LUYỆN NÓI: TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM

I. Chuẩn bị ở nhà 

(Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm)

Lập đề cương cho các bài tập sau và tập nói để trình bày trước lớp

Trả lời

Đề cương tham khảo

Đề bài 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn (xem lại phần Tập làm văn trang 177)

a) Mở bài:

– Câu chuyện này xảy ra từ lâu rồi, khi mình còn học lớp 1

– Mình muốn kể câu chuyện này với hi vọng các bạn sẽ không gặp phải sai lầm như mình

b) Thân bài:

– Mình nhớ không nhầm đó là Tết năm mình học lớp 1. Mẹ đã dặn mình rằng tất cả tiền mừng tuổi hãy đưa cho mẹ để dùng số tiền đó cho việc học tập

– Nhưng vì đang rất thích một bộ đồ chơi, nên mình đã nảy ra ý nghĩ sẽ lấy bớt tiền mừng tuổi và lén mẹ dùng để mua đồ chơi.

– Khi mua được món đồ mình không hề cảm thấy vui mà vừa lo vừa sợ và giấu nó trong ngăn bàn, không dám lôi ra chơi vì sợ mẹ biết. Trong một lần dọn bàn học cho mình, mẹ đã vô tình phát hiện ra mòn đồ chơi.

– Mẹ gọi mình lại hỏi món đồ ở đâu ra, mình đã nói dối là được bạn tặng. Nhưng dường như linh cảm của một người mẹ đã mách bảo rằng mình không nói thật. Mẹ gặng hỏi mãi thì mình bắt đầu sợ hãi, nhìn biểu hiện của mình mẹ như ngầm đoán được mình đang che giấu gì đó. Mẹ bảo: “Nếu con có trót làm gì sai, hãy thật thà nhận lỗi với mẹ, mẹ sẽ tha thứ cho con”

– Nghe được câu nói ấy, mình bật khóc và thú nhận với mẹ mọi chuyện. Khuôn mặt mẹ lúc ấy không hề giận dữ mà vừa buồn vừa thất vọng. Mình hiểu đó không chỉ đơn giản là việc mua một món đồ chơi, mà còn là việc mình đã lừa dối mẹ.

– Mẹ suy nghĩ một lúc rồi ôm mình và nói rằng, hành vi của mình là gian dối và sai trái, nó làm mẹ rất buồn, mẹ yêu cầu mình không bao giờ được tái phạm nữa. Mình cũng đã hứa với mẹ như vậy.

c) Kết bài

– Đến tận bây giờ, khi nghĩ lại chuyện ấy, mình luôn thấy xấu hổ và giận chính mình.

– Mình mong các bạn qua câu chuyện này cũng sẽ rút ra được bài học cho bản thân.

Đề bài 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến chứng minh Nam là một người bạn rất tốt

a) Mở bài:

– Buổi sinh hoạt lớp thường diễn ra vào mỗi thứ 7 hàng tuần

– Buổi sinh hoạt lớp lần trước có chủ đề: Em hãy bày tỏ tình cảm với người bạn mà mình yêu mến.

b) Thân bài:

– Em đã bày tỏ tình cảm và sự biết ơn với Nam, một người bạn rất tốt và giúp đỡ em rất nhiều

– Em là một học sinh chuyển trường, ngay từ buổi học đầu tiên ở trường mới, Nam đã chủ động trò chuyện và nói với em nếu có bài nào không hiểu thì hãy hỏi Nam

– Kể từ đó em và Nam trở thành bạn tốt của nhau.

– Nam cho em mượn sách vở để xem lại những bài cũ đã học, khi gặp bài khó, Nam sẵn sàng hướng dẫn cho em nhiệt tình

– Khi có đồ ăn, Nam luôn chia cho em và giới thiệu em cho những bạn mới’

– Nam không chỉ tốt với em, mà còn đối tốt với tất cả các bạn trong lớp.

c) Kết bài:

– Nam vừa học giỏi, vừa hòa đồng và đối xử tốt với mọi người

– Em cảm thấy may mắn và biết ơn khi có người bạn tốt như Nam

Đề bài 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc đã trót qua rồi!” hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.

a) Mở bài:

Tôi là người có tính đa nghi, đối với mọi người xung quanh phòng ngừa quá sức. Chính vì tính khí này đã làm tôi ân hận suốt đời

b) Thân bài:

– Tôi đem lòng yêu mến Vũ Thị Thiết, sống cùng làng Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp.

