Kỳ thi THPT quốc gia 2021, Sóng đã trở thành đề thi khiến nhiều thí sinh điêu đứng. Bởi phân tích Sóng khổ 3 4 không phải ai cũng nghĩ đến. Đã thế, còn rất nhiều thí sinh nhầm tác giả Xuân Quỳnh mang giới tính nam. Do vậy, các học sinh 12 không thể bỏ qua tài liệu này.
Mở bài
Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu cho phong trào thơ mới trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Bà nổi tiếng với những tác phẩm thơ tình vô cùng tươi mát, trẻ trung và đầy nữ tính. Cùng với “Thuyền và biển”, “Thơ tình cuối mùa thu”, tác phẩm “Sóng” đã thể hiện hết những tài hoa của tâm hồn thơ trẻ này.
Trước khi phân tích Sóng khổ 3 4, các bạn cần hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác. Theo Xuân Quỳnh, bà đã sáng tài bài này khi đi công tác thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình) năm 1967. Tác phẩm có 9 khổ thơ mỗi khổ 4 câu, với những ý nghĩa và giá trị nghệ thuật đặc sác. Trong đó, khổ 3 4 đã nói lên niềm khát khao của người thiếu nữ tỏng tình yêu. Người thiếu nữ muốn cùng người mình yêu sống thủy chung hạnh phúc.
Thân bài phân tích Sóng khổ 3 4
Luận điểm 1: “sóng”- hình tượng khái quát
Ngay từ tiêu đề bài thơ, độc giả đã nhận ra, “sóng” là nhân vật chính, là hình tượng trung tâm của toàn bộ tác phẩm. Sóng biển không phải chưa ai nhìn thấy. Tuy nhiên, chỉ có mỗi nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã khôn khéo mang nó vào thi ca một cách rất xuất sắc. Có lẽ chỉ có trái tim của một thiếu nữ trẻ đang yêu với một tâm hơn thơ ca nhạy bén mới có thể miêu tả và so sánh “sóng” với tình yêu, với tâm tình của người con gái như bà.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”.
Đọc khổ thơ đầu, ta thấy ngay “Sóng” là hình tượng ẩn dụ. Nó chính là sự hóa tân cái tôi đầy trữ tình của thi sĩ Xuân Quỳnh. Sóng chính là người con gái, và “em” cũng chính là sóng. Người con gái soi lòng mình vào sóng để lý giải những vấn vương, những mối tơ vò.
Dù không nhìn thấy sóng nhưng, nhưng hình tượng của nó đã gợi ra cho toàn tác phẩm âm hưởng nhịp nhàng, dạt dào. Lúc trào dâng sôi nổi, khi lại sâu lắng, dịu dàng miên man và vô tận. Qua phân tích Sóng khổ 3 4, độc giả sẽ càng thấy rõ, nhịp sóng ấy chính là nhịp lòng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đó là tâm trạng xốn xang, xao động chất chứa sự rạo rực, khát khao của những người đang yêu.
Luận điểm 2: Mối liên hệ giữa anh, em và sóng trong khổ 3
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Khổ thơ mở đầu bằng hình ảnh “Muôn trùng sóng bể”. Có thể ở đây có rất nhiều sóng. Cứ trùng trùng điệp. Một không gian thật bao la rộng lớn để sóng thỏa sức vẫy vùng. Và có lẽ, ở nơi mênh mông đó, sóng mới được là chính mình. Và em cũng được là chính mình. Lúc này đây, nhân vật “em” và “anh” đã xuất hiện. Không còn giấu mình trong sóng nữa. Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Sự lặp lại câu “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả.
Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Anh đã đi vào tâm thức. Cứ hiển hiện trong ý nghĩ của em đầu tiên như một điều tất lẽ dĩ ngẫu. Có thể hiểu, thứ tình cảm ấy đã sâu đậm đến nhường nhào. Nỗi nhung nhớ ấy đã mãnh liệt, đã da diết đến ra sao. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu em, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, cả người con gái đang yêu.
