo, buồn tẻ, cô độc, liêu xiêu như vậy. Toàn bộ khung cảnh đều u ám, đều buồn, nhàn nhạt. Trong sự nhàn nhạt ấy vẫn le lói lên hi vọng dẫu hi vọng rất mong manh.

Nhưng khi đọc truyện Thạch Lam người đọc cảm thấy rất thấm, rất thương cho cuộc đời các nhân vật dù không phải là bi kịch như Chí Phèo của Nam Cao, không vũng vẫy mạnh mẽ như Mị của Vợ Chồng A Phủ. Nhân vật của Thạch Lam cuộc đời lặp lại đến nhàm chán, chính vì vậy nên chúng ta mới thương. Bởi như Thạch Lam viết, có lẽ sống trong cái khổ lâu nên họ không biết mình khổ, đó chính là sự đáng thương.

Dàn ý phân tích hai đứa trẻ – Khép lại trang sách, chúng ta vẫn cảm thấy dư âm buồn tẻ nơi phố huyện chiều tàn, về đêm. Có thể hình dung ra khung cảnh nghèo xác xơ nơi đây và thấu hiểu, cảm thông cho cuộc đời những con người lam lũ, khổ cực một đời và buồn thương thay cho cuộc sống đơn điệu , nhàm chán của những người trẻ. Tác phẩm mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thấu hiểu và thương con người của Thạch Lam. Lời văn nhẹ nhàng, thấm đẫm tình người và rất sâu sắc.

>> Xem thêm: Phân tích Hai Đứa Trẻ của nhà văn Thạch Lam