Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 Trang 208-212 Ngữ văn 11 Tập 1
A – Phần trắc nghiệm
(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1)
Câu 1(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1): Bài thơ nào trong số những bài thơ dưới đây ghi lại cảm xúc lâng lâng trước vẻ đẹp của mây núi quê hương?
A. Thương vợ của Tú Xương.
B. Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
C. Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến.
D. Không phải ba tác phẩm trên.
Trả lời:
D. Không phải ba tác phẩm trên.
Câu 2(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1): Chiếu cầu hiền là lời tha thiết kêu gọi người hiền tài ra giúp nước của ai trong số những nhân vật dưới đây?
A. Lê Thánh Tông
B. Thân Nhân Trung
C. Quang Trung
D. Ngô Thì Nhậm
Trả lời:
D. Ngô Thì Nhậm
Câu 3(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1): Phẩm chất chủ yếu của người nông dân được Nguyễn Đình Chiểu ngợi ca trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là gì?
A. Cần cù, giản dị.
B. Chịu thương, chịu khó.
C. Dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
D. Lập nên những chiến tích vẻ vang.
Trả lời:
C. Dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.
Câu 4(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1): Bài thơ nào trong số những bài thơ dưới đây nói lên tình thương yêu đối với người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả:
A. Tự tình của Hồ Xuân Hương.
B. Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.
C. Thương vợ của Trần Tế Xương.
D. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.
Trả lời:
C. Thương vợ của Trần Tế Xương.
Câu 5: Trong số những văn bản dưới đây, văn bản nào được viết theo thể loại ca trù (hát nói)?
A. Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.
B. Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu,
C. Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương.
D. Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.
Trả lời:
D. Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh.
Câu 6: Nền văn học Việt Nam hiện đại mở đầu vào thời điểm nào?
A. Đầu thế kỉ XX.
B. Năm 1930.
C. Năm 1945.
D. Năm 1954.
Trả lời:
A. Đầu thế kỉ XX.
Câu 7: Trong cảnh cho chữ ở đề lao (Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân), viên quản ngục đã tự nhận mình là “kẻ mê muội” vì:
A. Đã không thấy hết tài viết chữ của Huấn Cao.
B. Đã không nhận rõ lẽ sống cao đẹp của con người.
C. Muốn tỏ lòng tôn kính ông Huấn Cao.
D. Nhún nhường, khiêm tốn.
Trả lời:
D. Nhún nhường, khiêm tốn.
Câu 8: Trong Chí Phèo của Nam Cao, những lời nói cuối cùng của nhân vật Chí Phèo thể hiện tâm trạng của một kẻ:
A. Khao khát được sống lương thiện.
B. Liều chết, bất cần.
C. Căm hờn khi thấy mình bị lưu manh hoá.
D. Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người.
Trả lời:
D. Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người.
Câu 9: Việc sử dụng thành ngữ trong diễn đạt góp phần làm cho việc diễn đạt:
A. Giản dị, gần gũi với người lao động hơn.
B. Giàu hình ảnh và cảm xúc.
C.Hàm súc.
D. Cả ba ý trên.
Trả lời:
D. Cả ba ý trên.
Câu 10: Trong bốn câu thơ sau:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu dành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
nhà thơ Tú Xương đã sử dụng:
A. Hai thành ngữ.
B.Ba thành ngữ.
C.Bốn thành ngữ
D. Nãm thành ngữ.
Trả lời:
A. Hai thành ngữ.
Câu 11: Trong hai câu thơ sau:
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
(Hồ Xuân Hương – Tự tình)
có hiện tượng sử dụng từ ngữ theo phương thức chuyển nghĩa:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Thậm xưng.
D. Ẩn dụ và hoán dụ
Trả lời:
A. Ẩn dụ
Câu 12: Thành phần câu nào dưới đây có tác dụng liên kết ý trong văn bản?
A. Chủ ngữ trong câu bị động.
B. Khởi ngữ.
C. Trạng ngữ chỉ tình huống.
D. Cả ba thành phần trên.
Trả lời:
D. Cả ba thành phần trên.
B – Phần tự luận
(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1)
Câu 1(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1): Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học
Trả lời:
* Dàn bài chi tiết:
+ Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: Tự học có lợi ích vô cùng to lớn.
+ Thân bài:
- Giải thích: Tự học là một phương pháp học tập, trong đó người học sẽ tự mình lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động.
