Mùa xuân luôn là đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thơ khai thác. Bởi mùa xuân là mùa bắt đầu của sự sống, của nhiều điều tốt đẹp và gần gũi. Trong vô vàn các tác phẩm thơ ca văn học Việt Nam, Mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải được rất nhiều nhà phê bình văn học đánh giá cao. Tác phẩm thể hiện lời mong muốn muốn cống hiện trọn vẹn cuộc đời cho Tổ quốc. Ông nguyện dâng tặng Mùa Xuân nho nhỏ cho đời mà chẳng hề hối tiếc. Để hiểu rõ hơn về mùa xuân, về ước nguyện của tác giả gửi gắm, hãy cùng phân tích bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” chi tiết hơn qua các dòng sau đây.
Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ chi tiết
Tác phẩm Mùa Xuân nho nhỏ được Thanh Hải viết vào năm 1980 – thời điểm ông đang giành giật sự sống. Bài thơ diễn tả cảnh mùa xuân vô cùng chân thuật với đầy đủ âm thanh và màu sắc. Theo đó, nó cũng chính là tâm tình mà tác giả muốn gửi gắm.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Hai câu thơ tả cảnh nghe đơn giản nhưng lại vô cùng chân thực. Nó đã phác họa lên bức tranh quê hương vô cùng nên thơ. Thông qua bức tranh ấy, mỗi người có thể tưởng tượng được con sông dài rộng với dòng nước trong xanh.
Điểm tô trên nền bức tranh ấy là một bông hoa tím biếc. Nét chấm phác này đã giúp cho không gian cảnh vật trở nên màu sắc hơn. Nhờ việc miêu tả đầy chân thực mà người đọc sẽ cảm nhận được mùa xuân đang dần đến.
Ơi con chim chiền chiện
Hot chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Không chỉ là cảnh vật, phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, chúng ta còn cảm nhận được cả âm thanh trong trẻo của tiếng chiền chiện. Đây được xem là dấu hiệu của mùa Xuân đến. Nghe tiếng chim hót, lòng chợt bình yên và xốn xang lạ lùng. Từng giọt long lanh rơi, tôi đưa tay tôi hứng. Sống giữa đất trời nên thơ, con người sẽ có cảm giác nâng niu những “hạt long lanh” của mùa Xuân tươi đẹp. Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác mà tác giả đã thể hiện rõ được hành động dang rộng vòng tay để ôm mùa Xuân vào lòng. Cả đoạn thơ trên còn diễn ra cảm giác say đắm của tác giả đối với vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên. Thông qua đó, nó còn thể hiện cảm xúc không diễn tả được thành lời của con người trước vẻ đẹp mà tạo hóa ban cho.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Chỉ bốn câu thơ nhưng đã diễn ra được hình ảnh của những đoàn quân và nông dân xưa. Bằng biến pháp lặp lại cấu trúc, chúng ta sẽ hình dung được sự đoàn kết. Hơn nữa, tác giả còn sử dụng từ “lộc” như cách diễn ra sự đâm chồi nảy nở của cây cối xung quanh. Chính mùa xuân của đất trời đã mang đến sức sống mạnh mẽ và ý chí vươn lên cho con người. Những con người ấy đã mang cả mùa xuân ra chiến trường và cả ra đồng. Họ cũng chính là những con người mang mùa xuân cho đất nước chúng ta.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Mùa xuân về, lòng mỗi người luôn rạo rức, háo hức và mong chờ. Tất cả mọi người đều đang vội vã xây dựng đất nước để mùa xuân ngày càng đẹp hơn. Mỗi người mặc dù nhỏ bé nhưng nếu đóng góp một chút ít thì sẽ tạo nên đất nước vững mạnh. Từ đó, chúng ta sẽ luôn có được mùa xuân tươi thắm.
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Mùa xuân của đất nước chính là kết quả của bốn nghìn năm vất vả và gian lao. Điều này đã được tác giả so sánh như vì sao sáng vô cùng đẹp đẽ. Trải qua bao thử thách, đất nước vẫn cứ kiên cường đi lên. Thông qua 4 câu thơ so sánh này, tác giả muốn khẳng định sức sống mãnh liệt của đất nước và đồng bào ta trước mọi thử thách và khó khăn.
Ta là con chim hót
Ta là một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Khổ thơ này chính là lời bộc bạch, niềm mong muốn cuối đời của tác giả. Ước nguyện lớn nhất đó là muốn dâng hiến cho đời, hòa mình cùng mùa xuân của đất nước. Với sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp và đại từ ta, chúng ta sẽ cảm nhận được niềm mong ước mãnh liệt của tác giả. Ta muốn làm con chim hót để mùa xuân luôn tươi vui, ta muốn làm cành hoa để tô sắc cho đời,… Những mong ước ấy dường như quá đỗi nhỏ bé và thân thuộc. Ta muốn làm hòa ca, một nốt trầm xao xuyến. Tác giả thể hiện mong ước mặc dù lớn lao nhưng theo cách khá khiêm nhường. Ông chỉ là một nốt trầm vô cùng kín đáo chớ không hề muốn nó quá nổi bật.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Sau khi đã thể hiện mong ước, tác giả đã hướng tới khát vọng cống hiến vô cùng mạnh mẽ của bản thân. Không hề phô trương mà chỉ mong muốn lặng lẽ cống hiến cho đời. Cho dù khi còn trẻ hay đến khi bạc tóc, nhà thơ vẫn nguyện cống hiến mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân của đất nước.
Mùa xuân tôi xin hát
Khúc Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
Sau khi đã thể hiện suy ngẫm và mong ước của cuộc đời. Nhà thơ lại muốn được cất tiếng hát đậm chất Huế. Lời hát nghe có vẻ bị thương nhưng nó lại thể hiện sự gần gũi và tình cảm ấm áp. Nhờ sự kết hợp tiếng hát cuối bài đã một lần nữa mang lại cho người đọc cảm giác đang đứng trứng bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của quê hương, đất nước.
Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ với hình ảnh gần gũi, nhạc điệu thiết tha. Tất cả nội dung phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ đã giúp mỗi người hiểu rõ hơn ước nguyện của con người nhỏ bé muốn cống hiến cuộc đời cho mùa xuân của đất trời luôn tươi đẹp.