Mục lục

Ôn tập về văn bản thuyết minh trang 35-36 Ngữ văn 8 Tập 2

I. ÔN TẬP LÝ THUYẾT

Câu 1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống?

Trả lời:

Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng trong đời sống:

– Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Nó có vai trò quan trọng và có tác dụng thiết thực trong việc cung cấp tri thức, thổng tin về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

+ Cung cấp tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.

Câu 2. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận?

Trả lời:

– Văn bản tự sự là kể lại, thuật lại sự việc. Văn bản thuyết minh không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

– Văn bản miêu tả là vẽ lại cảnh vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động. Văn bản thuyết minh không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

– Văn bản biểu cảm thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết. Văn bản thuyết minh không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

– Văn bản nghị luận là loại văn bản mà người viết dùng lập luận, lí lẽ, dẫn chứng để trình bày một quan điểm, một tư tưởng nào đấy. Văn bản thuyết minh không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

+ Văn bản thuyết minh là giới thiệu sự vật, hiện tượng, giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng đó một cách chân thực, rõ ràng.

Câu 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì?

Trả lời:

– Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, người viết cần phải có thực tế về đối tượng thuyết minh, phải trực tiếp quan sát kĩ đối tượng; tìm các tư liệu liên quan đến đối tượng.

– Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, giá trị, tầm quan trọng… của các hiện tượng và sự vủt được thuyết minh.

+ Bước chuẩn bị tài liệu bằng việc quan sát, tìm đọc, thu thập thông tin từ nhiều nguồn (sách vở, truyền thông, thực nghiệm…).

+ Phải xây dựng được bố cục của bài văn thuyết minh theo trình tự hợp lý.

+ Làm nổi bật được điều muốn thuyết minh: đặc điểm, tính chất, cách sử dụng…

+ Xác định rõ mục đích thuyết minh và đối tượng thuyết minh

+ Sử dụng hợp lý các phương pháp thuyết minh.

Câu 4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng?

Trả lời:

Những phương pháp thuyết minh thường được vận dụng: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích, phân loại…

II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài với các đề bài sau :

a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập mà em thuyết minh (thước kẻ, bút chì, bút máy, cặp sách…)

Thân bài:

– Nguồn gốc, xuất xứ của đồ dùng: hãng sản xuất

– Hình dáng: Màu sắc, kích thước, điểm đặc biệt

– Cấu tạo:

+ Gồm mấy phần?

+ Gồm những bộ phận nào?

+ Các bộ phận được sắp xếp ra sao? Công dụng của từng bộ phận.

– Cách sử dụng đồ dùng.

– Cách bảo quản đồ dùng.

Kết luận: Giá trị, tầm quan trọng hữu ích của đồ dùng đó trong học tập và sinh hoạt.

 b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu chung về một danh lam thắng cảnh tại quê hương

Thân bài:

– Vị trí địa lý, nằm ở đâu?

+ Diện tích (lớn, nhỏ )

+ Đến đó bằng phương tiện gì thì thuận tiện?

+ Cảnh vật xung quanh thắng cảnh đó như thế nào?

– Nguồn gốc (lịch sử hình thành và phát triển)

+ Lịch sử hình thành: có từ bao giờ, ai là người khởi công xây dựng, có ý nghĩa gì?…

+ Hiện tại thắng cảnh đó trong tình trạng nào? (cần tu sửa nâng cấp, đã được sửa sang kiên cố…)

+ Quy mô của danh lam thắng cảnh đó

– Nhìn toàn cảnh ra sao?

+ Nhìn tổng thể từ xa như thế nào?

+ Nổi bật nhất là điều gì?

+ Kiến trúc nổi bật bên trong: Cách trang trí, sắp xếp, bố cục…

– Giá trị văn hóa lịch sử của địa danh đó.

+ Địa danh tô điểm đẹp cho vùng quê em như thế nào?

+ Thu hút lượng khách du lịch ra sao?

