Soạn Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
I. ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
(Soạn Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.
Đề 2: Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.
Đề 3: Suy nghĩ về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.
Đề 4: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu hỏi:
a) Các đề bài đã nêu ra vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
b) Các từ suy nghĩ,phân tíchtrong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
Trả lời:
a) Các đề bài đã nêu ra các vấn đề nghị luận:
– Đề 1: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (chủ đề tác phẩm)
– Đề 2: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. (nội dung tác phẩm)
– Đề 3: Thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du (chủ đề tác phẩm)
– Đề 4: Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng (chủ đề tác phẩm)
b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như sau:
– Phân tích: Phân tích tác phẩm hoặc một phương diện nào đó của tác phẩm để đưa ra nhận định về giá trị của tác phẩm, sau đó đưa ra nhận xét, thiên về tính khách quan.
– Suy nghĩ: Đưa ra nhận định, đánh giá về tác phẩm theo một khía cạnh, góc nhìn hay cơ sở của vấn đề nào đó thiên về tính chủ quan.
Trong bài văn trình bày suy nghĩ về tác phẩm (hoặc đoạn trích) có thể sử dụng nhiều thao tác, trong đó có cả phân tích.
II. CÁC BƯỚC LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
(Soạn Cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích))
Các em tự đọc SGK trình tự các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện gồm các phần Tìm hiểu đề và tìm ý, Lập dàn bài, Viết bài, Đọc lại bài viết và sửa chữa để hiểu cách làm bài.
III. LUYỆN TẬP
Cho đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.
Trả lời:
* Lập dàn bài
+ Mở bài: giới thiệu về tác gia Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
+ Thân bài: nêu những suy nghĩ về nhân vật.
– Cảnh ngộ éo le của lão Hạc: vợ chết, con đi xa, một mình cô đơn lại bị ốm nặng.
– Tình thương con của một người cha (dù đói nhưng không bán mảnh vườn, giữ lại để cho con ngày trở về).
– Niềm day dứt của lão hạc sau khi bán con chó Vàng.
– Cái chết đau đớn của lão Hạc.
– Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
+ Kết bài: Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật, thành công củ nhà văn khi xây dựng nhân vật lão Hạc.
*Viết đoạn văn: dựa vào các ý chính trên.
Bài tham khảo:
+ Mở bài:
– giới thiệu về tác gia Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
Nhắc đến Nam Cao là nhắc đến một trong những nhà văn nổi tiếng trong bầu trời văn học giai đoạn 1930 -1945. Truyện của ông đa phần là những tiếng lòng thương cảm cho những số phận những con người bất hạnh bị xã hội vùi dập. Trong đó có thể kể đến như Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc và Trăng sáng…. Lão Hạc chính là một trong những tác phẩm lấy đi nhiều cảm xúc của độc giả nhất, nó như xoáy sâu vào trong tâm trí người đọc ám ảnh về một người nông dân chất phác, thật thà lương thiện mà bị dồn dẩy đến bước đường cùng.
+ Thân bài:
– Cảnh ngộ éo le của lão Hạc: vợ chết, con đi xa, một mình cô đơn lại bị ốm nặng.
Điểm qua vài dòng về câu chuyện đầy ngặt nghèo này ta mới thấy thấm thía nỗi đâu mà lão Hạc đang phải gánh chịu. Nhà lão nghèo lắm, vợ mất sớm có duy nhất một đứa con trai. Thế nhưng chỉ vì mất niềm tin vào xã hội coi trọng vật chất này mà anh ta bỏ đi biệt xứ, nghe nói là xin vào làm ở đồn điền cao su. Nguyện vọng duy nhất của cậu ta là kiếm đủ tiền để cưới vợ. Thế nhưng có ai biết được rằng:
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”.
– Tình thương con của một người cha (dù đói nhưng không bán mảnh vườn, giữ lại để cho con ngày trở về).
