Trả bài tập làm văn số 3 là nội dung quan trọng giúp em tự sửa cách làm văn của mình. Do vậy em đừng ngại khi soát bài, làm lại bài.

Gợi ý đánh giá bài làm Trả bài tập làm văn số 3

Câu 1: Bài làm có theo một bố cục nhất định không? Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài có phân biệt rõ rệt không, có xuống dòng không?

Trả lời:

– Bài làm được viết theo một bố cục nhất định bao gồm: Mở bài, Thân bài và Kết bài.

– Các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài được phân biệt rõ ràng bằng cách chi đoạn, và có xuống dòng.

Câu 2: Mở bài có nêu được định nghĩa chung, xác đáng về đồ dùng có ích đối với con người không?

Trả lời:

– Mở bài đã nêu được chính xác định nghĩa về đồ dùng có ích với con người.

Ti vi – một đồ vật không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, mỗi gia đình trong chúng ta. Đây là một loại vô tuyến hình hộp dùng để truyền phát âm thanh, hình ảnh đối với người nghe và người xem.

Câu 3: Thân bài đã nêu được chính xác các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đồ dùng ấy chưa? Đồ dùng ấy có ích cho con người ở những điểm nào?

Trả lời:

– Thân bài đã nêu được chính xác các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của đồ dùng ấy.

– Đồ dùng ấy có ích cho con người ở những điểm:

+ Ti vi giúp con người tiếp cận với đời sống hiện đại và văn minh hơn; vươn ra tầm thế giới.

+ Chúng ta xem tivi sẽ giúp giải trí, giảm tỏa căng thẳng sau giờ làm việc hoặc học tập.

+ Ti vi giúp con người hiểu biết nhiều hơn.

Câu 4 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 159: Kết bài đã nêu cách bảo quản đồ dùng ấy như thế nào?

Trả lời:

– Kết bài đã nêu được cách bảo quản đồ dùng ấy:

Ti vi là đồ điện tử nên nó sẽ rất dễ bị hỏng hóc. Chúng ta cần phải đặt chúng ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và không được tiếp xúc với nước. Trong những hôm mưa to gió lớn, có sấm chớp chúng ta nên tắt và rút dây để tránh trường hợp ti vi bị cháy, nổ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần mang ti vi đi bảo hành, thay linh kiện để duy trì tuổi thọ lâu hơn.

Câu 5 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 159: Bài thuyết minh đã vận dụng những phương pháp nào?

Trả lời:

– Bài thuyết minh đã vận dụng những phương pháp là: thuyết minh, giải thích, chứng minh, nghị luận.

Câu 6 SGK Ngữ văn 8 tập 1 – trang 159: Câu văn có chính xác, sinh động, hấp dẫn không?

Trả lời:

– Các câu văn trong bài đều có thông tin chính xác, nhiều hình ảnh sinh động và hấp dẫn.

Câu 7: Sửa các lỗi chính tả, ngữ pháp và dùng từ (nếu có).

Trả lời:

– Sau khi được trả bài tập làm văn số 3, nếu có lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, dùng từ thì các em cần sửa chữa lại cho đúng.

DÀN Ý CHO ĐỀ MẪU

Đề 1: Thuyết minh về tivi

Mở bài:

Giới thiệu về chiếc ti vi – một vật dụng không thể thiếu của mỗi gia đình trong cuộc sống hiện đại.

Thân bài: 

– Cấu tạo của chiếc ti vi: 

+ Tivi có phần màn hình dùng để chiếu các khung ảnh từ video lên. Màn hình tivi hiện nay có rất nhiều loại như: màn hình LED, tinh thể lỏng, màn hình cong,…

+ Sau lưng tivi được tráng một lớp sơn (tùy vào nhu cầu của khách hàng thì màu nào cũng có) để tăng thẩm mỹ. Bên cạnh đó, còn dùng để bảo vệ các linh kiện quan trọng bên trong.

+ Với các loại tivi hiện đại như bây giờ thì còn hỗ trợ phần chân cắm vào loa, máy hát karaoke vô cùng tiện lợi.

+ Chúng ta còn có thể kết nối Tivi với wifi để truy cập vào các nền tảng mạng xã hội.

– Lợi ích của tivi:

+ Giúp chúng ta tiếp cận được với công nghệ, với tri thức mới.

+ Xem phim, nghe nhạc giải trí sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng.

– Cách sử dụng tivi:

+ Cách sử dụng tivi vô cùng đơn giản, chỉ cần bấm điều khiển là có thể bật/tắt. Ngoài ra, một số tivi còn được kết hợp với chức năng giọng nói hoặc cảm ứng.

+ Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể dùng chuột máy tính để điều khiển tivi.

– Cách giữ gìn, bảo quản:

+ Nên đặt tivi ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời và không gian ẩm ướt vì nó sẽ dễ làm cháy tivi.

+ Khi trời mưa to kèm theo sấm sét, nên tắt nguồn và rút ổ cắm để bảo vệ tivi.

+ Không được để tivi va đập mạnh.

+ Nên bảo dưỡng, thay thế linh kiện cho tivi 6 tháng/lần.

Kết bài:

Nhấn mạnh, khẳng định lại lợi ích, sự tiện lợi của tivi.

Đề 2: Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Mở bài:

Giới thiệu về chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Thân bài: 

– Lịch sử ra đời của áo dài: thời gian đầu trị vì của vua Nguyễn Phúc Khoát (1739 – 1765).

– Cấu tạo của áo dài:

+ Cổ áo thường được cắt cao khoảng 4cm và khoét thành hình chữ V.

+ Phần thân áo được may từ cổ đến phần eo, đặc biệt được may sát, ôm vừa vặn ấy cơ thể => tôn lên nét duyên dáng, đường cao của người phụ nữ Việt.

+ Tay áo được may bó nhưng lại rất dễ cử động.

+ Từ phần eo, áo dài được xẻ thành hai tà là tà trước và tà sau dài qua đầu gối làm cho người mặc trở nên thướt tha, dịu dàng.

+ Quần trong là loại ống rộng, trùng đến mắt cá chân.

– Chất liệu: hiện nay, áo dài được may bằng nhiều chất liệu phù hợp với nhu cầu của tất cả mọi người như nhung, voan, lụa đào,…

– Màu sắc: Áo dài có màu sắc phong phú, họa tiết sống động để mọi lứa tuổi đều có thể mặc.

– Công dụng: Áo dài tuy là trang phục truyền thống nhưng được cắt may nhẹ nhàng, gọn gàng nên có thể dùng trong nhiều công việc: đi chơi, đi dạo, đi dạy học, tiếp viên hàng không, đón tiếp lãnh đạo nước ngoài,…

– Cách bảo quản: 

+ Nên giặc nhẹ nhàng để tránh làm xước, rách áo.

+ Nên treo gọn gàng trên móc để cho áo dài không bị nhăn nheo.

Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp của chiếc áo dài Việt Nam.