Cuộc sống của người dân vùng rừng núi Tây Nguyên là một trong những đề tài tạo nhiều nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Trong đó, tác phẩm Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một trong những câu truyện được độc giả mến mộ. Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu là cách để các bạn hiểu hơn về tác phẩm cũng như cuộc sống của người con Tây Nguyên trong những năm tháng kháng chiến ác liệt.

Mở bài

Nhà văn Nguyễn Trung Thành có bút danh là Nguyên Ngọc. Ông là một trong những nhà văn có nhiều gắn bó với vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông đều ở Tây Nguyên, bởi thế, những tác phẩm thành công nhất của ông đều có nội dung và cảm hứng từ mảnh đất này.

phan tich nhan vat tnu trong rung xa nu

Một trong những tác phẩm ấn tướng nhất của ông chính là Rừng xà nu được in trong tập truyện “Trên quê hương những người anh hùng Điện Ngọc” xuất bản năm 1965. Trước khi đi vào phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu, các bạn cần giới thiệu qua nội dung tác phẩm. Đây là câu chuyện về cuộc đời chàng trai Tây Nguyên Tnú và ngôi làng Xô Man anh dũng và kiên cường. Nhân vật Tnú là nhân vật chính của tác phẩm. Theo lời kể của già làng Mết, Tnú là người anh hùng của làng Xô Man, là kết tinh của tất cả những vẻ đẹp của cộng đồng nơi núi rừng Tây Nguyên.

Chi tiết thân bài

Luận điểm 1: xuất thân của Tnú

Theo lời kể của cụ Mét, Tnú từ bé đã là một đứa bé mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tnú được lớn lên trong sự yêu thương, chăm sóc, đùm bọc của cả dân làng Xô Man. Có thể nói, anh là đứa con chung của cả cộng đồng làng Xô Man. Vì thế, ở anh hội tụ hết thảy những vẻ đẹp tinh túy nhất của cộng đồng Xô Man và cũng chính là núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. “Nó đấy! Nó là người Strá mình. Cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó. Đời nó khổ, nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta. Đêm nay tau kể chuyện nó cho cả làng nghe, để mừng nó về thăm làng. Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ”.

Luận điểm 2: Tnú là người gan dạ, kiên cường,  ham học và trung thành với Cách mạng.

Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu, độc giả nhận ra, anh là một chàng trai cực kỳ gan dạ, dũng cảm. Ngay từ lúc còn nhỏ, Tnú đã sớm giác ngộ lí tưởng Cách mạng, căm ghét sự tàn bạo độc ác của quân giặc. Theo chân những người lớn trong làng, Tnú cũng đã xung phong đi nuôi giấu cán bộ Cách mạng. “Nó đeo một cái xà-lét nhỏ xíu của mẹ nó để lại, trong xà-lét trên bó rau dưới dấu hai lon gạo trắng, nó luồn như một con sóc qua các hốc đá cheo leo, nó chạy lon ton trong rừng đi tìm nuôi anh cán bộ”. Mặc dù nghe dân làng kể những người đi nuôi cán bộ trước bị treo cổ, bị giết dã man như thế nào nhưng Tnú không hề sợ. Ngược lại, Tnú càng gan góc hơn. Bởi Tnú hiểu “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn”.

phan tich nhan vat tnu trong rung xa nu

Không chỉ là một cậu bé sớm hiểu chuyện, ghét điều ác có tình yêu với dân làng, với đất nước, Tnú còn là một người cực kỳ ham học. Khi cán bộ Quyết dạy Tnú và Mai học, vì không theo kịp Mai, nên cậu đã lấy đá đập vào đầu mình. Sau khi nghe cán bộ Quyết tâm sự, sau này nếu anh lỡ bị Mỹ Diệm giết thì Tnú phải thay anh làm cán bộ thì Tnú đã quyết tâm học bằng được. Có thể thấy, tuy bé nhưng Tnú đã có nhận thức rất sâu sắc về nhiệm vụ cao cả của mình. Mặc dù quên chữ nhưng Tnú đi rừng rất nhanh nhẹn và tháo vát. Lúc bị giặc bắt và tra tấn, trao khảo, Tnú không hề run sợ mà còn chỉ tay vào bụng mình “cộng sản đây này”.

Không chỉ lúc nhỏ, khi lớn lên, Tnú càng trung thành với Đảng với Cách mạng hơn. Khi vượt ngục trở về thành công, Tnú thay anh Quyết lãnh đạo dân làng chuẩn bị vũ khí đánh giặc.  Rồi khi chứng kiến vợ con bị lũ giặc tra tấn, bị giết Tnú không kiềm chế nỗi căm tức, liền xông ra để cứu vợ con. Nhưng anh không cứu được vợ con. Anh bị quân giặc bắt rồi quấn khăn đốt 10 đầu ngón tay. Lửa cháy rừng rực nhưng Tnú không hề kêu than, bởi Tnú hiểu rằng “người cộng sản không hề kêu van”. Ngược lại anh lại “trợn mắt nhìn thằng Dục”,… Không kêu la đau đơn rên rỉ nhưng  Tnú đã thét lên “Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn. Tiếng “giết”!”.  Và rồi sau đó, cả dân làng theo cụ Mết đã vùng lên giết hết lũ giặc và cứu sống Tnú.

Luận điểm 3: là chàng trai có trái tim yêu thương người thân, gia đình sâu sắc

Càng phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu, độc giả càng cảm nhận được vẻ đẹp trong phẩm giá của chàng trai vùng Tây Nguyên này. Sau khi vợ con bị giết, Tnú không hề bi quan, thay vì buồn đau chán chường, anh tham gia Cách mạng, đứng vào hàng ngũ lực lượng giải phóng quân. Mặc dù xa quê hương, nhưng trong anh vẫn luôn in đậm nỗi nhớ làng Xô Man, nhớ nhà. Vì thế, dù chỉ được về thăm làng một đêm, anh cũng cố gắng vượt sông vượt suối vượt núi để về.

phan tich nhan vat tnu trong rung xa nu

Tnú hiện lên là một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Khi chứng kiến cảnh vợ con bị tra tấn, anh không chịu được mà lao vào cứu. Rồi anh dang rộng vòng tay ôm vợ con vào lòng. “Rồi Mai ôm đứa con chúi vào ngực anh. Hai cánh tay rộng lớn như hai cánh lim chắc của anh ôm chặt lấy mẹ con Mai”. Trong Tnú lúc này chất chứa đầy nỗi căm thù giặc. Tnú có 3 mối thù lớn đó là mỗi thù của riêng mình khi hai lần bị lũ giặc tra tấn, mối thù thứ hai của gia đình đó là vợ con bị giặc giết, và mối thù thứ bà là mối thù của buôn làng. Mang theo từng ấy căm phẫn, Tnú đi theo Cách mạng, để tìm con đường tự do cho mình, và cho buôn làng.

Luận điểm 4: hình tượng nhân vật Tnú qua hình ảnh đôi bàn tay

Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu, độc giả thấy hình ảnh bàn thay xuất hiện nhiều và được tác giả Nguyễn Trung Thành dành khá nhiều đất để miêu tả. Đó là bàn tay đầy yêu thương của anh Quyết khi nắm lấy tay Tnú. Đó là bàn tay Mai nắm lấy tay anh khi anh vượt ngục trở về.

Tiếp đến là hình ảnh bàn tay đầy đau thương của Tnú khi chứng kiến cảnh mẹ con Mai bị lũ giặc tra tấn. Đặc biệt là bàn tay bị cháy đốt của Tnú. Mỗi ngón tay được tác giả miêu tả như một ngọn đuốc bừng bừng sự căm giận lũ giặc tàn bạo. Để rồi chính bàn tay ấy đã giết chết quân giặc để báo thù cho Mai, cho con Tnú và cho cả người dân làng Xô Man. “Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc”.

Bàn tay ấy của Tnú còn là nhân chứng của lịch sử, là biểu tượng của sự vùng lên kiên dũng của dân làng Tây Nguyên trước quân cướp nước và bán nước “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. “Lành mười ngón tay rồi nó ra đi. Lành thật, ngón nào cũng cụt một đốt, nhưng còn hai đốt cũng cầm giáo, bắn súng được”.Nó lắc đầu. Được, đây này, hai bàn tay tau đây này, nhớ chứ? Tau vẫn cầm được súng đây, tau có cả dao găm đây. Nhưng tau không giết mày bằng súng, tau không đâm mày bằng dao nghe chưa? Dục! Tau giết mày bằng mười đầu ngón tay cụt này thôi, tau bóp cổ mày bằng mười ngón tay cụt này thôi, tau bóp cổ mày thôi!

Kết bài

Phân tích nhân vật Tnú trong Rừng xà nu một lần nữa, độc giả không khỏi cảm động trước tình yêu nước nồng nàn của nhân dân Việt Nam nói chung và những người con vùng đất Tây Nguyên nói riêng. Tnú là nhân vật điển hình và kết tinh những vẻ đẹp của núi rừng nơi đây. Ở anh hiện lên là một con người tráng kiện, anh dũng và kiên cường. Tnú cũng như bao người dân làng Xô Man khác, đều có một niềm tin mãnh liệt vào Cách mạng, vào sự lãnh đạo của Đảng. Tnú cũng như cộng đồng người dân Tây Nguyen, luôn có một trái tim yêu thương gia đình, yêu thương đồng bào tha thiết. Tnú cũng như dân làng, sẵn sàng hy sinh bản thân để giữ đất, giữ nước, giữ lấy cuộc sống bình yên tự do của cả buôn làng.

phan tich nhan vat tnu trong rung xa nu

Có thể nói, Rừng xà nu là một khúc sử thi bi tráng về người anh hùng Tây Nguyên dũng mãnh. Tác phẩm không chỉ ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tinh thần đoàn kết, quật cường của con người Tây Nguyên mà còn ngợi ca vẻ đẹp của vùng đất đầy nắng và gió này. Càng đọc, càng phân tích nhân vật Tnú độc giả càng cảm phục và yêu mến hơn đất và người nơi đây. Quả thực, có sống có gắn bó với vùng đất Tây Nguyên này lắm thì nhà văn Trung Thành mới có thể viết lên những áng văn bất hủ và kinh điển như vậy.

Bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã cho độc giả thấy một bức tranh đời sống người dân Tây Nguyên trong những năm kháng chiến thật sinh động và ấn tượng. Chính vì ngôn ngữ đậm chất sử thi, dung dị nhưng đầy nhân văn và độc đáo mà tác phẩm đã ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Mỗi hình ảnh câu từ, chi tiết của tác phẩm đều lôi cuốn người đọc dõi theo và không thể rời mắt. Cách dẫn dắt câu chuyện đan xen giữa hiện thực và lời kể của già làng Mết càng khiến hình tượng nhân vật Tnú hiện lên vừa oai hùng vừa bí ẩn lại vừa sinh động và đầy yêu thương.