Mục lục

Bài soạn Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh giúp các em học sinh trả lời câu hỏi cuối bài học. Giúp các em nắm kiến thức cơ bản để chuẩn bị bài học tốt nhất.

Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

I – VĂN BẢN

1 – Tác giả, tác phẩm

  • Tác giả:

– Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) quê ở tỉnh Hải Dương, sống vào thời buổi đất nước loạn lạc.

– Ông có nhiều công trình biên soạn, khảo cứu thuộc nhiều lĩnh vực: triết học, văn học, lịch sử, địa lí… bằng chữ Hán.

  • Tác phẩm:

– Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (trích trong Vũ Trung tùy bút) là tác phẩm đặc sắc của ông, viết vào khoảng đầu thế kỷ XIX.

– Vũ trung tùy bút gồm 88 mẩu chuyện nhỏ được ghi chép tùy hứng, tả mạn

– Tác phẩm có giá trị văn chương đặc sắc, là tài liệu quý về lịch sử, địa lý

2 – Bố cục đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:

Phần 1 từ đầu đến biết đó là triệu chứng bất thường: Nói về cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh.

Phần 2 tiếp cho đến hết: Kể về những thói quen nhũng nhiễu dân chúng của bọn quan lại.

II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua chi tiết nào? Hãy nhận xét về lời văn ghi chép sự việc của tác giả. Tại sao khi kết thúc đoạn văn miêu tả này, tác giả lại nói: “… kẻ thức giả biết đó là triệu chứng bất thường”?

Trả lời:

  • Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và quan lại qua những chi tiết

– Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc, ngự li cung trên Tây Hồ

– Binh lính mặc quần áo đàn bà, dàn cảnh buôn bán cạnh Tây Hồ

– Tùy thích cho nhạc công biểu diễn để thưởng thức

– Trong phủ điểm xuyết, bày vẽ núi non, thu sản vật quý như: chơi trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch

  • Nhận xét lời văn ghi chép của tác giả

Việc ghi chép của Phạm Đình Hổ vừa kín đáo, khéo léo miêu tả chi tiết, tỉ mỉ thói ăn chơi xa hoa của triều đình. Qua đó, tác giả cũng thẳng thắn thể hiện thái độ thờ ơ của mình trước việc ăn chơi của Chúa. Đặc biệt khi miêu tả cảnh trong phủ Chúa.

“Trong phủ, tùy chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non”.

  • Khi kết thúc đoạn trích tác giả nói: “… kẻ thức giả biết đó là triệu chứng bất thường”?

– Thể hiện thái độ phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi xa hoa, hưởng lạc.

– Thái độ khinh thường, nhũng nhiễu, làm loạn dân chúng, ăn chơi trên mồ hôi, nước mắt của dân chúng. Chỉ biết đến khoái lạc của bản thân mà không lo toan cho đất nước.

– Cảnh báo về tình trạng của chúa Trịnh và quan lại trong tương lai. Triều đình sẽ không giữ được bao lâu khi nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng.

Câu 2. Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu… cũng vì cớ ấy”.

Trả lời:

  • Thủ đoạn nhũng nhiễu dân chúng được tác giả ghi chép tỉ mỉ:

– Bọn hoạn quan cung giám lại thường nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm.

– Họ dò xem nhà nào có chậu hoa, cây cảnh, chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ “Phụng thủ” vào.

– Vô cớ buộc tội đem giấu vật cung phụng để dọa lấy tiền.

– Các nhà giàu thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, đập núi non bộ, phá cây cảnh để tránh tai vạ

-> Một hiện trạng bất công trong xã hội, sự vô lí và phi lí đến mức không thể chấp nhận được. Từ người nghèo cho đến người giàu có đều bị nhũng nhiễu và hạch sách những chuyện vô lý. Thậm chí vị vu oan, giáng họa khi ăn cắp vật phẩm, chúng vừa ăn cắp, vừa la làng, vu khống.

  • Ý nghĩa đoạn văn cuối bài: “Nhà ta ở phường Hà Khẩu… cũng vì cớ ấy”

Thể hiện một hiện trạng vô lý, bất công dưới thời vua Lê Chúa Trịnh. Các gia đình phải tự tay mình chặt bỏ những của quý, vật lạ để tránh mang tai vạ vào thân. Chính gia đình tác giả cũng phải chặt cây lê và cây lựu để gia đình được yên ổn.

Đoạn văn được ghi chép và kể lại một cách chân thực nhưng không kém phần sinh động. Những dẫn chứng từ thực tế ở nhà của tác giả chứ không phải nơi nào khác xa lạ. Qua đó, tác giả đã gửi gắm một thái độ, cảm xúc khinh thường với chúa Trịnh và quan lại một cách kín đáo.

Câu 3. Theo em, thể văn tùy bút trong bài có gì khác so với truyện mà các em đã học ở bài trước?

Trả lời:

Theo em, thể loại tùy bút có nhiều điểm khác so với thể loại truyện mà em đã được học ở chỗ:

369 sự khác nhau giữa tùy bút và truyện
Sự khác nhau giữa tùy bút và truyện

III – LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Căn cứ vào bài Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh và cả bài đọc thêm dưới đây. Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII?

Trả lời:

Cuối thế kỷ XVIII là thời kì cầm quyền của vua Lê Chúa Trịnh. Tình cảnh đất nước rơi vào trạng thái hỗn độn, khốn cùng. Dân chúng sống khổ sở còn vua chúa thì sống trong cảnh xa hoa, tráng lệ.

Vua chúa và quan lại không lo việc triều chính, suốt ngày chỉ lo ăn chơi, hưởng lạc. Trong phủ chúa có vô số chim quý, cây cối đẹp, các hòn non bộ xếp hàng dài. Khung cảnh tráng lệ đó chỉ phục vụ cho thói quen xấu hưởng lạc của chúa Trịnh và quan lại.

Khác hẳn với phủ chúa, dân chúng lầm than, khổ cực. Đến những gia đình giàu có cũng bị nhũng nhiễu, làm loạn. Chúng vu oan, giáng họa cho dân chúng ăn trộm của quý trong phủ chúa. Nửa đêm trèo tường vào nhà dân ăn trộm, ăn cắp. Thậm chí còn phá tường để lấy của quý của dân.

Chúng vừa ăn cắp, vừa la làng khiến dân chúng lầm than, khổ cực. Nhiều người phải bỏ của cải để van nài chúng. Có những hộ gia đình phải tự tay chặt phá cây quý, đập hòn non bộ để tránh tai vạ vào thân.

Cuộc sống quá khổ cực, cảnh dân chúng lầm than, chết đói triều đình cũng không lo toan. Thóc lúa mất mùa, nhiều người bỏ xứ ra đi để lại ngôi làng hoang tàn, rậm rạp. Mãi cho tới khi hết thời buổi lạc loạn, dân mới trở về tìm nền đất cũ để xây dựng làm ăn lại từ đầu.

Cuộc sống khốn cùng đã dồn dân chúng vào con đường thống khổ nhưng bọn quan lại triều đình và chúa Trịnh lại không hề biết. Một đám người ích kỷ, trụy lạc chỉ làm khổ dân chúng.

Tóm lại, cuộc sống xa hoa, tráng lệ của vua Lê – chúa Trịnh thời buổi bây giờ khiến dân chúng lầm than. Oan cũng không được giải, thậm chí tội còn bị nặng hơn. Sự tương phản, đối lập giữa phủ chúa với dân chúng đã tạo nên nghịch cảnh trong xã hội lúc bấy giờ.