- Bàn luận về lợi ích và hứng thú của việc tự học
-
- Rèn luyện khả năng làm việc tự lực, có thể làm việc độc lập và tự giải quyết vấn đề của bản thân mình
- Tự đánh giá được năng lực của bản thân, xem xét đúng thực lực của mình để có thể học một cách vừa đủ, lượng kiến thức tiếp thu cũng không ít đi mà vẫn giữ được hứng thú với việc học tập
- Sử dụng thời gian linh hoạt vì ta có thế tận dung hầu hết thời gian của mình để tự học: trên xe bus, trên tàu, trong lúc nấu ăn…
- Có thể phát hiện điểm yếu, lỗ hổng kiến thức của mình, cũng như biết được mình mạnh chỗ nào vừa khắc phục được điểm yếu, vừa phát huy được điểm mạnh của mình một cách chủ động.
- Không bị phân tán, dễ tập trung vào công việc; giúp theo đuổi và thực hiện thành công những ý tưởng độc đáo, sáng tạo táo bạo của bản thân.
- Tự học còn là một cách để rèn luyện tính cách, tâm hồn.
- Tự học giúp ta có thể tiếp thu lượng kiến thức gấp nhiều lần so với kiến thức trên lớp. Và điều quan trọng nhất là ta có thể học những thứ mình cảm thấy hứng thú, những kỹ năng mềm, những kiến thức mà nhà trường không hề dạy ta.
- Chúng ta nên tự học như thế nào?
-
- Cần có định hướng rõ ràng: mục đích học tập là gì? Thời gian học là bao lâu? Sau mỗi giờ tự học ta cần phải đạt được điều gì?
- Tự lập kế hoạch tự học: chị tiết cho từng ngày, từng giờ và kết quả nhất định phải đạt được trong khoảng thười gian nhất định
- Thử kết hợp nhiều hình thức, phương pháp học khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất
- Liên hệ với bản thân
+ Kết bài:
Khẳng định lại vai trò và giá trị của việc tự học đối với mỗi người. Lời nhắn đến các bạn học sinh.
Câu 2(Soạn Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1): Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ để truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?
Trả lời:
* Dàn bài chi tiết:
+ Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận và ý kiến của bản thân
+ Thân bài
- Giới thiệu về tác giả Thạch Lam: Những yếu tố gia đình, thời đại, con người ảnh hưởng tới sự nghiệp sáng tác của ông
- Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ
- Khẳng định: Chủ đề của tác phẩm là viết về những cuộc sống của những kiếp người tàn tạ nơi phố huyện
-
- Khung cảnh thiên nhiên của phố huyện lúc chiều tàn và cảnh chợ tàn
- Hình ảnh những đứa trẻ nhà nghèo nhặt nhạnh rác rưởi, những thứ còn có thể dùng được sau phiên chợ
- Hình ảnh của những kiếp người tàn tạ: mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, bà cụ Thi Điên, vợ chồng bác xẩm, hai chị em Liên và An
- Khung cảnh phố huyện lúc đêm về: bóng tối ngập dần đầy, trong khi ánh sáng chỉ là những hột, những khe, những luồn sáng leo lét => Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối là ẩn dụ cho sự tăm tối, bế tắc của những kiếp người nơi phố huyện
- Nhưng đồng thời, tác phẩm cũng là niềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn
-
- Việc cả phố huyện chờ đợi chuyến tàu đêm từ Hà Nội về mỗi tối không chỉ để bán thêm được ít hàng, mà còn là khao khát của họ.
- Con tàu từ Hà Nội về mang theo những thứ hoàn toàn khác biệt với cuộc sống buồn tẻ nơi phố huyện: những khuôn mặt mới, ánh sáng chói lòa, âm thanh mới, lối sống mới
- Riêng với chị em Liên và An, con tàu đã gợi về quá khứ của một cuộc sống tốt đẹp, đủ đầy thời bố còn có việc làm.
- Đánh giá: Câu chuyện không có cốt truyện mà chỉ đơn giản là kể lại cuộc sống của những kiếp người nơi phố huyện từ lúc chiều tối cho đến lúc đêm muộn nhưng người đọc vẫn thấy được sự tinh tế trong ngòi bút của Thạch Lam – một tâm hồn nhạy cảm, yêu thương con người.
+ Kết bài:
Khẳng định lại ý kiến nghị luận và liên hệ với thực tế đời sống.