I – CHUẨN BỊ Ở NHÀ LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH

Câu hỏi: Mỗi học sinh chuẩn bị viết một đoạn văn chứng minh ngắn theo một trong số các đề văn dưới đây:

Luyện tập viết đoạn văn chứng minh
Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Đề số 1. Tục ngữ có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nhưng có bạn nói: nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào. Hãy nêu ý kiến riêng của em và chứng minh đó là đúng. 

Gợi ý:

Cha ông ta có rất nhiều ca dao, tục ngữ hay được đúc rút kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống. Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn ý chỉ sự học hỏi, tiếp thu kiến thức từ thực tế sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn. Tuy nhiên, khi bước chân ra khỏi xã hội để học tập, bạn vẫn cần phải chăm chỉ. Nếu chăm chỉ học tập và tiếp thu kiến thức thì “sàng khôn” đó sẽ ngày một nhiều. Các bạn trẻ bây giờ ngại đi ra khỏi vùng “an toàn” vì được bao bọc quá nhiều bởi cha mẹ. Chúng ta phải mạnh mẽ và bứt phá để tiếp thu kiến thức. Thậm chí là chịu vấp ngã để gặt hái được những thành công. Nếu bạn không đi thì không biết được Vịnh hạ Long đẹp như thế nào? Săn mây ở Tam Đảo thú vị ra làm sao… Bạn cũng không thể học được cách tự bảo vệ mình khi đi du lịch như thế nào? hay đơn giản là cách sinh tồn trong môi trường không thuận lợi ra làm sao? Vì thế, hãy đi nhiều thật nhiều khi có thể bạn nhé. và đừng quên, hãy có ý thức học tập và tiếp thu kiến thức để thu về cho mình thật nhiều “sàng khôn” nhé!

Đề số 2. Chứng minh rằng, văn chương gây ra cho ta những tình cảm ta không có?

Gợi ý:

Có bao giờ bạn đọc 1 tác phẩm văn học hay ngâm một bài thơ, bài ca dao mà phiêu theo những câu chuyện trong đó chưa? Thậm chí, bạn có thể phiêu theo cảm xúc của tác giả – thứ cảm xúc mà nếu bạn không tiếp xúc, trải qua thì bạn không thể có. Tôi đã có những tình cảm mà tôi chưa có chỉ khi đọc đến tác phẩm văn học tắt đèn của Ngô Tất Tố. Câu chuyện kể về thân phận của con người phong kiến ngày xưa. Số phận đưa đẩy với thuế má cắt cổ, những trận hành hung, đánh đập người thân. Hay phải vắt sữa mình để nuôi một người già sắp chết nhà lý trưởng. Phải dứt lòng bán con gái và đàn chó mới đẻ để lấy tiền đóng tô đóng thuế. Nhưng cuối cùng, số phận và cuộc đời vẫn tăm tối và mờ mịt với hình ảnh chị Dậu đi trên đê trong bóng tối. Thất vọng về cuộc đời, thương cảm về số phận. Tôi đã có những cảm xúc căm phẫn đến đồng lòng, thương cảm cho số phận của người xưa. Rồi từ đó, mà tinh thần yêu nước trong tôi càng sôi sục. Tôi càng cảm thấy biết ơn sự hi sinh của anh hùng liệt sĩ đã mang hòa bình về cho đất nước.

Đề số 3. Chứng minh rằng, văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có

Gợi ý:

Đúng là vậy, văn chương đã luyện cho ta những tình cảm mà ta sẵn có. Như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước… Mỗi một bài thơ ca nói về tình cảm gia đình cụ thể là tình phụ tử, mẫu tử. Chúng ta lại rưng rưng, xúc động với những hi sinh thầm lặng của cha mẹ. Những bậc sinh thành có thể nhịn ăn, nhịn uống, nhịn mặc để ta không thua thiệt bạn bè. Ta còn quá nhỏ hoặc hiểu nhưng chưa hiểu hết được lòng cha mẹ. Bạn có thương cha mẹ mình không? Tôi thì có, tôi thương cha mẹ rất nhiều. mỗi khi học đến bài thơ ca có cha, có mẹ, tôi lại xúc động mà liên tưởng đến cha mẹ mình.

Đề số 4. Chứng minh rằng, nói dối có hại cho bản thân

Gợi ý:

Nói dối là biểu hiện của sự lươn lẹo. Nói không đúng sự thật làm người khác mất lòng tin vào mình. Bản thân bạn khi bị ai nói dối có thấy buồn và thất vọng không? Dĩ nhiên là có vì cảm giác bị lừa dối thật khó chịu. Nếu trong trường hợp bạn cũng nói dối với người khác thì họ cũng cảm thấy như vậy. Nói dối nhiều sẽ thành thói quen và gây tai hại rất nhiều cho chính mình. Bạn sẽ đánh mất niềm tin của người khác vào mình. Làm mất giá trị của bản thân.Không có ai tin tưởng bạn nữa. Vì thế, đừng nói dối bạn nhé, hãy thành thật sẽ giúp mọi người yêu thương và quý trọng bạn nhiều hơn.

