Thực hành đọc hiểu: Cô bé bán diêm trang 16 – 20
Câu hỏi và trả lời Phần 1: Chuẩn bị
Câu 1: Xem lại hướng dẫn nêu trong mục Chuẩn bị ở bài Ông lão đánh cá và con cá vàng để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này. Lưu ý truyện Cô bé bán diêm được An – đéc – xen viết theo đặc điểm của truyện cổ tích.
– Khi đọc truyện Cô bé bán diêm các em cần chú ý:
+ Nhận biết được các sự việc chính và diễn biến nội dung câu chuyện được kể.
Trả lời:
- Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.
- Cô bé quẹt các que diêm:
- Lần 1 xuất hiện lò sưởi bằng sắt.
- Lần 2 xuất hiện bàn ăn thịnh soạn.
- Lần 3 xuất hiện cây thông Nô-en.
- Lần 4 xuất hiện người bà đang mỉm cưởi.
- Lần 5 xuất hiện cảnh hai bà cháu vụt bay lên trời cao.
- Cái chết thương tâm của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.
+ Xác định các nhân vật trong truyện và tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhân vật chính (qua ngoại hình, điệu bộ, hành dộng, lời nói, suy nghĩ…)
Trả lời:
+ Các nhân vật trong truyện: cô bé bán diêm, người bà, người bố.
– Nhân vật chính: Cô bé bán diêm
- Ngoại hình, trang phục: Đầu trần, chân đất, quần áo mỏng manh, bụng đói.
- Tính cách: Hiền lành, ngoan ngoãn, nghe lời.
- Điệu bộ, hành động: Nép trong một góc tường co ro vì đói và lạnh.
- Suy nghĩ, lời nói: Lo lắng và sợ hãi sẽ bị bố đánh vì cả ngày không bán được que diêm nào.
– Người bà: Tính tình hiền từ, nhân hậu, mỉm cười, yêu thương, chăm lo cho cô bé.
– Người bố: Độc ác, không quan tâm, chăm lo cho cô bé, chỉ coi cô bé là công cụ kiếm tiền, đánh đập và mắng nhiếc, chửi rủa, bỏ đói cô bé khi không mang được tiền về.
+ Chỉ ra được các chi tiết kì ảo và tác dụng của chúng trong truyện.
Trả lời:
– Những chi tiết kì ảo: Mỗi lần quẹt diêm, cô bé sẽ nhìn thấy những khung cảnh kỳ diệu.
– Lần 1: Que diêm sáng rực như than hồng, tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt, với hơi nóng ấm áp, dịu dàng.
– Lần 2: Bức tường biến thành một tấm rèm bằng vải màu, trong nhà một bàn ăn thịnh soạn với những vật dụng quý gái và một con ngỗng quay xuất hiện.
– Lần 3: Xuất hiện một cây thông Noel vô cùng lớn, được trang trí vô cùng lộng lẫy với những ngọn nến lung linh.
– Lần 4, 5,6…: Người bà hiền hậu vô cùng yêu thương cô bé hiện lên, mỉm cười với cô bé, bà cầm tay cô bé hai bà cháu bay lên trời.
– Những chi tiết kì ảo này có tác dụng làm nổi bật tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, cho thấy sự thờ ơ vô tâm của con người, không ai để ý đến một cô bé đang đang chật vật giữa ranh giới sự sống và cái chết. Đồng thời cho thấy khát khao, hi vọng của cô bé về một cuộc sống ấm áp, no đủ, hạnh phúc bên những người thân yêu.
+ Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đó.
Trả lời:
– Ý nghĩa và thông điệp của câu chuyện:
Truyện gửi gắm bài học về tình yêu thương giữa con người với con người, phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, cho thấy sự phân hóa giàu – nghèo vô cùng khắc nghiệt của xã hội. Truyện còn thể hiện rất rõ nét tấm lòng nhân đạo, giàu tình yêu thương của nhà văn An-đéc-xen với những con người nhỏ bé, nghèo khổ bất hạnh đặc biệt là trẻ em trong xã hội lúc bấy giờ. Qua câu truyện người đọc đã cảm nhận được một cách rất chân thực và sâu sắc thông điệp, tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.
