Để phân tích nhân vật An Dương Vương ngữ văn 10 đầy đủ và chính xác, cần nắm rõ được hệ thống luận điểm trong truyền thuyết. Từ đó, mới có thể đưa ra những cái nhìn toàn diện nhất về vị vua nổi tiếng này. Mặc dù tác giả dân gian đã có kết hợp yếu tố thần kỳ vào trong truyền thuyết, nhưng nhân vật An Dương Vương vẫn là một bài học cho những thế hệ sau này trong quá trình đấu tranh giữ nước. 

Phân tích nhân vật An Dương Vương ngữ văn 10

Mở bài 

An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là truyền thuyết được lưu truyền từ nhiều đời. Để làm nên thành công của tác phẩm, tuyến nhân vật giữ vai trò quan trọng. Trong đó An Dương Vương là một trong những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc. Đó là một vị vua anh minh, sáng suốt, có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, vì sự chủ quan khinh địch mà cũng chính An Dương Vương đã đưa đất nước rơi vào tay giặc, khiến nước mất, nhà tan. 

Thân bài

  • Luận điểm 1: Phân tích nhân vật An Dương Vương – vị vua có công lớn với đất nước

Công lao của An Dương Vương đối với nhân dân là rất lớn. Ngay sau khi lên làm vua và dời đô về Cổ Loa, vua An Dương Vương đã tiến hành xây dựng thành trì kiên cố để chống giặc ngoại xâm. Đây là sự chuẩn bị đầu tiên của vua cho sự nghiệp bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, việc xây thành không dễ dàng, cứ “vừa xây xong thì lại đổ xuống. Xây ba lần, đổ ba lần”. Điều này khiến vua lấy làm kinh hãi vì sợ quỷ thần không phù trợ. 

Phân tích nhân vật An Dương Vương
An Dương Vương có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước

Mặc dù việc xây thành không thuận lợi, nhưng An Dương Vương vẫn luôn bền trí, kiên quyết xây cho bằng được. Vì thế, vua đã “lập đàn làm chay mấy tháng liền”. Điều này đủ để thấy An Dương Vương có sự kiên trì như thế nào. Vì lợi ích, vì cuộc sống yên vui của nhân dân, dù khó khăn thế nào, vị vua ấy vẫn quyết tâm thực hiện cho bằng được. 

Hình ảnh “một cụ già từ phương đông đi lại, báo tin cho Vua biết sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp” là thể hiện sự ủng hộ của trời đất. Và khi thần Kim Quy xuất hiện, nhà vua đã dùng xe bằng vàng rước vào thành. Điều này thể hiện sự trân trọng của An Dương Vương tới ân nhân, không quên ơn nghĩa. 

Vì thế, dưới sự giúp sức của thần Kim Quy, An Dương Vương đã trừ được yêu tinh và xây xong thành. “Thành cao dài hơn nghìn trượng, hình trôn ốc” thể hiện sự vững chãi và kiên cố không một thế lực nào có thể xâm phạm. 

Mặc dù đã có thành trì vững chãi, nhưng An Dương Vương vẫn không yên tâm, lo lắng đến nguy cơ đất nước bị xâm lăng. Vì thế, trước khi tiễn thần Kim Quy lên đường, vua đã mạnh dạn hỏi “nay có giặc ngoài lấy gì mà chống”. Phải là một vị vua hết lòng vì nước, vì dân và lo lắng cho vận mệnh dân tộc mới có sự chuẩn bị và tầm nhìn xa như vậy. 

Sau khi được thần Kim Quy trao tặng một cái móng và theo lời dặn “dùng móng làm lẫy nỏ”, An Dương Vương đã chọn kỹ lưỡng trong đám gia thần người có khả năng làm nỏ khéo léo để chế chiếc nỏ thần. Nhờ có nỏ thần “bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch”, An Dương Vương đã đánh tan được quân Hải Nam khi chúng sang xâm chiếm đất nước. 

  • Luận điểm 2: An Dương Vương vì mất cảnh giác mà nước mất nhà tan

Mặc dù là một vị vua có nhiều công lao với nhân dân, một vị vua sáng suốt, anh minh, nhưng chỉ vì một chút mất cảnh giác An Dương Vương đã khiến cho nước mất nhà tan. Từ khi có nỏ thần, vì sức mạnh nỏ thần đánh bại sự xâm lược của quân Triệu Đà, An Dương Vương trở nên chủ quan khinh địch. Vua cho rằng có nỏ thần trong tay chẳng có thế lực nào có thể xâm chiếm nước Âu Lạc. 

