Dàn ý phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ – Hai đứa trẻ là tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong văn học lớp 11. Trong đó, đề bài phân tích nhân vật Liên là một trong những dạng đề thường đưa vào kiểm tra hoặc thi học kì. Để có thể cảm nhận được chính xác về nhân vật liên và làm bài đúng, các em đừng quên lập dàn ý nhé.
Dàn ý phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ
Mở bài Dàn ý phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ
– Giới thiệu về truyện ngắn Hai đứa trẻ và tác giả Thạch Lam
– Giới thiệu về nhân vật Liên
Ví dụ: Thạch làm là một trong những cây bút xuất sắc của Tự lực văn đoàn. Những tác phẩm của ông thường tinh tế, nhẹ nhàng, không đao to búa lớn nhưng lại vô cùng sâu sắc và giàu giá trị nhân văn. Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất là Hai đứa trẻ in trong tập “Nắng vườn trường” của tác giả Thạch Lam. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện của hai chị em Liên và An. Trong đó, Liên là cô bé mới tám, chín tuổi nhưng có cái nhìn rất sâu sắc về cuộc đời và giàu lòng trắc ẩn. Qua cái nhìn của Liên, chúng ta sẽ hiểu hơn về cuộc sống nơi phố huyện nghèo, ca ngợi những khát vọng được sống hạnh phúc và đổi đời nơi đây.
Thân bài Dàn ý phân tích nhân vật liên trong hai đứa trẻ
-
Luận điểm 1: Giới thiệu về hoàn cảnh nhân vật
– Ngày trước ở Hà Nội, nhưng từ khi bố mất ba mẹ con rơi vào hoàn cảnh khó khăn nên chuyển về quê.
– Mẹ giao hai chị một quán tạp hóa nhỏ xíu, đây chính là thế giới của hai chị em, hàng ngày Liên và An đều phải dọn hàng, đếm hàng, tính tiền và ngồi trên cái chõng sắp gãy và nhìn người qua phố. Mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Liên rất chịu khó, chăm chỉ cho thấy đây là cô bé có tính cách rất người lớn, già trước tuổi, cẩn thận và tỉ mỉ.
– Buôn bán ế ẩm, có những hôm phiên chợ mà hai chị em chỉ bán được 2,5 bánh xà phòng, một cút rượu ti nhỏ => Cho thấy hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, mức sống eo hẹp.
-
Luận điểm 2: Liên cố bé có tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương
a. Tình yêu quê hương qua cảm nhận phố huyện thay đổi thời gian trong ngày
– Cảm nhận phố huyện lúc chiều tàn: Liên cảm nhận qua hình ảnh, âm thanh,đường nét và màu sắc: Tiêng trống thu không, màu mặt trời đỏ cháy, tiếng ếch nhái kêu ra rả => Đây là bức họa đồng quê bình dị, nơi mà liên sống, bình yên, nhẹ nhàng. Qua đây cho thấy Liên rất yêu quê hương, quan sát tỉ mỉ và cảm nhận thiên nhiên phong phú.
– Cảm nhận mùi của đất, của quê hương => Cho thấy Liên có tâm hồn rất nhạy cảm. Nếu những đứa trẻ bằng tuổi chỉ mải mê chơi đùa trong chiều tàn, chúng còn vô lo vô nghĩ thì Liên lại khác. Tâm hồn nhạy cảm của cô bé cảm nhận được đến cả mùi của đất, mùi của quê hương, một hương vị thiêng liêng không lẫn vào đâu được. Phải có tâm hồn nhạy cảm lắm thì Liên mới có thể cảm nhận được, sự cảm nhận tinh tế đến từ một trái tim yêu thương.