Kết bài: Tình cảm, cảm nghĩ chung của em về danh lam thắng cảnh đó.

c) Thuyết minh vể một văn bản, một thể loại văn học mà em đã học.

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu chung về thể loại văn học mà em chọn thuyết minh (văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại )

Thân bài:

Khái quát chung:

+ Đưa ra khái niệm về thể loại văn học đó

– Các đặc trưng của thể loại văn học đó.

+ Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của thể loại văn học này.

+ Nhấn mạnh vào đặc điểm nổi bật của thể loại văn học này nó có giá trị khác biệt như thế nào so với các thể loại văn học khác.

– Lấy ví dụ minh họa về các tác phẩm văn học tiêu biểu của thể loại văn học này.

Kết bài: Cảm nghĩ chung về thể loại văn học đó.

d) Giới thiệu cách làm một đồ dùng học tập (một thí nghiệm).

Trả lời:

Mở bài: Giới thiệu về đồ dùng học tập mà em định làm (hộp bút, giá để sách vở, túi vải đựng bút…)

Thân bài:

– Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm là gì?

– Cách làm tiến hành theo từng bước như thế nào?

– Yêu cầu về mặt thành phẩm ra sao?

– Điều gì cần chú ý trong quá trình làm ra sản phẩm?

– Công dụng của đồ dùng học tập vừa làm

– Cách bảo quản, giữ gìn nó như thế nào?

Kết bài: Cảm nghĩ về vai trò của đồ dùng học tập mà em tự làm.

Câu 2. Tập viết đoạn văn theo các đề bài sau :

a) Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.

Trả lời:

Em mới được mẹ mua cho một cái cặp sách rất đẹp.

Cái cặp của hãng Thiên Long được sản xuất trong nước. Nó có màu hồng, in hình búp bê baby rất đẹp và bắt mắt. Các đường chỉ được may rất tỉ mỉ và chắc chắn. Cặp có 2 ngăn lớn để đựng sách vở và 2 ngăn nhỏ để dựng đồ dùng học tập. Ngoài ra còn có 2 quai to bản phía sau lưng để đeo và một quai để xách. Chiều rộng khoảng 40cm chiều dài nhỉnh hơn chiều rộng một chút.

Cặp sách giúp em đựng được rất nhiều sách vở và đồ dùng để đi học. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận không để nó bị rách để nó luôn mới và sạch sẽ.

b) Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.

Trả lời:

Ninh Bình quê em có một danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới.

Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình nằm ở rìa phía Nam của đổng bằng châu thổ sông Hổng, thuộc miền Bắc nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km về phía Đông Nam. Di sản có diện tích 6.226 ha, vùng đệm có diện tích 6.026 ha, hầu hết là đất ngập nước và các cánh đồng lúa. Nếu bạn đi máy bay thì nên bay đến sân bài Nội Bài của Hà Nội từ đây bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô vì đường vào rất thông thoáng, rộng rãi.

Là một danh thắng với nhiều kỳ quan thiên nhiên đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Đến đây, du khách sẽ được chèo thuyền lênh đênh giữa sông nước, xung quanh là những vách đá dựng đứng và cây cỏ. Chiếc thuyền sẽ đưa du khách đi tham quan hết tất thẩy các điều tuyệt vời nhất tại Tràng An. Ngoài ra, du khách có thể đi xuyên qua 12 hang động huyền bí và ngắm quang cảnh núi non Ninh Bình kỳ vĩ, đẹp ngất ngây. Một số điểm tham quan có thể đến ở Tràng An như: Đền Trình, Đền Trần, Phủ Khống, Hang Địa Linh, Hang Nấu Rượu, Hang Ba Giọt…

Lịch sử văn hóa lâu đời nơi đây gắn bó chặt chẽ với quá trình phát triển địa chất của khu vực sơn khối đá vôi Tràng An vào giai đoạn hậu kỳ Cánh Tân và Toàn Tân. Đây là thời kỳ cư dân địa phương trải qua những biến động môi trường và khí hậu khắc nghiệt nhất trong lịch sử trái đất, bao gồm cả việc cảnh quan liên tục bị ngập chìm trong nước do dao động mực nước biển. Trong cảnh quan nhỏ gọn như vậy, có nhiều di chỉ với các giai đoạn và chức năng khác nhau, bao gổm cả một hệ thống cư trú độc đáo của con người Tiền sử.