Vì sơ sót, mất cảnh giác, An Dương Vương đã đẩy thế nước lâm nguy

Chính vì thế, khi Triệu Đà sai con trai là Trọng Thủy sang cầu thân, thấy Trọng Thủy – Mị Châu yêu thương nhau, An Dương Vương chẳng hề nghi kỵ mà liền gả con gái cho Trọng Thủy. Đây có lẽ là sai lầm khởi đầu cho mọi vấn đề sau này. Một người vốn thông tuệ, anh minh như An Dương Vương lại không phát hiện ra âm mưu đằng sau việc cầu thân của cha con Triệu Đà. Sai lầm hơn nữa của An Dương Vương đó chính là đồng ý cho Trọng Thủy ở rể. 

Mặc dù Trọng Thủy là con trai của kẻ thù, nhưng kể từ khi cho ở rể, An Dương Vương lại chẳng nghi kỵ gì, xem Trọng Thủy như con cái trong nhà. Có lẽ lúc này An Dương Vương đứng trên lập trường của một người cha, chứ không phải của một vị vua. Thế nên, Trọng Thủy ở trong thành được đi lại thoải mái, chẳng có ai dám sát. Vua còn thết đãi Trọng Thủy như khách quý “bày tiệc rượu để ba cha con cùng vui” khi Trọng Thủy từ nước Hải Nam trở về. An Dương Vương không biết rằng, cha con Triệu Đà đã có sẵn kế hoạch, chỉ chờ An Dương Vương sơ suất sẽ tấn công ngay. 

Sai lầm lớn nhất của An Dương Vương có lẽ là sự chủ quan khinh địch. Khi quân Triệu Đà cất quân sang đánh Âu Lạc, vua chẳng có phòng bị gì cả vì cậy có nỏ thần. Chính sai lầm này đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. “Khi quân giặc đến sát chân thành, An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa”. Đây có lẽ là bài học đắt giá nhất mà An Dương Vương phải trả và cũng là bài học cho thế hệ sau này: không bao giờ được chủ quan khinh địch vì không có bất cứ chiếc “nỏ thần” nào có thể cứu giúp khi chúng ta không có sự chuẩn bị. 

Vì sự chủ quan, An Dương Vương phải trả giá bằng việc nước mất, nhà tan

Chính sự sơ sẩy của mình, An Dương Vương đã phải cùng con gái Mị Châu lên ngựa chạy trốn. Thế nhưng đến cuối cùng, An Dương Vương mới nhận ra giặc không ở đâu xa, chính là người thân thiết nhất với mình khi thần Kim Quy xuất hiện mà rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”. Hành động rút gươm chém Mị Châu của An dương Vương có lẽ là hành động thể hiện sự ân hận muộn màng. Cuối cùng dù đất nước rơi vào tay giặc, nhưng ông đã thể hiện lập trường dứt khoát, thay vì chọn gia đình, ông đã chọn vận mệnh dân tộc. Có lẽ, đây là cái giá quá đắt mà An Dương Vương phải trả cho sự chủ quan của mình. 

Lời kết

Nhân vật An Dương Vương trong truyền thuyết mặc dù có công nhưng cũng có tội. Tuy nhiên, tội của An Dương Vương xuất phát từ sự chủ quan, còn thật tâm đây vẫn là vị vua yêu nước, thương dân. Có lẽ vậy, tác giả dân gian đã bất tử hóa người anh hùng dân tộc này để thể hiện tình cảm trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc. Đó là hình ảnh “An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc sẽ sóng xuống biển khơi”. 

Thông qua phân tích nhân vật An Dương Vương ngữ văn 10 ta thấy được sự sâu sắc trong ngòi bút của tác giả dân gian. Nhân vật An Dương Vương hiện lên với hình ảnh người anh hùng có công lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thông qua nhân vật này, tác giả dân gian muốn truyền tải bài học giáo dục sâu sắc cho thế hệ sau này. Đó là bài học trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước luôn phải nêu cao tinh thần cảnh giác. Và là người đứng đầu luôn phải có sự chuẩn bị, đề phòng với tất cả kẻ thù. 

>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính xác từng luận điểm