Chính vì thế cuộc đời của lão Hạc là cuộc đời của những bất hạnh nối tiếp nhau. Khi mà vợ mất chẳng bao lâu con trai đã bỏ đi biệt xứ. Để lại mình lão thui thủi quanh mấy góc nhà cùng với một con chó tên Vàng. Quanh quẩn trong cái suy nghĩ của lão chỉ là sau khi chết muốn để lại mảnh vườn để cho con trai làm vốn mà thôi.
Thế nhưng hình như cuộc đời với ngần ấy bất hạnh không muốn buông tha cho lão. Lão vừa trải qua một cơn ốm nặng bao nhiêu thứ trong nhà cũng đội nón ra đi, chẳng những không thể đi làm thuê được mà hoa màu vườn tược cũng bị sự càn quét của thiên nhiên. Giá gạo trở nên vô cùng đắt đỏ. Và cứ thế hoàn cảnh đã đẩy lão rơi vào bế tắc. Cực chẳng đã lão đành bán đi con chó Vàng – người bạn duy nhất ở bên lão hàng ngày. Đây là điều ngoài ý muốn và cũng là nỗi day dứt suốt cuộc đời của lão.
Ngay cả khi lão chết cũng vẫn không thôi nhớ đến con của mình. Lão đã gửi gắm hoàn toàn tài sản cho ông giáo. Lão giữ lại ba sào vườn và 30 đồng bạc đưa ông giáo để mong sao sau này con lão sống sót trở về sẽ có chút vốn mà làm ăn.
– Niềm day dứt của lão hạc sau khi bán con chó Vàng.
Đến đây nhà văn Nam Cao đã dùng những dòng chan chứa cảm xúc để nói về lão: “Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẻo về một bên và cái miệng móm mém của lão mêu như con nít, Lão hu hu khóc…” Đọc đến đây ta bỗng dưng liên tưởng đến một nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Balzac là Gorio. Cả hai nhân vật đều gặp phải cảnh khốn cùng lúc cuối đời thế nhưng nguồn gốc của bi kịch lại khác nhau.
Lão Hạc là bởi con trai hiếu thảo đi xa, đói khổ và hoàn cảnh xã hội đã đẩy lão đến đường cùng. Còn nhân vật Gorio là bởi bị ba cô con gái ruồng rẫy khi già yếu. Lão Hạc vẫn còn may mắn bởi xung quanh còn có hàng xóm láng giềng mà tiêu biểu là ông giáo chia sẻ.
Việc phải bán đi cậu Vàng là điều khiến lão Hạc ray rứt mãi không thôi. Lão cảm thấy hổ thẹn vì mình đã lừa một con chó. Tình yêu thương sự gắn bó với nó khiến lão thấy mình trở thành một kẻ bạc bẽo, xấu xa và lão thấy hổ thẹn lương tâm vì những điều lão đã làm. Đau đớn giằng xé như nhảy nhót trong tâm trí lão đến mức lão rơi vào đỉnh điểm của sự khốn khổ: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…”
– Cái chết đau đớn của lão Hạc.
Cuộc sống ngày càng túng quẫn lão quyết định không nên sống, lão tự tử để số tiền dành dụm được cho đứa con trai cùng mảnh đất cũng để lại cho nó. Nhân vật Lão Hạc tự sắp xếp trước cái chết, một cái chết giải thoát, đây là tình cảnh chung của người nông dân nghèo khổ, túng quẫn bị áp bức đến đường cùng.
– Tấm lòng nhân đạo của nhà văn.
Giá trị nhân đạo của tác phẩm trước hết được khẳng định qua tấm lòng đồng cảm của nhà văn đối với những số phận bất hạnh của các nhân vật trong tác phẩm. Những con người trong tác phẩm này đều là nạn nhân của xã hội phong kiến nửa thực dân. Họ phải gồng mình chống lại nạn đói, những hủ tục phong kiến.