Những năm qua, các di sản văn hóa tại Quần thể danh thắng Tràng An được nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy, đã góp ý nghĩa quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc; góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và thẩm mỹ quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam ra thế giới thông qua hoạt động du lịch, giao lưu văn hóa và hợp tác phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

Trên phương diện kinh tế-xã hội, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành sản phẩm di sản du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, đồng thời, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của khu vực Ninh bình nói chung, mang tới cho cộng đồng và địa phương em những lợi ích thiết thực và bền vững.

c) Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản để nghị, báo cáo, thể thơ lục bát…).

Trả lời:

Để có được nền văn học phong phú như hiện nay, chúng ta phải kể đến công lao của các nhà thơ, nhà văn từ thuở sơ khai cho đến hiện đại. Nội dung của tác phẩm là phần hồn và hình thức thơ giúp chuyển tải cho người đọc sự tinh túy của tác phẩm. Trong các thể thơ nổi tiếng của nước nhà phải kể đến thể thơ lục bát.

Nền văn học Việt Nam hình thành và phát triển hàng ngàn năm và tiếp thu và chọn lọc nhiều từ văn chương của Trung Quốc. Trải qua bao thế hệ người Việt ý thức tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, chọn lọc sáng tạo tạo ra sự phù hợp quốc gia, dân tộc.

Đối với thể loại và hình thức thơ, người Việt tiếp thu tinh hoa của Trung Hoa như thể thơ Cổ Phong, thơ Đường Luật làm đa dạng văn học. Ngoài ra, ông cha còn tạo ra thể thơ độc đáo, thể hiện tinh hóa dân tộc Việt Nam, các thể thơ Song thất lục bát hay thơ Lục bát vô cùng quen thuộc và gần gũi với nhiều người. Thể thơ Lục bát được nhiều nhà thơ trong nước sử dụng trong các tác phẩm nhằm chuyển tải nội dung đến người đọc hiệu quả.

Thơ lục bát đặc trưng dễ nhận ra đó là cau đầu sáu (câu lục) và câu sau tám (câu bát). Bài thơ lục bát mở đầu bằng câu lục và kết thúc bài thơ bằng câu bát. Trong bài thơ sẽ không bị giới hạn cứng nhắc như các thể thơ khác. Thơ lục bát có thể hai bốn hoặc sáu câu như:

“Con cò lặn lội bờ sôngLam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn conTháng năm thân mẹ hao mònSớm khuya vất vả, héo hon khô gầy.”

Có trường hợp thơ có hàng nghìn câu như tác phẩm “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) Nguyễn Du. Số lượng câu thơ không giới hạn mà dựa vào tác giả.

Trong thơ lục bát cách gieo vần khá đặc biệt, trong bài thơ Lục bát câu thơ cuối trong câu lục phải vần với câu thơ thứ sáu trong câu bát. Tương tự như vậy câu cuối câu bát cần phải hiệp vần với câu cuối câu lục bên dưới. Có thể thấy cách gieo vần có điểm độc đáo riêng không giống với các thể thơ khác.

Về thanh điệu thơ Lục bát, tiếng hiệp vần thường mang thanh bằng:

“Trên trời có đám mây xanhỞ giữa mây trắng xung quanh mây vàng. Ước gì anh lấy được nàng, Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

Hoặc

“Trèo lên cây khế nửa ngàyAi làm chua xót lòng này khế ơi”

Thanh bằng trong thơ lục bát chính là điểm nhấn. Thanh bằng kết hợp cùng vần /ay/ gợi lên cảm giác đau xót cho người nghe.

