Mục lục

Soạn Sống chết mặc bay trang 74-82

I, ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Trả lời:

Sống chết mặc bay dược chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1. Từ đầu đến “Đoạn đê này bị vỡ” Nguy cơ vỡ đê và Cảnh nhân dân hộ đê và quan hộ bài.
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “Thế rồi chết”: cảnh và việc quan đánh tổ tôm khi dân đang bảo vệ đê.
  • Đoạn 2. Còn lại. Cảnh đê vỡ và quan sắp ù to.

Câu 2. Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm.

Dựa vào định nghĩa trên, em hãy:

a) Chỉ ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b) Phân tích làm rõ từng mặt trong sự tương phản đó. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về cảnh người dân đang hộ đê trong trạng thái nguy kịch và các chi tiết thuộc về cảnh tên quan đang cùng nha lại chơi bài trong đình với không khí tĩnh mịch, trang nghiêm.)

c) Chỉ qua hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi “hộ đê” được tác giả khắc họa như thế nào. (Chú ý đến các chi tiết thuộc về: chỗ ở, điều kiện sinh hoạt trong khi đi “đốc thúc việc hộ đê”; cách ngồi, tư thế, giọng điệu ngôn ngữ trước bọn nha lại, chánh tổng…, đặc biệt là thái độ, cách nói khi đã có tin đê vỡ.)

d) Nêu lên dụng ý của tác giả trong việc dựng cảnh tương phản này.

Trả lời:

a) Hai mặt tương phản trong truyện:

Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ, có nguy cơ mất sạch nhà cửa, tài sản và tính mạng >< Bọn quan lại hộ đê ngồi nơi an toàn, nhàn nhã đánh bài bạc lo thắng thua ăn tiền, bỏ mặc sự sống chết của dân chúng.

b) Cảnh người dân hộ đê: căng thẳng, nhốn nháo

– Thời gian: từ chiều cho đến gần 1 giờ sáng.

– Dân hàng trăm người vất vả, cố sức giữ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, người vác tre, nào đắp, nào cừ…

– Tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ nhưng ai cũng đã mệt lử cả rồi.

– Không khí: khẩn trương, gấp gáp, vội vã (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi…)

* Cảnh bọn quan lại: nhàn hạ, an toàn.

– Đèn thắp sáng trưng, khói bay nghi ngút.

– Nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng.

– Quan phủ cùng nhau lại đánh tổ tôm: quan phụ mẫu uy nghi chễm chệ ngồi trên sập, say mê đánh tổ tôm.

c) Hình ảnh viên quan hộ đê: bỏ mặc dân, ngồi chơi nhàn nhã

– Đồ dùng sinh hoạt cho quan hộ đê thể hiện cuộc sống xa hoa: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà.

– Quan ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu người hạ túc trực, được ăn cao lương mĩ vị.

– Quan đỏ mặt, tía tai đòi cách chức, đuổi cổ người dân khi đến báo đê vỡ.

d) Tác giả dựng lên cảnh tương phản nhằm:

– Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam, “lòng lang dạ thú” của bọn quan lại.

– Thể hiện niềm thương cảm với cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ.

– Căm giận trước một bên là cảnh người dân thống khổ, còn quan sung sướng vì thắng ván bài.

Câu 3. Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.

Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?

b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?

c)  Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

Trả lời:

a) Phép tăng cấp được thể hiện trong nhiều mặt:

Cảnh hộ đê của dân: Sự gia tăng mức độ mưa, nước sông dâng cao, nguy cơ vỡ đê, khó bảo vệ đê, người dân căng thẳng:

– Mưa theo thời gian: “mưa và gió ầm ầm” mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá.

– Nước sông dâng cao: “Dưới sông nước dâng không ngừng”, “Đê không chống nổi nước”.

– Người dân: lo lắng gọi nhau đến hộ khẩu nhưng ai cũng mệt mỏi, trăm ngàn người sợ hãi, chân lấm tay bùn chống chọi với lực lượng của trời.

+ Cảnh quan lại ngồi nơi an toàn nhất, yên tĩnh, chơi tổ tôm, dặn lính đừng để ai quấy rầy khi quan đánh bài, nhớ đánh bài trước, người ta sống chết thế nào khi vỡ đê.

+ Các quan đi hộ đê: oai vệ, ngồi thẫn thờ, một số gãi chân, một số khác thì quạt, hầu hạ thiếp, nhàn hạ, sa hoa trên đình đối lập với cảnh khốn khổ của dân chúng chống chọi với mưa lũ.

b) Phép tăng cấp dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan:

– Quan ngồi nơi vững chãi, an toàn, có kẻ hầu người hạ xung quanh.

– Quan la mắng, dọa dẫm đám người bẩm báo đê vỡ.

– Mức độ vô trách nhiệm, cáu gắt vô lý của quan được thể hiện rõ nét.

c) Sự kết hợp của nghệ thuật tăng cấp đã tố cáo, phê phán sự thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê:

Y vui mừng, sung sướng khi thắng ván bài trong khi dân khốn cùng, khổ cực.

=> Nghệ thuật đối làm tăng cao khả năng tố cáo, phê phán sâu sắc kẻ lòng lang dạ thú.

Câu 4. Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ và hình tượng nhân vật…) của truyện Sống chết mặc bay.

Trả lời:

– Giá trị hiện thực: Phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị, điển hình là tên quan có vai trò “cha mẹ” của nhân dân nhưng chỉ ham mê cờ bạc, vô cùng vô trách nhiệm tiêu biểu là tên quan phụ mẫu hộ đê đối lập hoàn toàn với cuộc sống cơ cực, lầm than khốn khổ của nhân dân. khiến nhân dân khốn đốn vì vỡ đê, lũ lụt

– Giá trị nhân đạo: Cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.

– Giá trị nghệ thuật: kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo, lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc…

II, LUYỆN TẬP

Câu 1. Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:

Trả lời:

Hình thức ngôn ngữ Không
Ngôn ngữ tự sự x
Ngôn ngữ miêu tả x
Ngôn ngữ biểu cảm x
Ngôn ngữ người kể chuyện x
Ngôn ngữ nhân vật x
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm x
Ngôn ngữ đối thoại x

Câu 2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

Trả lời:

Ngôn ngữ và hành động có vai trò quan trọng khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Qua ngôn ngữ đối thoại của chính phủ, em thấy được tính cách của nhân vật:

– Ngôn ngữ: hách dịch, hù dọa, dọa nạt, khôi hài, mời chơi, khuyên nhủ cấp dưới bằng những câu đặc biệt ngắn gọn.

Tính cách: tàn nhẫn, thờ ơ, vô trách nhiệm, ăn chơi, xa hoa, phong lưu, thản nhiên với việc vỡ đê, chăm chút quan tâm tới ván bài tỏ rõ là kẻ ham mê cờ bạc.