+ Kết nối với hiểu biết, trải nghiệm của bản thân để vận dụng vào việc đọc hiểu truyện và rút ra những bài học, kinh nghiệm cần thiết.
Trả lời:
– Chúng ta không nên sống ích kỉ, thờ ơ vô tâm trước những hoàn cảnh khó khăn và những người kém may mắn. Chúng ta phải có tấm lòng đoàn kết tương thân tương ái, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh để tất cả mọi người đều có được sự ấm no, bình yên, hạnh phúc, không ai bị bỏ lại phía sau.
Câu 2: Đọc trước truyện Cô bé bán diêm, tìm hiểu thêm về nhà văn Han-xơ Crit-xti-an An- đéc-xen (Hans Christian Anderxen)
– An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn người Đan Mạch chuyên viết truyện cổ tích cho thiếu nhi.
– Nhiều truyện của ông được biên soạn lại từ những truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông sáng tạo ra. Phong cách sáng tác của ông vô cùng giản dị đan xen giữa mộng tưởng và hiện thực.
– Một số tác phẩm quen thuộc và nổi tiếng của ông như: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…
– Truyện của ông vô cùng tinh tế và ý nghĩa, những câu chuyện cổ tích của ông vẫn còn được ái mộ tới ngày nay, bất chấp quy luật khắc nghiệt của thời gian. Với gia tài truyện cổ tích đồ sộ, Anderden được mệnh danh là “ông vua truyện cổ tích”. Theo UNESCO, Hans Christian Andersen là nhà văn có tác phẩm được dịch nhiều thứ tám trên thế giới. Các tác phẩm của ông được dịch ra 125 ngôn ngữ khác nhau nhưng không phải tất cả chuyển ngữ đều đảm bảo được ý nghĩa câu chuyện gốc mà nhà văn người Đan Mạch muốn kể.
Câu 3: Tham khảo ý kiến sau của nhà văn Nguyễn Tuân về truyện của An-đéc-xen: “Một em nhỏ nào đã đọc qua truyện ngắn An-đéc-xen thì trọn đời không khi nào quên và dửng dưng với thơ ca, mộng ước, tình thương yêu và lòng công bằng…”
Trả lời:
Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân về truyện của An-đéc-xen vô cùng đúng vì những thông điệp vô cùng nhân ái và rõ ràng của An-đéc-xen khiến cho người đọc không thể nào quên dù mới chỉ đọc qua một lần.
Câu hỏi và trả lời Phần 2: Đọc hiểu
a) Câu hỏi trong quá trình đọc truyện
Câu 1: Những chi tiết nào cho thấy thời gian và địa điểm em bé xuất hiện?
Trả lời:
– Thời gian: Đêm giao thừa, trời rét mướt.
– Địa diểm: Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít.
Câu 2: Hãy chú ý những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt que diêm trong phần 2.
Trả lời:
Những hình ảnh hiện lên mỗi lần em bé quẹt diêm:
- Lần thứ nhất: lò sưởi ấm áp.
- Lần thứ hai: căn phòng có bàn ăn, trên bàn có ngỗng quay
- Lần thứ ba: cây thông Noel lung linh.
- Lần thứ tư: người bà hiền hậu.
- Lần cuối cùng: gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.
=> Đó đều là những hình ảnh trong mơ, không có thật, là tưởng tưởng của cô bé.
Câu 3: Giấc mơ nào của em bé được thể hiện qua bức tranh này?
Trả lời:
Giấc mơ của cô bé là được gặp lại và sống cùng với người bà hiền hậu luôn yêu thương, chăm sóc em. Nơi mà chỉ có hạnh phú, yên bình và ấm nó, không còn cô đơn, lạnh lẽo, đói khát, những trận đòn và lời mắng nhiếc của ông bố độc ác.
Câu 4: Chú ý kết thúc của câu chuyện:
Trả lời:
Câu chuyện có một kết thúc buồn và vô cùng đáng thương. Trong một góc nhỏ lạnh lẽo của đêm giao thừa, cô bé bán diêm đã chết vì đói rét và cô đơn, không ai để ý đến cô bé tội nghiệp. Trong đêm giao thừa lẽ ra em đang được quây quần bên người thân với thức ăn ngon thì em phải ra đường mưu sinh và chết trong cô đơn, lạnh lẽo.
b) Câu hỏi sau khi đọc truyện
Câu 1. Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện cho biết điều gì về cảnh ngộ của em bé?