Thơ lục bát còn có đặc điểm riêng đó là sự phối hợp bổng trầm, chuyển đổi bổng trầm của tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong bát. Với sự chuyển đổi linnh hoạt giúp âm điệu bài thơ trở nên thanh thoát.

Thơ lục bát chính là tinh hoa của nước nha, thể thơ có sự phóng khoáng chứ không quá nghiêm ngặt như thơ Đường luật. Song vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản nhằm giúp chuyển tải nội dung bài thơ đến người đọc. Thơ lục bát cũng là thể thơ dễ đọc dễ nhớ vì vậy rất phổ biến và được nhiều tác giả sử dụng trong các tác phẩm văn học.

d) Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na…)

Trả lời:

Trong vườn trường em có trồng một cây na ăn quả.

Cây Na không cao lắm, cây khoảng 2 mét rưỡi. Thân cây nhỏ, vỏ có màu nâu đậm. Na phân thành nhiều nhánh nhỏ, cành lá um tùm xanh mơn mởn. Lá na mọc so le, đối diện nhau về hai bên, lá có màu xanh nhạt. Gân lá có hình xương cá, màu trắng sữa, cuống lá khá ngắn màu xanh đậm. Hoa nào hoa nấy nở rộ, kết thành từng chùm nhỏ, nhỏ nhắn và hương đưa nhè nhẹ.

Quả na tròn vo, to hơn nắm tay người lớn. Vỏ ngoài na màu xanh, nhiều mắt na xếp đều quanh vỏ như những giọt nước chồng lên nhau. Bên trong ruột là thịt na, trắng mềm, trong có hạt đen rất cứng. Ăn mà có vị thơm, ngọt và dễ chịu. Hằng ngày, tụi em đều thấy phiên nhau tưới nước cho na, chờ ngày na kết quả.

Những quả na trĩu trên cây là niềm tự hào của chúng em khi công chăm sóc của mình được đền đáp.

e) Thuyết minh về một giống vật nuôi.

Trả lời:

Trong chúng ta, chắc chẳng có ai không biết đến mèo, loài vật nuôi đáng yêu được nhiều gia đình nuôi dưỡng, giống như một thành viên nhỏ.

Mèo là một loài vật vô cùng dễ thương. Nó có một vẻ ngoài nhanh nhẹn, tinh nghịch. Có rất nhiều chú mèo khác nhau với đủ những bộ lông đa dạng màu sắc: trắng, đen vàng, xám, tam thể… Đầu mèo tròn và nhỏ, trên đầu vểnh lên hai cái tai để nghe ngóng mọi thứ xung quanh, có nhiều chú mèo tai cụp vào như chống cái rét lạnh mùa đông vậy. Chú mèo có một bộ râu ria rất oai, như những chiếc ăng ten dò đường và phát hiện mục tiêu vậy, chiếc mũi đen và khá ướt và hay khụt khịt. Đôi mắt của chúng có màu xanh lam, có thể phát sáng trong đêm tối. Hàm răng của chú có ba mươi chiếc. Trong số đó có bốn chiếc răng nanh sắc nhọn, nhỏ xíu. Thân hình mèo được nâng đỡ nở bốn chân chắc khỏe. Vì thuộc nhóm động vật bốn chân nên chú có những móng vuốt sắc nhọn dưới bốn chân đó và những đệm thịt giúp chúng đi lại rất nhẹ nhàng.

