Dàn ý phân tích chi tiết
Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Tổ Hoài: Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu, xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông tên thật là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội. Từ khi còn nhỏ, Tô Hoài đã vô cùng vât vả và bươn trải với nhiều nghề để mưu sinh như gia sư dạy trẻ, bán hàng, kế toán… Ông bộc lộ tài năng văn chương khi tự mình sáng tác một số tác phẩm thơ rất lãng mạn, những cuốn truyện vừa viết theo kiểu vô hiệp, sau đó chuyển sang văn chương hiện thực và được chú ý ngay những tác phẩm đầu tay.
– Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh xây dựng nhân vật Mị thành công, nhân vật A Phủ là nhân vật cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Thân bài
-
Luận điểm 1: Cuộc đời A Phủ với số phận đặc biệt
– Dàn ý phân tích nhân vật a phủ – A Phủ mồ coi cha mẹ, bị bắt đem cho người thái. Tuổi thơ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ không người thân thích và cả làng cũng không ai quan tâm đến A Phủ. Có thể nói nếu A Phủ sống sót không phải ngẫu nhiên mà vì A Phủ đã là một mầm sống khỏe, vượt qua sự sàng lọc nghiệt ngã của thiên nhiên, bởi thế không ngạc nhiên khi A Phủ bị đem bắt xuông bán đổi lấy thóc của người Thái, A phủ vẫn trốn thoát dù khi đó mới 10 tuổi. “Có người làng đói bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười một tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài.”
– A Phủ lớn lên trở thành một chàng trai Mông khỏe mạnh, con gái trong làng đứa nào cũng mê. Nhưng cay đắng thay, A Phủ nghèo, bởi vì nghèo cho nên không thể lấy vợ, lại không có cha mẹ, không có ruộng, suốt đời làm thuê, làm mướn.
– Là người khỏe khoắn nhưng cá tính cũng rất đặc biệt, A Phủ vô cùng gan gó, bộc lộ từ năm lên 10. Chính cá tính ấy đã giúp cho A Phủ làm chủ cuộc sống của này, dù sống ở vùng hoang, không ruộng đất, làm thuê, cuốc mướn, ơ đợ nhưng A phủ vẫn khỏe mạnh, táo bạo. “Ngày Tết đến, A Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng bằng sợi dây đồng vía lằn trên cổ. A Phủ cứ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng. Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài.
-
Luận điểm 2: Bị bắt về nhà thống lí
– Vì đánh nhau với A Sử trong ngày đi chơi xuân mà A Phủ bị bắt về nhà thống lý. Tại đây A Phủ bị đánh đạp dã man, bắt làm trả nợ, trừ tiền cho A Sử. Nhưng A Phủ là một người đơn giản, anh không quan tâm đến những hậu quả xảy ra với mình. Dù là làm công trả nợ nhưng anh vẫn rất tự do, quanh năm một mình chăn ngựa, chăn bò, bẫy hỗ, săn bò tót… anh đều làm tốt. Chàng trai quanh năm suốt tháng buôn ba rong ruổi ngoài gò rừng, làm phăng phăng mọi thứ, không khác gì năm tháng trước kia. A Phủ ở lều hàng tháng ngoài nương. Đêm đến, dồn bò ngựa về nằm chầu nhau ngủ quanh lều.
=> A phủ là chàng trai tự do dù cho bị ràng buộc trả nở nhưng tính cách gan góc, tự do vẫn không đổi.
– A Phủ làm mất bò do mải mê săn nhím. Thấy vết chân hổ A Phủ liền phóng ngựa đi bắt hổ. Việc đi săn hổ với A Phủ như một chuyện bình thường. Thậm chí khi thấy con bò đã bị hổ ăn thịt , còn lại một nửa A Phủ vác về ăn. => Tính cách gan dạ, gai góc, phóng khoáng, tự do. Thậm chí A PHủ còn nghĩ “Con hổ này to lắm. Hãy còn ngửi thấy mùi hôi quanh đây. Ta về lấy súng đi tìm, thế nào cũng bắn được”.
– Ngay cả khi đối mặt với Pá Tra về chuyện mất bò, A Phủ vẫn thản nhiên như không “A Phủ trả lời tự nhiên: – Tôi về lấy súng. Thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm. Thậm chí A Pủ còn cãi Pá Tra “Tôi được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò.
=> A Phủ chống lại Pá Tra là điều hiển nhiên, không sợ thế lực quyền lực nào cả. Kể cả là Pá Tra hay con hổ thì cũng như nhau thôi. Thậm chí ngay cả khi A Phủ đóng cọc cho người ta trói, anh cũng làm thản nhiên => Càng khẳng định một người gan góc, không sợ cái chết.
– A Phủ bị trói bị bỏ quên, bị bỏ đói mấy ngày. Người trong nhà vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường nhưng tuyệt nhiên không ai quan tâm đến anh. Qua đây cho thấy sự tàn ác thờ ơ trước con người của những kẻ cầm quyền trong xã hội cũ. Tủi hổ trước số phận và sự ngang trái của xã hội lúc bấy giờ, trong đêm bị trói A Phủ đã chảy nước măt và bị Mị nhìn thấy Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen.
-
Luận điểm 3 : Sức sống mãnh liệt
– Dàn ý phân tích nhân vật a phủ – Trong lúc tuyệt vọng nhất, A Phủ được Mị cở dây trói và bảo mình bỏ chạy. Chính hành động này đã ồi sinh anh một lần nữa. trong lúc sức tàn lực kiệt, a Phủ vẫn vùng bước đi “A Phủ khuỵ xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.”
=> Con người ta bị trói , bị bỏ đói mấy ngày thì lấy đâu ra sức vùng chạy. Vậy mà A Phủ trước cái chết đã quật sức vùng lên cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong con người anh. Khao khát tự do, khao khát được sống.
Kết bài
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo, sâu sắc, tinh tế thể hiện ra qua từng biến đổi nội tâm của A Phủ và Mị.
– A Phủ được tái hiện sống động chân thực, mang nết tính cách của người dân lao động miền núi nói chung và người Mông nói riêng. A Phủ táo bạo gan góc, sôi nổi, ham mê sống, khao khát tự do và hạnh phúc tiềm ẩn trong đó là sức mạnh phản kháng mãnh liệt, dữ dội đối với quan lại thống trị miền núi.
>> Xem thêm: Phân tích nhân vật A Phủ hay nhất – Văn mẫu lớp 12