Trả lời:
– Thời gian: Đêm giao thừa, trời rét mướt, tuyết rơi phủ kín mặt đất.
– Không gian: Cửa sổ của các nhà đều sáng rực ánh đèn, trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
– Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Cô bé bán diêm nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, bụng đói, cả ngày chưa bán được bao diêm nào đang dò dẫm trong bóng tối
+ Ngồi nép vào một góc tường, giữa hai ngôi nhà.
+ Không bán được diêm nên khong dám về nhà sẽ bị bố đánh.
+ Thu đôi chân cho đỡ lạnh nhưng càng lúc càng rét buốt hơn.
+ Đôi bàn tay cứng đờ ra vì lạnh giá.
– Điều đó cho thấy cảnh ngộ của cô bé bán diêm: Sự nghèo khổ thiếu thốn không chỉ về vật chất mà còn là về tinh thần, thiếu đi tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc, bao bọc của những người thân yêu trong gia đình.
Câu 2: Hãy tìm những chi tiết hiện thực và mộng ảo mà nhà văn đã sáng tạo ra để khắc hoạ hoàn cảnh và mơ ước của cô bé bán diêm. Qua đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Trả lời:
– Lần quẹt diêm thứ nhất:
- Mộng ảo: Một lò sưởi bằng sắt ấm áp có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
- Hiện thực: Đêm đông rét buốt, tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút.
– Lần quẹt diêm thứ hai:
- Mộng ảo: Bức tường biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Trong nhà có bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay.
- Hiện thực: Những bức tường dày đặc và lạnh lẽo. Phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu.
– Lần quẹt diêm thứ ba:
- Mộng ảo: Một cây thông Nô-en lớn và được trang trí lộng lẫy.
- Hiện thực: Bầu trời đầy sao, lạnh lẽo.
– Lần quẹt diêm thứ tư:
- Mộng ảo: Bà đang mỉm cười.
- Hiện thực: Bà biến mất.
– Nhận xét về nhân vật: Cô bé bán diêm có hoàn cảnh đáng thương, tuy đói rét nhưng không hề oán trách ai vì đã thờ ơ trước số phận của mình, em có một tâm hồn trong sáng, nhân hậu. Một cô bé giàu ước mơ và khao khát được sống trong một gia đình hạnh phúc, được hưởng tình yêu thương từ những người thân, một ước mơ thật giản dị nhưng cũng thật lãng mạn và diệu kì.
Câu 3: Theo em, ý nghĩa của câu chuyện trên là gì?
– Ý nghĩa câu chuyện: Tác phẩm Cô bé bán diêm đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của tác giả đối với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh đặc biệt là với trẻ em, câu truyện mang một giá trị nhân văn sâu sắc và gửi một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.
Câu 4: Em hãy tìm một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích (Gợi ý: kiểu nhân vật; cách kết thúc truyện; ý nghĩa…).
– Truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện ở:
– Kiểu nhân vật: nhân vật hiền lành nhưng gặp bất hạnh.
– Kết thúc có hậu: Hình ảnh cô bé chết nhưng vẫn mỉm cười – nụ cười hạnh phúc khi được đoàn tụ với bà được tác giả tưởng tượng nhằm giảm bớt nỗi đau cho câu chuyện. Cái kết này đã phản ánh được ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc của con người.
– Yếu tố tưởng tượng, kì ảo, hoang đường: Những hình ảnh hiện ra sau mỗi lần quẹt diêm.
– Ý nghĩa: Bài học về tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia giữa con người với con người.
Câu 5: Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh hoặc kém may mắn nào trong cuộc sống? Hãy nêu một việc tốt mà em có thể giúp đỡ những bạn ấy.
– Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh và kém may mắn khi đã mất đi người thân, cha mẹ trong đợt dịch Covid vừa rồi. Các bạn ấy mất đi tình yêu thương, sự chăm lo của cha mẹ, cuộc sống sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
– Việc tốt em có thể giúp các bạn ấy là chơi cùng các bạn, đến thăm, quan tâm hỏi han, động viên các bạn ấy, Quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và quần áo của mình cho các bạn.