Những con mèo có những sở thích rất đặc trưng, nhìn có vẻ lười biếng như việc liếm láp lòng bàn chân và vuốt ria cho thật sạch, hay việc nằm phơi nắng hàng giờ ngoài sân hay trên mái nhà cho bộ lông thêm mượt và bóng bẩy. Cho đến khi đông về, sở thích của chú mèo là cuộn trọn người trên đùi chủ nhân của mình hay bên cạnh lò sưởi để tránh cái giá rét vì bản thân chúng rất sợ lạnh và sẽ dễ chết khi không khí lạnh vào phổi quá nhiều. Một tập tính nữa của những chú mèo là rình mồi và bắt chuột rất cừ. Những bọn chuột hay ăn vụng, cắn những đồ vật trong nhà đều phải khiếp sợ trước dũng sĩ diệt mồi. Vì chú mèo có đôi mắt tinh anh, với đôi đồng tử giãn căng, có thể nhìn trong bóng tối cùng bộ râu do la những tín hiệu khi con mồi xuất hiện. Khi chiến đầu với con mồi, bộ vuốt sắc nhọn vờn con mồi một cách chuẩn xác và dường như bộ lông xù lên cùng dáng đi như khoe chiến lợi phẩm của minh đã khiến những con chuột xấu xí biến mất tăm hơi.

Cũng như bao loài vật khác, khi chúng trưởng thành, chúng bắt đầu bước vào thời kỳ giao phối. Lúc này chúng có bộ lông mượt hơn dày hơn, đặc biệt là những chú mèo đực. còn những con mèo cái, trên cơ thể chúng sẽ có mùi đặc trưng hấp dẫn những con mèo khác phái đến tìm hiểu. Sau khi giao phối, những con mèo mẹ sẽ đẻ ra tầm ba đến sáu con mèo con và thực hiện nhiệm vụ nuôi con của mình. Khi mèo con lớn dần, chúng học cách bắt mồi và sinh tồn giống mẹ của chúng. Và các chú mèo con sẽ có một tương lai mới trở thành vật nuôi đáng yêu trong gia đình.

Mèo là một loài vật quen thuộc với chúng ta trong đời sống, mãi là người bạn thân thiện khiến ta không còn những buồn chán và tẻ nhạt.

g) Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều…)

Trả lời:

Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, chiếc nón lá có sự gắn bó với người lao động Việt Nam, hình ảnh những thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành biểu tượng của người Việt. Hình ảnh có sức lay động và truyền cảm hứng với bạn bè về văn hóa, con người.

Nón lá thân thương với hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá chính là biểu tượng du lịch. Tà áo dài là trang phục truyền thống nón lá vật dụng không thể thiếu bởi đất nước ta nguồn gốc từ một nước nông nghiệp, thường xuyên làm việc ngoài trời thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng để che nắng khi làm việc từ đó nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng giữa đồng luôn là hình tượng quen thuộc với mỗi người chúng ta.

Nón lá công dụng cũng như các loại mũ khác. Nón lá dạng hình chóp, đáy tròn trịa thường có đường kính khoảng từ 50 cm đến 60 cm. Nón lá dùng làm vật trang trí đường kính nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa, người ta thường chọn các loại lá này bởi tính chất dai, không thấm nước. Tên gọi chiếc nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm ra nón.

Nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Khi làm nón lá lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng thường người ta hay chọn lá cọ. Lá làm nón phải đạt tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá sau khi được chọn phơi héo từ 2 đến 4 tiếng, khi lá mềm chuẩn bị để làm thành nón. Chuẩn bị nguyên liệu nan tre. Nan tre từ thân cây tre, độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nguyên liệu sau cùng mà người làm cần có đó là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.

Những chiếc nón lá ngày nay trang trí đa dạng, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ người tiêu dùng. Sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu lên bên trên để tạo độ bóng bề mặt ngoài nón và giúp chiếc nón lá có độ bền màu khi sử dụng sẽ lâu hơn. Người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích, dây quai nón người ta hay chọn các dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài thường từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón giữ chắc nón trên đầu hoặc công dụng để treo nón lên cao, khi đó thì việc bảo quản chiếc nón lá sẽ lâu dài hơn.

Chiếc nón lá Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa và là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp, duyên dáng và gợi của của người phụ nữ Việt Nam.