Phân tích Sóng khổ 3 4 đến đây, dù không bộc bạch rõ rệt nhưng độc giả vẫn cảm nhận được những điều mà “em” đang nghĩ. Đó là giữa biển lớn mênh mông kia, thì “từ nơi nào sóng lên?”. Câu hỏi tu từ không có lời đáp nhưng độc giả đều hiểu đó là sự chuyển đổi trong tâm trạng của tác giả. Một tâm trạng đang yêu nên hay nghĩ mông lung, đứt đoạn. Bao âu lo suy nghĩ về tình yêu của em và anh bỗng chuyển sang lý giải cho cội nguồn tình yêu ấy. Câu hỏi có vẻ mang tính khoa học nhưng không phải là nghiên cứu về sóng mà chính là tác giả muốn lý giải về quy luật của tình yêu.
Luận điểm 3: Cội nguồn của sóng trong khổ 4
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Tiếp nối khổ thơ ba, khổ thơ bốn bắt đầu bằng những câu hỏi về sự lý giải nguồn gốc của tình yêu. “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?”. Mới đầu, tác giả biết đấy. Nhận ra một phần sóng bắt đầu từ gió, cũng như tác giải nhận ra tình yêu của mình bắt đầu từ những sự thoảng qua như những cơn gió. Thế nhưng những cơn gió thoảng qua ấy lại bắt đầu từ đâu? Hay những rung động ấy của em lại bắt đầu từ đâu, thì bà lại bảo “Em cũng không biết nữa. Khi nào ta yêu nhau”.
Tới đây, độc giả có thể thấy mọi nỗ lực của tác giả để cắt nghĩa, để truy tìm cội nguồn, để lý giải cảm xúc trong tình yêu của mình đều không bất lực. Lúc này, tác giả không bảo “Sóng cũng không biết nữa” mà thay vào đó là “em”. Tác giả không xấu hổ khi để người khác biết rằng kiến thức về tình yêu của mình hạn hẹp. Tác giả cũng không ngại khi ai đó biết rằng, “em” không biết khi nào “ta yêu nhau”. Một sự chấp nhận thua cuộc nhưng mang tới cảm giác hạnh phúc, sự thẹn thùng trong niềm vui trọn vẹn.
Tình yêu là thế. Nó là sự bí ẩn của thế gian mà đến cả những vị thần cũng không bao giờ lí giải nổi. Chẳng thế mà ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã từng phải thốt lên:
“Làm sao định nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”
Kết bài
Sau khi phân tích Sóng khổ 3 4 của thi sĩ Xuân Quỳnh, một lần nữa độc giả lại có thể thấy vẻ đẹp huyền bí của tình yêu. Khi tâm hồn con người đang yêu cũng sẽ nhuốm màu lên mọi cảnh vật. Bởi thế, “sóng” trong toàn bộ tác phẩm cũng như trong hai khổ 3 4 đều là hình tượng trữ tình của nhân vật “em” hay chính là tâm tưởng của tác giả.
Cả hai khổ thơ đều thể hiện những suy nghĩ mông lung về tình yêu của tác giả. Nhân vật em biết mình đang yêu, yêu say đắm anh khi lúc nào cũng nghĩ đến. Nhưng lại không biết vì sao, khi nào, do đâu? Tác giả tìm cách lý giải, cắt nghĩa để hiểu hơn xúc cảm, tâm trạng của mình nhưng cuối cùng đã thất bại. Tuy nhiên, đó lại là một sự thất bại hạnh phúc. Bởi người thất bại muốn được như thế, muốn được sống mãi trong tình yêu thủy chung, nhiều dữ dội xen lẫn sự dịu êm ấy.
Qua bài thơ “Sóng”, mà cụ thể là hai khổ 3 4, chúng ta càng thấy tầm quan trong của tình yêu trong cuộc sống. Ai trong chúng ta đều có quyền yêu và được yêu. Tình yêu không cần lý do, không phân biệt tuổi tác, giới tình. Nhưng có lẽ tình yêu khi còn tuổi trẻ với bao khát vọng, hoài là tình yêu rực cháy và với nhiều xúc cảm trong sáng hơn cả.