Bài mẫu phân tích hình tượng Tnú

Mở bài

Hình tượng người anh hùng của cộng đồng được xem là hình tượng nổi bật của văn học Cách mạng. Nguyễn Trung Thành đã sáng tạo nên “Rừng xà nu” với hình tượng người anh hùng Tnú rất đáng trân trọng. Phân tích hình tượng Tnú, ta sẽ thấy được người anh hùng của nhân dân hiện lên với nhiều phẩm chất đáng ngợi ca.

Thân bài 

Khái quát tác giả, tác phẩm

Nguyễn Trung Thành là tác giả văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông sinh ra và lớn lên ở Quảng Nam nhưng lại có tình yêu đặc biệt và sâu sắc với mảnh đất và con người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành chủ yếu sáng tác ở mảng văn xuôi, với chủ đề Tây Nguyên chiếm số lượng lớn. Chính vì vậy, các tác phẩm của ông cũng đậm chất sử thi và các chất liệu Tây Nguyên.

Phân tích hình tượng Tnú
Chân dung tác giả Nguyễn Trung Thành

“Rừng xà nu” được sáng tác vào năm 1965, là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Trung Thành. Tác phẩm đã khắc họa chân dung những nhân vật độc đáo, tiêu biểu cho những lớp người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong đó có hình tượng nhân vật Tnú là trung tâm và được tập trung khắc hoạ chi tiết nhất.

Phân tích nhân vật

  • Luận điểm 1: Gan lì, quả cảm, trung thành

Trước hết, Nguyễn Trung Thành khắc hoạ lên nhân vật Tnú với vẻ đẹp của sự dũng cảm, gan lì, trung thành một lòng với Cách mạng. Ngay từ khi còn nhỏ, Tnu đã bộc lộ những phẩm chất rất đáng trân trọng ấy. Do cha mẹ mất sớm, Tnú được người dân làng Xô man cưu mang, nuôi lớn và dạy dỗ lên người. Vì thế, từ khi còn tấm bé, anh đã có tình yêu thương làng xóm, nhân dân. Đồng thời anh còn thể hiện bản thân là người táo bạo, gan góc không ngừng nỗ lực để có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Anh đã hăng hái xung phong vào rừng bảo vệ cho bộ đội, bất chấp sự khủng bố dã man của địch và nguy hiểm có thể đến bất cứ khi nào. Để rồi ngay cả khi bị kẻ địch bắt, bị tra tấn dã man, Tnú cũng nuốt luôn lá thư vào bụng rồi chỉ tay lên bụng mình mà nói “cộng sản ở đây này”. Có thể thấy, cậu bé ấy dù phải đối mặt với khó khăn, gian khổ, thậm chí là cái chết cũng không chùn bước. Phẩm chất ấy không phải ai cũng có, nhất là khi còn đang ở cái tuổi ăn, tuổi chơi, lo sợ nhiều điều.

Phẩm chất anh hùng ấy ở Tnú được nuôi dưỡng đến khi anh lớn lên. Sau thời gian 3 năm ở tù, Tnú đã vượt ngục để trở về lãnh đạo dân làng Xô man đứng lên đánh giặc. Sau đó, Tnú bị bắt trói, bị đốt 10 đầu ngón tay trong đau đớn nhưng anh cũng không kêu than lấy nửa lời. 10 ngón tay anh cháy, như là những ngọn lửa mãnh liệt của người dân Tây Nguyên, quyết tâm đứng lên chiến thắng kẻ thù. Bọn giặc tàn bạo ấy đã bắt cả vợ con anh, sát hại họ ngay trước mặt anh. Nỗi đau ấy trào dâng lên trong tim của người chồng, người cha hết mực yêu thương gia đình. Thế nhưng Tnú vẫn không kêu van “người cộng sản không hề kêu van”, “trợn mắt nhìn thằng Dục”. Anh đã cố nén nỗi đau cá nhân  lại để đứng lên đánh giặc, lấy đó làm động lực để chiến đấu. Và rồi anh nói rằng, bàn tay dù chỉ còn hai ngón vấn có thể cầm súng được. Nếu không có lòng tin yêu và sự dũng cảm, làm sao Tnú có thể dễ dàng gạt đi đau thương mà vùng lên chiến đấu?

Hình tượng anh hùng Tnú (Ảnh minh họa)

Ngay từ nhỏ, Tnu cũng đã có niềm tin tưởng tuyệt đối với Cách mạng, luôn trung thành với Cách mạng. “Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì núi nước này còn”. Vợ con bị giết, anh nén đau thương lại, quyết tâm gia nhập lực lượng giải phóng quân để trả thù cho dân làng và gia đình của mình. Khi đã lập được chiến công, được nghỉ 1 ngày phép về thăm làng, anh luôn chấp hành đúng quy định, không cậy mình là cán bộ mà làm sai chỉ thị của cấp trên.