b. Trái tim giàu lòng trắc ẩn
– Cô bé xót thương cho những kiếp người nơi phố huyện nghèo: Đó là khi cô thấy thương những đứa trẻ nghèo không cso tiền phải đào bới đống rác ngoài chợ để kiếm đồ ăn, đó là hình ảnh của mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối lại dọn hàng nước chè tươi mà chẳng bán được bao nhiêu. Hay như hình ảnh bà cụ Thi điên cứ ngửa cổ cười ừng ực, hình ảnh quán phở bác siêu với ngọn đèn chập chờn. Tất cả những hình ảnh nơi phố huyện nghèo đều được Liên ghi lại, đọng trong trí nhớ và thấy thương xót những kiếp người nghèo khổ. Một cô bé thân còn chưa lo nổi, hoàn cảnh cũng đáng thương không kém ai vậy mà lại giàu lòng trắc ẩn, yêu thương con người như vậy thật hiếm. Qua đây càng thấy trái tim cô bé nhạy cảm,giàu tình yêu thương thế nào. => Đây cũng chính là nhân vật mà Thạch Lam gửi nhiều tâm tư nhất, qua hình ảnh Liên chúng ta cảm thấy được tấm lòng tác giả với những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
-
Luận điểm 3: Liên – cô bé có niềm hi vọng và ước mơ vào tương lai
Dù sống trong cảnh nghèo hèn nhưng Liên không cam chịu, cô vẫn nhớ về Hà Nội sầm uất, vẫn khát khao hạnh phúc và hướng về tương lai tươi đẹp. Nhất là khi cảnh đoàn tàu qua đi chúng ta càng thấy Liên khao khát hạnh phúc thế nào.
a. Cảnh trước khi tàu đến
– Liên cùng em trai rất buồn ngủ, ríu cả mắt nhưng vẫn cố thức chờ tàu đến. Đây chính là hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
– Khi chờ tàu, tâm hôn Liên yên tĩnh hẳn, cảm giác mơ hồ không hiểu
– Khi nghe thấy những âm thanh báo hiệu tàu đến và thứ ánh sáng mờ ảo phía trước, Liên vội giục em dậy như sợ bỏ lỡ đi mất điều gì đó.
=> Đây chính là sự háo hức, mong ngóng chuyến tàu đêm như mong ngóng một điều gì đó sáng hơn cho cuộc sống tẻ nhạt nơi phố huyện.
b. Khi tàu đến
– Cảnh đoàn tàu đến mới nhộn nhịp, tươi sáng làm sau. Cả một không gian phố huyện được thắp sáng bởi những ánh đèn rực rỡ như đô thị phồn hoa khiến cho Liên nhớ về Hà nội cũng một thời như thế. Cảnh đoàn tàu đến là một thế giới khác mà Liên vẫn mơ về, thế giới đẹp đẽ hạnh phúc khác với thế giới tẻ nhạt hàng ngày của hai chị em.
– Tâm hồn Liên xao động, có chút mơ hồ, khao khát và xúc động
– Liên mơ về Hà Nội xa xăm, đẹp, giàu sang, sung sướng và tiếc nuối, ngán ngẩm với cuộc sống hiện tại.
c. Khi tàu đi
– Như bao con người khác, khi tàu đi Liên cũng hụt hẫng và buồn vì phải quay về cuộc sống như cũ. Lúc này mọi người đã thu dọn hàng hóa, Liên và em cũng vậy, cả hai đã ríu mắt và quá buồn ngủ nhưng Liên vẫn còn mơ hồ có chút buồn.
-> Tâm trạng nuối tiếc của Liên đó là tâm trạng khát khao về một hạnh phúc thực sự. Đôi khi con người ta sống trong sự bất hạnh quá lâu nên cũng không biết mình bất hạnh. Phải có mọt khát vọng lớn, một tâm hồn nhạy cảm mới có thể cảm nhận được sự buồn tẻ ấy và muốn vượt qua. Và Liên, cô bé với trái tim nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn đã nhìn thấy sự buồn tẻ nơi mình sống, khát vọng vượt qua và mong muốn hạnh phúc hơn.
=> Hình ảnh đoàn tàu không chỉ là hình ảnh của chuyến tàu đêm vụt qua mà nó chính là niềm hi vọng, khát vọng sống hạnh phúc và vượt qua sự khó khăn, buồn tẻ nơi phố huyện cuẩ Liên cũng như của những kiếp người nghèo khổ nơi đây.
Kết bài
– Nhấn mạnh lại nhân vật Liên, một cô bé có trái tim nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, và khát vọng sống hạnh phúc, một khát vọng chính đáng nhưng không phải ai cũng cảm nhận và vượt qua hoàn cảnh.
– Khát quát về nghệ thuật tả cảnh, nội tâm sâu sắc, tinh tế của Thạch Lam. Qua đây cũng hiểu được tấm lòng nhân hậu yêu thương kiếp người lao động nghèo của ông.