Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ kể về nỗi khổ, khó khăn của người phụ nữ sống dưới chế độ phong kiến bất công. Trong khi đó, chồng họ còn phải ra chiến trường, khả năng trở về rất thấp, mang đầy khổ tâm, lo lắng. Đồng cảm với những suy nghĩ, số phận con người ấy, Đặng Trần Côn đã viết nên bài thơ Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ. Không ít tác phẩm nói về hình ảnh người phụ nữ, số phận của họ nhưng bài thơ này lại mang một nét riêng hoàn toàn. Cùng phân tích bài Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ để thấu hiểu khó khăn, nỗi u uất, cô đơn của họ khi xa chồng.
Bài mẫu
Bài thơ Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ khi có chồng nhưng người mãi vọng công anh. Chàng quyết ra trận để thay đổi cuộc đời, sự nghiệp, nàng đành chiều theo mọi ý muốn. Nhưng nàng nào ngờ rằng, khi chàng ra đi, mình phải đối mặt với cô đơn, không một ai tâm sự. Từ đó, thanh xuân của nàng cũng dần bị chôn vùi, trôi qua vô nghĩa, hạnh phúc cũng dần rời xa. Bài thơ được trích từ Chinh Phụ Ngâm, chứa vô số sắc thái, cảm xúc của nhân vật.
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?”
Bốn câu thơ trên được viết theo thể song thất lục bát, thể hiện rõ sự lẻ loi, côi cút của nhân vật. Đây rõ ràng là nỗi cô đơn đến nao lòng, chậm rãi đến từng giây phút một. “Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước” khung cảnh không hề có một ai ngoài nàng, chỉ biết lặng đi từng bước chân, không gian im ắng nghe từng tiếng. Tác gỉa làm nổi bật lên hình ảnh màn rèm và bóng đèn, để nhấn mạnh cho sự thao thức của nhân vật. Hình ảnh người vợ ngồi bên cạnh tấm rèm, chỉ mong nhận được tin từ chồng xa xôi. Đằng sau tấm rèm là sự mong đợi, tuy nhiên bên ngoài rèm lại không hề có tin tức nào.
Phân tích bài Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ, chúng ta hiểu rằng vai trò của người chồng quan trọng đến mức nào. Không gian căn phòng thật nhỏ bé, cảm xúc của người phụ nữ càng không có lối thoát, chỉ quẩn quanh những suy nghĩ. Trong phòng ngoài rèm với đèn ra, không còn gì đặc biệt để thay đổi cảm xúc của nàng. Cuộc sống của người chinh phụ dường như bế tắc, không hề có động lực cho tương lai. Chồng ra chiến trường, con cái chưa có, chỉ mỗi một tấm thân chôn vùi thanh xuân.
“Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương !
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa.”
Nàng thầm trách người hờ hững “đèn có biết, dường bằng chẳng biết”, không ai quan tâm đến cô. Nhân vật thầm trách chồng đã vô tâm, ra đi không một lời hỏi thăm, phải chăng danh vọng quan trọng hơn người vợ chung thủy. “Buồn rầu chẳng nói nên lời” nhưng thực tế nàng cũng không bày tỏ cùng ai, khi chỉ có một mình. Cho dù nàng có muốn nói gì cũng không ai thấu lòng mình.
“Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.”
Nàng đốt lư hương để xua tan cái im lặng, vắng vẻ nơi căn phòng nhỏ, nhưng không thể nào. Bỏi cô đang mong chờ, quan tâm, hy vọng đến một điều xa xăm, chưa hề với tới. “Gương gượng soi, lệ lại chứa chan” nàng khóc thay cho thân phận mình, soi gương chỉ để thấy rõ bản thân hơn. Nàng không thiết làm đẹp cho bản thân, vốn chẳng hề có ai để ngắm nhìn mình. Nàng nói đến hình ảnh cây đàn, dây uyên, phím loan là đại diện cho tình yêu ngày xưa, nay đã đứt lìa bởi mỗi người một nơi.
“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun.
Sương như búa bổ mòn gốc liễu,
Mưa dường cưa xẻ héo cành ngộ
Giọt sương phủ bụi chim gù,
Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.”
Tác giả đưa ra sự đối lập giữa “trời thăm thẳm” và người con gái cô đơn. Nàng đọng lại biết bao nỗi niềm trong lòng, chưa biết san sẻ cùng ai. Đặng Trần Côn đã khắc họa rõ, khi tâm trạng buồn, mọi thứ xung quanh dường như buồn theo nàng. Thiên nhiên xung quanh nàng càng tĩnh lặng, làm cho lòng cô thêm nặng nề.
“Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau.”
Đoạn cuối bài thơ, tác giả nhắc đến ánh trăng trên cao, cô đơn tựa như người chinh phụ. Nàng ngóng theo ánh trăng, lê ra trước rèm để ngắm, phải chăng chàng cũng đang ngắm cùng cô? Ánh trăng lẻ loi chỉ có một, hoa tươi khoe sắc cả không gian, nhưng “trong lòng xiết đau”. Nàng đẹp tựa như hoa, nhưng không thoát khỏi số phận hẩm hiu, buồn tẻ.
Kết bài
Phân tích bài Tình Cảnh Lẻ Loi Của Người Chinh Phụ để cảm nhận sự cô đơn đến ruột gan của nhân vật. Bài thơ không chỉ kể đến cảm giác đau buồn, hiu quạnh của số phận mà còn không có ai sẻ chia. Tác giả nhằm lên án các cuộc chiến không ý nghĩa, gây nên ly tán biết bao gia đình, số phận con người. Đặng Trần Côn còn nêu cao tình thương con người, quyền được yêu, hạnh phúc của họ.