Những phẩm chất anh hùng ấy của Tnú được đặc tả qua hình ảnh đôi bàn tay. Đó là đôi bàn tay đầy yêu thương khi anh Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai nắm lấy tay Tnú khi anh trở về, Đôi bàn tay ấy cũng đầy những đau thương khi phải chứng kiến cảnh vợ con chết, phải chịu sự tra tấn dã man của kẻ thù. Đôi bàn tay mất đốt ấy lại báo thù, giết giặc trả thù cho vợ con, cho dân làng Xô Man. Đây cũng chính là nhân chứng cho con đường đúng đắn của dân làng Xô Man: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Có thể nói, những mất mát, đau thương, lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh bại kẻ thù đã trở thành động lực lớn lao, thúc đẩy Tnú hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người chiến sĩ.

  • Luận điểm 2: Người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con

Phân tích hình tượng Tnú để hiểu Bên cạnh những phẩm chất anh hùng của một người chiến sĩ, Tnu còn là người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Anh và Mai đã cùng nhau lớn lên từ tấm bé, cùng sống và chiến đấu trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Sau những khó khăn cùng nhau trải qua, họ đã trở thành vợ chồng. Họ cùng nhau vun vén hạnh phúc, chào đón đứa con đầu lòng trong niềm hạnh phúc ngập tràn. Thế nhưng niềm hạnh phúc đơn sơ, nhỏ nhoi, bình dị ấy lại bị kẻ thù tàn bạo phá vỡ. Bọn giặc tàn bạo đó đã bắt vợ và con anh để làm con tin. Chúng ra sức tra tấn, đánh đập họ một cách dã man, không xót thương cho đứa trẻ bé bỏng. Với bọn chúng, “bắt được con cọp cái và cọp con tất sẽ dụ được cọp đực trở về”. Thế nhưng đến cuối cùng, chúng đã giết chết mẹ con Mai ngay trước mắt Tnú. Anh đã chứng kiến cái chết tức tưởi của vợ con mình. Trước cảnh tượng đó, anh “đã bứt đứt cả hàng chục trái vả mà không hay. Và “ở chỗ con mắt Tnú bây giờ là hai cục lửa lớn.” Dù có dũng cảm đến đâu, gan dạ thế nào, thì đứng trước cảnh vợ con bị hành hạ, làm sao anh có thể không xót xa. Anh căm giận lũ giặc đã cướp đi hạnh phúc của mình, nhưng cũng là tự vấn bản thân vì đã không bảo vệ được vợ con. Hành động đó của Tnú xét đến cùng là biểu hiện của một người chồng, người cha hết mực yêu thương vợ con. Anh bất lực vì không thể bảo vệ được hạnh phúc nhỏ của mình, và quyết tâm sẽ trả thù một ngày không xa.

  • Luận điểm 3: Người con đầy nghĩa tình với dân làng Xô-man.

Không chỉ có tình cảm sâu sắc với vợ con, Tnú còn là người con đầu tình nghĩa với dân làng Xô-man. Trong khi tham gia lực lượng giải phóng quân, anh luôn đau đáu nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của mình. Vì thế nên dù chỉ được về phép một đêm, anh vẫn quyết định trở về để thăm làng xóm, thăm mảnh đất mình đã lớn lên. Anh trở về trong chốc lát, chỉ kịp gặp vài người, ngắm nhìn cảnh trí thân thương vài giây phút rồi lại ra đi. Nhưng có lẽ, những giây phút hiếm hoi này luôn là động lực để anh tiếp tục chiến đấu. 

Sau ba năm chiến đấu, Tnú trở về thăm quê. Vậy mà anh vẫn có thể nhớ như in từng hàng cây, từng con đường, từng dòng suối. Điều đó đã cho thấy dù đi đâu, làm gì, anh vẫn luôn nhớ và mong muốn được trở về quê hương. Chính quê hương, làng xóm đã nuôi anh lớn, cho anh những phẩm chất kiên cường để chiến đấu cho ngày mai.

Kết bài

Phân tích hình tượng Tnú Với cách kể chuyện đậm chất sử thi, các chi tiết điển hình, Nguyễn Trung Thành xây dựng lên hình tượng người anh hùng Tnú với nhiều phẩm chất cao đẹp. Qua đó, tác giả cho thấy quyết tâm của người dân Tây Nguyên luôn một lòng vì lí tưởng cao đẹp.

>> Xem thêm: Phân Tích Nhân Vật Tnú Trong Truyện “Rừng Xà Nu” Mới Nhất 2021