– Cưới nhau chưa được bao lâu thì tôi phải đi lính, tạm xa và mẹ già.

– Chia tay vợ trong niềm lưu luyến, nhớ thương. Tôi xúc động nhất khoảnh khắc vợ rót chén rượu đưa tiễn tôi và nói nàng không cần vinh hoa phú quý, chỉ cần tôi được bình yên.

– Trong thời gian đi lính : Tôi đi được một tuần thì vợ sinh con trai đặt tên là Đản. Mẹ tôi ở nhà vì quá thương nhớ tôi nên sinh bệnh. Vợ tôi ở nhà chăm nom mẹ tôi ân cần, chu đáo, ai ai cũng phải công nhận sự hiền thảo đó. Khi mẹ mất, vợ tôi khóc thương và lo liệu cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp.

– Ba năm sau tôi trở về, trước sự ra đi của mẹ tôi đau đớn, xót xa vô cùng. Tôi bế con trai ra mộ để cùng thắp nén hương cho mẹ, nhưng nó khóc lóc, không chịu nhận tôi, nói cha nó chỉ nín thin thít, đêm nào cũng đến.

– Tính tôi đa nghi lại vội vàng nên vô cùng giận giữ, không để cho vợ thanh minh mà ngay lập tức đuổi đi.

– Trước cơn thịnh nộ của tôi, dù vợ hết lời giải thích, thanh minh nhưng tôi vẫn không tin

– Vì uất ức, vợ tôi gieo mình xuống sông tự tử dù vẫn còn rất giận nhưng biết tin nàng tự tử tôi cũng động lòng thương, vớt xác lên nhưng không thấy.

– Một đêm, nằm cùng bé Đản, bé chỉ tay lên chiếc bóng trên vách tường và nói đó là cha mình. Tôi bàng hoàng nhận ra nỗi oan tày đình của vợ. Tôi đau đớn, dằn vặt tự trách mình.

– Cạnh bến sông có người tên Phan Lang, vì được Linh phi dưới thủy cung đền ơn cứu mạng nên đã được cứu vớt trong một lần chạy giặc Minh.

– Ở dưới thủy cung, ông ta gặp lại vợ tôi. Nàng đã nhờ Phan Lang chuyển lời và chuyển kỉ vật đến tôi. Ban đầu không tin nhưng khi nhìn thấy vật cũ của vợ mới hốt hoảng tin theo.

– Hôm sau, tôi nghe theo lời dặn, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về đẹp lung linh. Tôi xúc động, nghẹn ngào gọi vợ, nàng chỉ thấp thoáng giữa nói vọng vào lời từ biệt tôi.

– Tôi đau đớn, ân hận, giày vò, vì những cơn ghen mù quáng của mình.

c) Kết bài:

– Vì những sai lầm ích kỉ của bản thân, tôi đã để vợ mình ra đi một cách oan ức. Dù rất ân hận nhưng vợ cũng sẽ không bao giờ khiến vợ quay trở lại được

– Trương Sinh tự rút ra cho mình bài học: Trong tất cả các mối quan hệ, nhất là mối quan hệ giữa Vợ – chồng phải biết yêu thương tôn trọng và đặt niềm tin ở nhau mới có hạnh phúc bền lâu.

II. LUYỆN NÓI TRÊN LỚP

  1. Chủ động xin được trình bày trước lớp, theo những yêu cầu của thầy cô.
  2. Nói ngắn gọn, mạch lạc, tự tin hướng vào người nghe, kết thúc có lời cảm ơn.
  3. Chú ý rút kinh nghiệm những yếu điểm mình làm chưa tốt.

Tham khảo thêm các bài soạn Ngữ văn lớp 9 tập 1, tại đây:

Phong cách Hồ Chí Minh

Các phương châm hội thoại

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh