kien thuc ngu van trang 65
Bài soạn Kiến thức ngữ văn

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Khái niệm, đặc điểm nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật

*Khái niệm

Truyện ngắn là một thể loại của văn học, nó chính là các tác phẩm văn xuôi. Truyện ngắn mang xu hướng ngắn gọn nhưng súc tích, truyền tải đầy đủ nội dung câu chuyện. Thông thường có ít nhân vật, ít sự kiện, chủ yếu là sự kiện đơn giản, không phức tạp như truyện dài.

Thể loại này xuất hiện khá muộn tại Việt Nam. Đa số là các các giả văn học thế hệ sau, có tư tưởng tiến bộ, hiện đại.

*Đặc điểm của nhân vật được thể hiện như thế nào?

Các nhân vật trong truyện được tác giả khắc họa chân thực bằng lời nói, cử chỉ, hành động hay suy nghĩ… Mỗi một nhân vật được xây dựng hình ảnh khác nhau, gần gũi với đời sống thường nhật của con người.

*Lời của người kể chuyện được thể hiện như thế nào?

Đối với lời kể chuyện của người kể được phát triển theo 2 hướng.

Một là, người kể chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”. Họ là người tham gia trực tiếp trong câu chuyện, là một nhân vật trong truyện.

Ví dụ:

Mẹ tôi vừa về, kịp nghe và kịp chứng kiến tất cả, cũng không kìm được xúc động (Trích “Bức tranh của em gái tôi” – Tạ Duy Anh)

Hai là, người kể chuyện sử dụng ngôi kể thứ 3. Họ không tham gia vào câu chuyện đó, họ chỉ là người ngoài, thuật lại nội dung câu chuyện.

Ví dụ:

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp (Trích “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ)

* Lời nhân vật như thế nào?

Lời nhân vật là lời thoại của các nhân vật trong truyện

Ví dụ:

Đứa con ngây thơ nói:

– Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư! Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

(Trích “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ)

2. Trạng ngữ

*Trạng ngữ (trong kiến thức ngữ văn) là gì?

Trạng ngữ là một thành phần phụ trong câu, nó có nhiệm vụ bổ sung nội dung cho câu chính. Nghĩa là, nó có tác dụng bổ trợ nghĩa cho cả 1 cụm câu chính bao gồm Chủ – Vị.

*Vai trò của trạng ngữ trong câu?

– Trạng ngữ có trong câu thường chỉ thời gian

Ví dụ: Thỉnh thoảng, tôi được bố chở đi sở thú chơi

Trạng ngữ là: Thỉnh thoảng

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Ở xóm ngoài, tôi thấy người ta đang tát ao, bắt cá

Trạng ngữ là “Ở xóm ngoài”

– Trạng ngữ chỉ mục đích

Ví dụ: Để đền đáp công lao của cha mẹ, chúng ta phải chăm ngoan, học giỏi và rèn luyện thật tốt

Trạng ngữ là: “Để đền đáp công lao của cha mẹ”

Ngoài ra, trạng ngữ còn có nhiều vai trò khác như chỉ mục đích, cách thức, nguyên nhân, kết quả, phương tiện…

*Nhiệm vụ của Trạng ngữ là gì?

Trạng ngữ sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Ở đâu, khi nào, vì sao, để làm gì, như thế nào?… Đây là kiến thức ngữ văn cơ bản giúp người học hình dung vấn đề.

Tuy trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc trong câu nhưng nó sẽ giúp câu văn hay hơn. Đặc biệt là trong giao tiếp, trạng ngữ có vai trò rất quan trọng. Nó vừa là cụm từ nối, liên kết với câu sau hoặc trước. Giúp người nói truyền đạt đủ ý, không bị thiếu thông tin.

3.Tả cảnh sinh hoạt trong kiến thức ngữ văn

*Tả cảnh sinh hoạt là gì?

Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả để tái hiện lại hoạt động của con người trong bối cảnh nào đó. Có thể là hoạt động sinh hoạt trong lao động, sản xuất hàng ngày hay lễ hội…

*Ví dụ về tả cảnh sinh hoạt lễ hội quê em?

Ngày hôm nay, tại sân Đình rất nhộn nhịp. Nhiều hoạt động diễn ra cùng một lúc trong đó có 2 hoạt động chính là lễ và hội. Trong khi các cụ đang tiến hành “Lễ” Thành Hoàng Làng thì hoạt động Hội bên ngoài không kém phần tấp nập. Có rất nhiều hội thi được tổ chức như: thi nấu cơm, thi chọi gà, bắt vịt… Em thích nhất là phần thi nấu cơm. Phần thi này thể hiện sự khéo léo và tinh thần đồng đội rất cao. Mỗi năm khi xuân về, hoạt động lễ hội quê em mới được tổ chức