Độc Tiểu Thanh Ký do Nguyễn Du sáng tác, miêu tả về số phận, cuộc đời của nhân vật Tiểu Thanh. Đây là một câu chuyện có thật, kể về một cô gái đẹp, tài năng, vì nhà nghèo nên phải làm vợ lẽ. Tuy nhiên, chuối ngày còn lại của cuộc đời cô lại không mấy vui vẻ, và chết đi vì muộn phiền. Cùng phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí lớp 10 để thấy rõ nỗi lòng, nội tâm nhân vật và số phận của người con gái dưới chế độ phong kiến.
Phân tích chi tiết bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí
Nhắc đến Nguyễn Du, người ta thường kể “Truyện Kiều”, ít ai biết rằng “Độc Tiểu Thanh Kí” cũng mang những giá trị nội dung không kém. Độc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết khi thương xót số phận người con gái đẹp. Câu chuyện hoàn toàn có thật về nhân vật Tiểu Thanh. Cô là một người con gái sống dưới triều đại nhà Minh. Tiểu Thanh có nét đẹp sắc sảo, lại giỏi cầm, kỳ, thi, họa. Chính vì quá nghèo nàn, cơ cực, cô được bố mẹ gả vào làm dâu trong một gia đình nhà giàu. Tuy nhiên, nàng chỉ là vợ hai, chịu sự sai khiến, gò bó, chèn ép của vợ cả.
Cô vợ cả ghen tuông trước nét đẹp ngây thơ của Tiểu Thanh, ép nàng ra sống 1 mình ở Cô Sơn, Tây Hồ. Quá cô đơn, nàng tự mình viết nên những câu thơ diễn tả nỗi lòng mình. Khi tình cờ độc được thơ của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã thương xót nàng, sáng tác nên Độc Tiểu Thanh Kí:
“Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
Chỉ khi Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí lớp 10, chúng ta mới hiểu số phận của Tiểu Thanh. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du thể hiện hết bao nhiêu cô đơn, muộn phiền của Tiểu Thanh. Cô chỉ là người con gái trẻ tuổi, còn non thơ, đam mê cái đẹp. Trước mắt Tiểu Thanh là cảnh đẹp thiên nhiên Tây Hồ, tuy nhiên trong mắt nàng chỉ là gò hoang. Nơi xung quanh cô thật vắng lặng, đến lạnh lẽo, hiu quạnh. Chỉ có mỗi 1 mình cô giữa một không gian, sống ở tuổi thanh xuân đẹp nhất cuộc đời.
Nàng chỉ biết “thổn thức bên song mảnh giấy tàn”, không tâm sự cùng ai. Nàng viết nỗi buồn lên từng mảnh giấy. Cuối cùng, các mảnh giấy cũng tàn phai, nhòe chữ, từng ý nghĩa khoét sâu vào tâm trí. Tác giả thật chua xót trước thân phận và cuộc đời của nàng, tiếc rẻ trước nhan sắc, tài năng. Khi Nguyễn Du có duyên đọc những dòng tâm sự của nàng, ông ngỡ như nàng vẫn còn sống. Nàng sinh bệnh và chết vì quá cô đơn, buồn bã, nhưng hồn thơ của nàng vẫn còn mãi.
“Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương”
Tác giả dùng phép ẩn dụ, gợi nhan sắc của nàng đẹp hơn son phấn. Cái đẹp của nàng bị che lấp, tan tành không một ai lưu luyến. Sống dưới chế độ phong kiến, nhan sắc và tài năng của nàng không được xem trọng. Thanh xuân của nàng bị chìm nghỉm, phải chịu biết bao nhiêu buồn đau. Khi nàng mất, tất cả tâm tư, giấy thư của nàng cũng bị đốt thành tro tàn. Chỉ vì ghen tuông của vợ cả, cùng phụ nữ với nhau họ còn ganh tị, đoạn tuyệt.
“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi
Cái án phong lưu khách tự mang”
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí lớp 10 để thương xót thân phận của Tiểu Thanh. Chưa một ai lý giải được, vì sao cuộc đời nàng lại cay nghiệt đến vậy, chắc có lẽ ông trời mới hiểu. Trong thời phong kiến xưa, thân phận người phụ nữ đẹp, tài hoa lại luôn luôn bạc mệnh. Cài tài, cái sắc, có giá trị lại dễ bị ghen ghét, chèn ép, cuộc sống gặp nhiều rủi ro. Chính xã hội phong kiến, quan niệm đã đẩy thân phận người con gái đa tài, xinh đẹp đến đường cùng.
“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?”
Nguyễn Du đặt câu hỏi, người đọc cảm thấy xót xa, nghẹn ngào cho thân phận gái. Tác giả thắc mắc rằng, liệu 300 năm sau, có còn ai thương tiếc, nhớ đến thân phận của Tiểu Thanh? Nguyễn Du động lòng thương trước số phận của những cô gái bạc mệnh. “Người đời ai khóc Tố Như chăng?” đây là câu hỏi tu từ, xoáy sâu vào tâm trí người đọc. Sau nhiều năm, họ còn nhớ đến những cô gái xinh đẹp, tài năng, bạc mệnh?
Tác giả tự cảm thấy mình may mắn hơn Tiểu Thanh, ông được nhiều người ca ngợi. Đại danh hào Nguyễn Du là cái tên nổi bật nhất khi nhắc đến Truyện Kiều hay Độc Tiểu Thanh Ký. Điểm chung của 2 tác phẩm là nói về người phụ nữ đẹp ngày xưa, tài năng không kém đàn ông, nhưng họ bị miệt thị.
Kết bài
Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí lớp 10 để thấy được một nàng tiểu thanh cô đơn như thế nào . Bài thơ thể hiện lòng thương cảm của tác giả với người con gái tài năng bạc mệnh. Nguyễn Du mượn tác phẩm để phản ánh chế độ phong kiến, đẩy con người vào bước đường tăm tối, không lối thoát. Họ sẵn sàng chà đạp tài năng, nhân phẩm, và giá trị mà mỗi người sáng tạo ra.