Đề số 5. Chứng minh rằng, Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi.

Gợi ý:

Bác Hồ là một vị cha già của dân tộc Việt Nam. Bác là người đã soi đường, chỉ lối cho dân tộc ta đánh thắng quân xâm lược, giữ vững hòa bình cho đến hôm nay. Bác luôn yêu thương các thế hệ công dân Việt Nam, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Mỗi dịp tết Trung thu hay tết Thiếu nhi, bác luôn có thư và lời chúc gửi đến các cháu. Bác coi thiếu nhi như búp trên cành, như chồi măng của đất nước. Tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi được cả dân tộc Việt Nam và Thế giới đều biết. Nhiều bài hát được phổ cập trong đó tiêu biểu nhất là bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng…” Bác coi các cháu thiếu nhi như ruột thịt và máu mủ của mình. Các cháu cũng rất yêu quý Bác.

Đề số 6. Chứng minh Bác Hồ là người rất yêu cây cối

Gợi ý:

Có thể nói, vị cha già của dân tộc Việt Nam là một người có tình yêu với thiên nhiên đất nước. Bác là một trong những tấm gương tiêu biểu trong việc phát động phong trào trồng cây xanh. Nhiều hoạt động được tiếp diễn và diễn ra thành công tốt đẹp. Cho đến nay, hoạt động động trồng cây xanh noi gương Bác vẫn luôn còn mãi. Dù là các cấp bộ từ lớn đến bé. Thậm chí, trong trường học cũng được phát động trồng cây xanh. Đặc biệt là dịp Tết đến Xuân về – thời điểm lí tưởng để phát động phong trào trồng cây bảo vệ môi trường.

Đề số 7. Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc

Gợi ý:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sách nhái, sách giả. Thậm chí có những loại sách truyền tà đạo, giáo điều nhằm mục đích che mắt dân chúng. Hoặc có những loại sách mang văn hóa phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, suy nghĩ. Vì thế, mỗi chúng ta cần lựa chọn loại sách phù hợp và đáp ứng nhu cầu hiểu biết kiến thức, phát huy tiềm năng sáng tạo… Độ tuổi nào chọn sách phù hợp với độ tuổi đó. Ví dụ, bạn ở độ tuổi thiếu nhi thì nên lựa sách thiếu nhi. Bạn chưa đủ hiểu biết và trình độ để đọc những loại sách mang kiến thức vĩ mô. Ví dụ như sách kinh doanh hay sách học cách làm giàu. Chính vì thế, cần lựa chọn loại sách đọc kĩ càng để đáp ứng nhu cầu bạn nhé.

Đề số 8. Chứng minh rằng bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.

Gợi ý:

Hiện nay, báo đài đưa tin rất nhiều về thiên tai như bão, lũ, động đất, sóng thần… Vì nhiều lý do khác nhau. Thủng tầng ozon do ô nhiễm mỗi trường gây các hiện tượng sấm sét, nước biển dâng… Hoàng loạt các sự kiện chặt phá rừng trái phép khiến lũ cuốn trôi nhà cửa, núi đồi. Hàng loạt các thiên tai đó phần nhiều là do con người mà ra. Khi các thiên tai đổ bộ thì chính con người phải gánh chịu những hậu quả đó. bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta hôm nay cần phải hành động để loại bỏ và ngăn chặn tác hại. Thực hiện nghiêm chỉnh quy tắc an toàn và bảo vệ thiên nhiên như: chỉ xả thải khi đã qua xử lý, không chặt phá rừng bừa bãi… Mỗi cá nhân, mỗi tập thể cùng nghiêm chỉnh thực hiện thì cả xã hội sẽ bảo vệ được môi trường và cuộc sống của chính chúng ta.

II – THỰC HÀNH TRÊN LỚP

Câu 1. Mỗi học sinh đọc đoạn văn đã chuẩn bị cho các bạn trong tổ nghe và góp ý?

Trả lời: Dựa theo những mẫu văn bản bên trên, em lựa chọn 1 văn bản hoặc viết lại theo ý hiểu của mình. Thực hành đọc trong tổ, nghe góp ý từ các bạn và chỉnh sửa cho hoàn thiện.

Câu 2. Đọc và sửa trước lớp một số đoạn văn dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo?

Trả lời: Em cùng các bạn trong lớp dưới sự hướng dẫn của thầy cô để chọn ra 1 vài bài văn tiêu biểu. Nghe đọc và nhận xét từ các bạn và cô giáo để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình.