Người ta thường bảo, văn học là bức tranh phản ánh chân thực đời sống của loài người. Mỗi tác phẩm văn học luôn có những tuyến nhân vật và câu chuyện mang hơi thở của hiện thực cuộc sống. Khi phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài khơi xa các bạn sẽ cảm nhận rõ hơn điều đó.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa chi tiết

Mở bài

Nhà văn Nguyễn Minh Châu là tác giả luôn không ngừng suy nghĩ, trăn trở về số phận của con người, của nhân dân và trách nhiệm của người nghệ sĩ, nhà văn. Một số tác phẩm nối tiếng của ông như Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà… Trong đó, Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm hội tụ tất cả những tinh hoa nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Tác phẩm có nội dung xoay quanh nhiếp ảnh Phùng. Câu chuyện xảy ra khi nhân vật đi công tác ở vùng biển để chụp ảnh lịch Tết. Phân tích nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài khơi xa, các bạn sẽ nhận thấy tâm hồn đẹp đẽ của người nghệ sĩ chân chính. Yêu cái đẹp, mê đắm sự kỳ vĩ của tự nhiên nhưng nhiếp ảnh gia Phùng vẫn đau đáu nỗi niềm xót thương trước những cảnh đời éo le, bất hạnh.

Thân bài Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

  • Luận điểm 1: Phùng- nhiếp ảnh gia nhạy cảm và yêu cái đẹp

Nhân vật Phùng được nhà văn Nguyễn Minh Châu miêu tả là một người cực kỳ say mê nghệ thuật và có trách nhiệm với công việc. Để có được một bức ảnh ưng ý, anh có thể bỏ cả tuần đi săn lùng từng khoảnh khắc rồi về hí hoái, loay hoay chỉnh sủa sao cho nó hoàn hảo nhất.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài khơi xa các bạn sẽ thấy, nhiếp ảnh Phùng có một tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm. Có những khoảnh khắc với người bình thường nó không có gì đặc sắc, nhưng với nhiếp ảnh Phùng nó lại vô cùng khác lạ. Vì thế, chỉ trong một thoáng nhìn, anh đã có thể phát hiện ra những hình ảnh vô cùng đắt giá. Khi đi công tác, thấy cảnh chiếc thuyền đang rẽ mây hướng về đất liền, nhân vật Phùng đã thốt lên rằng cảnh tượng ấy như “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Cảnh tượng ấy thật sự là một vẻ hoàn mỹ toàn bích. Tâm hồn nhiếp ảnh Phùng nhạy cảm đến nỗi anh cảm thấy bối rối trước cái đẹp “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Không những thế, nhiếp ảnh còn nhận ra “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Điều này chứng tỏ, nhiếp ảnh Phùng không chỉ nhạy cảm trước đẹp mà còn có những suy ngẫm sâu sắc về mối tương quan giữa cái thiện và cái đẹp. Quả thực nghệ thuật và cái đẹp có sức mạnh to lớn, có thể thanh lọc tâm hồn của mỗi người.

phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài khơi xa

  • Luận điểm 2: Nhiếp ảnh Phùng luôn trăn trở về thân phận

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài khơi xa các bạn phải cần phải đặt nhân vật vào hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. Đó là vào lần công tác cuối năm, trên đường đi tìm cái đẹp, Phùng đã chứng kiến cảnh bạo hành trong gia đình làng chài. Lần đầu nhìn thấy, Phùng đã vô cùng kinh ngạc, đến độ: “chỉ biết há mồm ra mà nhìn”. Nhưng đến lần thứ hai, Phùng đã vứt cả máy ảnh xuống cát và chạy nhào tới. Đến khi phải chứng kiến lần thứ ba, nhiếp ảnh Phùng đã không chỉ đứng nhìn, mà chạy vào can ngăn và bị thương, phải vào điều trị. Hành động này của Phùng có thể thấy anh cũng là người biết lẽ phải. Tuy chưa có gia đình nhưng anh hiểu thế nào là nghĩa vợ chồng, đạo làm người. Anh thể hiện mình là người hiểu biết, “giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”. Đặc biệt, khi gặp người đàn bà bị bạo hành tại tòa án và nghe bà ta xin không bỏ chồng thì Phùng cảm thấy vô cùng bức bối: “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt”. Và khi ấy, dù bị thương phải ngồi sau tấm rèm nhưng Phùng đã vén màn bước ra gặp người đàn bà tội nghiệp ấy như muốn thay chị ta đòi lại công bằng, công lý.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài khơi xa đến đây, có thể thấy Phùng là người rất đa đoan. Dường như tâm hồn người nghệ sĩ luôn nhìn đời bằng con mắt màu hồng ấy khi chứng kiến một hình ảnh phũ phàng của thực tại đã bị ám ảnh, ray rứt khôn nguôi. Để rồi anh đã phải xách máy ảnh đi lang thang và có thời gian ngẫm hơn về những khía cạnh nghịch  lý của cuộc đời.

  • Luận điểm 3: Phùng- nhân vật biết thay đổi

Khi mới đầu chứng kiến cảnh bạo hành diễn ra giữa người chồng và người vợ trên chiếc thuyền ngoài khơi, Phùng nhanh chóng luận tội người chồng là một kẻ xấu xa. Hơn nữa, chi tiết lão đã từng đi lính cho ngụy càng khiến Phùng khẳng định thêm điều đó. Lúc ấy, Phùng nhất quyết cho rằng, việc người đàn bà phải chịu một cuộc sống như thế là không thể chấp nhận được. Vì thế, nếu như người phụ nữ không đủ sức thoát ra khỏi cuộc sống đó thì có thể nhờ đến tòa án, pháp luật. Thế nhưng, sự việc đâu đơn giản một chiều, thiện ác, trắng đen rạch ròi. Ngược lại, ở đây, tình yêu thương và nỗi đau khổ buộc phải song hành cùng nhau. Khi người đàn bà kể rằng, người chồng cũng có lúc tốt, và người đàn bà ấy cần ông ta nhất là những khi mưa gió bão bùng. Vì thế, chị ta xin tòa đừng buộc mình phải bỏ chồng. Bởi chị ta chấp nhận cuộc sống đó. Bởi với chị ta, không thể nào khác được. Người ngoài nhìn vào thấy chị ta bất hạnh nhưng với chị, hạnh phúc ít ỏi kia cũng đã đủ lắm rồi. Nhờ chứng kiến và lắng nghe câu chuyện của chị tại tòa, Phùng đã vỡ lẽ ra được nhiều điều. Anh không còn nằng nọc bắt lão chồng phải trả giá cho hành động tàn bạo của mình nữa mà anh đã biết chấp nhận những nghịch lí trong cuộc đời.

Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa

Chàng nhiếp ảnh gia đã rất vui sướng khi chụp được tấm hình đắt giá, một bức tranh thực sự để đời. Thế nhưng, khi tận mắt chứng kiến hoàn ảnh sống của người đàn bà làng chài, Phùng nhận ra một điều còn quan trọng hơn. Đó là triết lí toàn diện trong mỗi sự vật, sự việc.  Đó là dù bất cứ chuyện gì xảy ra đi nữa, thì người thấy nó vẫn luôn cần suy xét một cách toàn diện và thấy đáo. Như ông cha đã khẳng đinh: “Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong”. Rất nhiều thứ vẻ ngoài vô cùng hoàn mỹ, đẹp đẽ nhưng khi tới gần, mổ xẻ và chạm vào bên trong, chúng ta mới biết thật sự đàng sau vẻ đẹp đó là gì.

Mỗi người sẽ luôn có những lí lẽ riêng để nói về cuộc đời mình. Cho dù pháp luật có vào cộc thì đôi khi họ vẫn không muốn thay đổi và vẫn chọn cách sống của riêng mình. Như câu chuyện của người đàn bà làng chào. Mặc dù Phùng đã can thiệp, mặc dù đã có tòa án sẵn sàng giúp đỡ nhưng người trong cuộc đã chối từ. Từ đây, tác giả dường như muốn gửi gắm thông điệp đó là công cuộc đấu tranh về nhân quyền, về sự thoát khỏi nghèo khổ còn gian lao hơn giải phóng dân tộc. Điều mà nhân vật Phùng suy nghĩ, trăn trở cũng chính là cảm nhận chung của cả đất nước. Hiện cảnh bạo lực gia đình vẫn diễn ra rất nhiều, nhưng người ta vẫn tự hỏi, chẳng hiểu sao những người phụ nữ bị bạo hành ấy vẫn không bỏ đi mà vẫn ở lại chịu đựng những người chồng vũ phu đó. Và nhiều người cũng đặt câu hỏi, liệu việc li hôn có thực sự giải quyết được hậu của một hôn nhân không hạnh phúc. Những giống tố khó khăn của biển khơi vẫn chẳng bao giờ sánh được với những sóng gió chống chếnh của cuộc đời.

Kết bài

Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài khơi xa đã rất thành công khi xây dựng tình huống vô cùng đặc sặc, rất thực tế đời thường. Câu chuyện tưởng chừng như dễ dàng bắt gặp ở đâu đó lại có thể khái quát được cả một thực trạng phũ phàn của cuộc sống con người. Phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa, các bạn không thể không nhắc tới những giá trị nghệ thuật mà tác giả dày công xây dựng. Đó là ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, nhân vật nổi bật với những nét về ngoại hình và cử chỉ.

Thông qua nhân vật Phùng nói riêng và toàn bộ tác phẩm nói chung, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm sự cảm thông sâu sắc tới những phận người khốn khổ mà tiêu biểu là những người phụ nữ làng chài. Đồng thời, tác giả vừa ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người nghệ sĩ chân chính, vừa tố cáo, lên án những hậu quả đáng sợ của chiến tranh.

>> Xem thêm: Phân tích Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu chi tiết