ĐỀ THI NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ II

đề thi ngữ văn 11

PHẦN I . ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

 

Trên mái nhà, cao vút rừng cây

Trên rừng cây, những đám mây xô giạt

Trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng

Thơ tôi là mây trắng của đời tôi.

 

Những dòng thơ thao thức khôn nguôi

Những dòng thơ người viết cho người

Trên bãi bể thời gian, tôi viết tiếp

Những dòng thơ như móng tay day dứt

Trên vỏ dưa xanh thắm của mùa hè

Cho kẻ xa nhà mái lá chở che

Cho ngưng lại nhịp đồng hồ quên lãng

Sợi dây mỏng nối liền ta với bạn

Và ban mai trong mắt những con gà…

 

(Trich “Mây trắng của đời tôi”- Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002

 

Câu 1:

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2:

Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ thứ nhất. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ này

Câu 3:

Em hiểu câu thơ “Thơ tôi là mây trắng của đời tôi” nghĩa là như thế nào?

 Phần II. Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của nhu cầu thể hiện bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,

Con thuyền xuôi mái nước song song,

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng

 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

           ( Trích Tràng giang – Huy Cận– Ngữ văn 11, tập 2)

ĐỀ THI NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ II

ĐÁP ÁN

PHẦN I . ĐỌC -HIỂU

Câu 1.

Thể thơ: 8 chữ

Câu 2

  • Biện pháp tu từ liệt kê: trên mái nhà, trên rừng cây, trên ngày tháng, trên cả niềm cay đắng
  • Tác dụng:

+ liệt kê, kể ra cụ thể những hiện thực nhà thơ đã trải qua trong cuộc đời (không gian, thời gian, trải nghiệm cay đắng)

+ làm cho đoạn thơ giàu hình ảnh, nhịp điệu

Câu 3.

Câu thơ “Thơ tôi là mây trắng của đời tôi”

  • “Mây trắng”: những điều lãng mạn, bay bổng thi vị của cuộc sống, đối lập với hiện thực cuộc sống bộn bề, cay đắng
  • Câu thơ khẳng định ý nghĩa quan trọng của thơ với cuộc đời nhà thơ: là điểm tựa để nhà thơ cảm nhận được cuộc đời còn tươi đẹp; thơ giúp nhà thơ vượt lên trên những khó khăn cay đắng của cuộc sống thường ngày.

 

ĐỀ THI NGỮ VĂN 11 –

PHẦN II – Làm văn

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của nhu cầu thể hiện bản thân

 

Câu mở đoạn: Con người tồn tại trên đời có nhiều nhu cầu trong đó nhu cầu cao nhất là thể hiện bản thân trước cộng đồng

* Các câu phát triển đoạn:

– Giải thích: nhu cầu thể hiện bản thân là mong muốn được mọi người biết đến mình thông qua việc bản thân thể hiện những cái riêng, điểm mạnh về mọi phương diện từ ngoại hình, tính cách đến hành động.

– Ý nghĩa của nhu cầu thể hiện bản thân:

+ Với nhu cầu đó, mỗi người sẽ cố gắng phát huy những giá trị của bản thân, tạo nên một diện mạo riêng, một cá tính độc đáo với những thành quả được mọi người ghi nhận, vinh danh. Nhu cầu đó tạo nên động lực cho mọi người phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực

+ Khi mỗi cá nhân phát triển, xã hội sẽ càng ngày càng tiến bộ, văn minh

+ Tuy nhiên vẫn có không ít cá nhân thể hiện bản thân bằng những việc làm tiêu cực, trái đạo đức, vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội

* Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: cần tự tin thể hiện bản thân để ngày càng phát triển hơn và đóng góp cho xã hội

 Câu 2. Cảm nhận đoạn thơ

Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm, đoạn trích

  • Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới
  • Bài thơ “Tràng giang” là bài thơ xuất sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận trước cách mạng; là một trong những bài thơ hay nhất của thơ mới
  • Đoạn thơ thể hiện những cảm nhận sâu lắng về thiên nhiên tràng giang qua một tâm trạng đa sầu đa cảm.
Thân bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng giang.

  • Thơ Huy Cận hàm súc, nhiều chất triết lí. Những bài thơ trước Cách mạng của Huy Cận phần lớn mang nỗi buồn thấm thía
  • Bài thơ “Tràng giang” nằm trong tập thơ “Lửa thiêng”, tập thơ đầu tay của Huy Cận
  • Bài thơ được sáng tác năm 1939, được gợi cảm hứng từ sông Hồng mênh mang sóng nước và được viết từ tâm trạng của một thanh niên xa nhà, sống giữa một thời đại nhiều biến động

Cảm nhận đoạn thơ

  • Khổ thơ đầu

+ Mở đầu bài thơ là cảnh sông nước mênh mông bất tận. Tâm trạng cũng theo đó mà biểu hiện

Sóng gợn trên tràng giang – nỗi buồn điệp điệp – không dứt, hết đợt này đến đợt khác, như sóng

Thuyền, nước cùng trôi – sầu dâng trăm ngả

Cành củi khô trôi vật vờ trên dòng sông – tâm hồn cô đơn, lạc lõng.

+ Giữa tràng giang, điểm nhìn nhà thơ hướng vào sóng nhỏ, tuy rất nhiều nhưng hiện ra rồi tan biến. Con thuyền, cành củi khô trôi trên sông gợi ra kiếp người nhỏ bé đơn côi, vô định. Thuyền và nước “song song” rời rạc, không hề có mối liên quan gắn bó.

+ Khổ thơ vẽ lên cảnh sông nước bao la, vô định, rời rạc, hờ hững. Những đường nét song song, buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, lạc mấy dòng không hứa hẹn điều hội tụ, gặp gỡ mà chia tan, xa vời, nhỏ nhoi, bất lực…

  • Khổ thơ 2

+ Điểm nhìn hướng đi xa hơn, cao hơn với không gian mở rộng

+ Câu thơ 1: cảnh vật với nét vẽ mềm mại nhưng vẫn nhỏ bé, cô độc, vô định, hiu hắt

+Xuất hiện âm thanh mơ hồ của sự sống con người, nhưng tiếng chợ chiều đã vãn từ làng xa vẳng lại chỉ làm tăng thêm nỗi quạnh quẽ, đìu hiu

+ Câu 3-4 mở ra không gian ba chiều mênh mông, thẳm sâu của vũ trụ và bao la bát ngát của “sông dài trời rộng bến cô liêu”

+ Con người trở nên vô cùng nhỏ bé, rợn ngợp trước thiên nhiên đất trời rộng lớn vĩnh hằng.

  • Hai khổ thơ với những hình ảnh giàu sức gợi, các biện pháp đối lập, ẩn dụ tạo nên ấn tượng về một không gian vũ trụ vô cùng vô tận. Con người nhỏ bé, đơn côi trước không gian ấy
  • Màu sắc cổ điển thể hiện ở những hình ảnh quen thuộc, mối tương quan giữa con người và vũ trụ (so sánh với bài “Hoảng Hạc Lâu”- thơ Đường, thơ trung đại Việt Nam)
  • Đặc điểm của một bài thơ mới hiện đại là ở sự xuất hiện của những hình ảnh mới mẻ (cành củi khô); tâm trạng hoang mang, đơn độc của con người thời đại mất nước.

Kết bài:

Đoạn thơ thể hiện tâm trạng của một thanh niên u hoài vì sống trong cảnh đất nước nô lệ. Thiên nhiên được cảm nhận trong tâm trạng ấy đẹp mà buồn da diết.