Soạn Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học, trang 99 – 100, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2
Đề 1 (Soạn Viết bài tập làm văn số 7): Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố).
Lập dàn ý (Soạn Viết bài tập làm văn số 7)
a) Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và vị trí của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong tiểu thuyết.
– Nêu sơ qua giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
– Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu
b) Thân bài:
– Chị Dậu là người phụ nữ hết lòng yêu chồng thương con
+ Khi anh Dậu bị bắt, chị Dậu phải chạy vạy khắp mọi nơi, xoay sở đủ kiểu để có tiền nộp sưu cho chồng.
+ Khi anh Dậu được về nhà trên người toàn thương tích bởi đòn roi, còn một ít gạo chị đem nấu bát cháo loãng, bón từng thìa cho chồng ăn.
– Chị Dậu là người phụ nữ giỏi cam chịu, nhẫn nhục, hi sinh vì gia đình
+ Anh Dậu khi bị cai lệ bắt đi, chị đã phải cúi mình van xin bằng những từ ngữ khẩn khoản, bị cai lệ mắng chửi chị vẫn nhẫn nhịn, cam chịu.
– Chị Dậu là người phụ nữ mạnh mẽ khi chống trả bất công (chế độ phong kiến đương thời thối nát)
+ Van xin không được, không thể nhìn thấy bọn chúng đánh chồng, chị Dậu vùng lên mạnh mẽ, đánh tay đôi với cai lệ.
+ Không còn thái độ khiêm nhường, kín cẩn, chị Dậu vô cùng căm phẫn trước hành động độc ác của lý trưởng.
+ Tức nước thì vỡ bờ, chị đánh ngã tên cai lệ bằng sức mạnh căm thù chế độ. Cho thấy người nông dân trong xã hội cũ bị áp bức sẽ có đấu tranh.
c) Kết bài:
– Nêu suy nghĩ của bản thân về nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
– Khẳng định nhân vật chị Dậu là người phụ nữ có lòng hy sinh cao cả, yêu chồng thương con và có tinh thần phản kháng mãnh liệt với chế độ đương thời.
Đề 2 (Soạn Viết bài tập làm văn số 7): Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Lập dàn ý
a) Mở bài
– Nam Cao là tác giả nổi tiếng trong dòng văn học hiện thực giai đoạn 1930 -1945.
– Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc về một người nông dân chất phác, giàu lòng nhân ái, có lòng tự trọng nhưng lại sống trong xã hội thối nát.
b) Thân bài
– Hoàn cảnh éo le của lão Hạc
+ Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai phẫn chí vì nghèo khổ bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão Hạc sống cô đơn với con chó Vàng.
+ Trong lòng lão Hạc luôn lo lắng cho con và tự trách bản thân mình chưa lo được gì cho con.
+ Lão Hạc bị ốm một trận thập tử nhất sinh, rồi bị mất việc, tiền không có, lão phải kiếm củ khoai ăn cho qua ngày.
– Tính cách, phẩm chất nhân vật lão Hạc.
+ Là người bố rất thương con cái, luôn lo lắng suy nghĩ cho con
+ Giàu lòng tự trọng, dù khó khăn không có cái ăn nhưng quyết không ngửa tay xin bất kì ai.
+ Nhân hậu, giàu lòng vị tha.
– Lão Hạc kết thúc số phận của mình bằng cái chết
+ Giải thoát cuộc sống nghèo khổ, lầm than, không có tương lai
+ Vì quá khốn khó, không dám bán đất để dành cho con nên lão tìm đến cái chết
+ Lựa chọn cái chết cũng là cách để lão không bị đẩy vào con đường tha hóa, biến chất như Binh Tư
– Suy nghĩ của cá nhân về nhân vật lão Hạc:
+ Lão Hạc là một con người đáng thương hơn đáng trách
+ Lão Hạc giàu lòng yêu thương đối với con cái, cậu Vàng
+ Lão Hạc có lòng tự trọng không muốn liên lụy đến người khác nên đã tự mình gửi tiền ma chay rồi xin bả chó để tự tử.
c) Kết bài
– Xây dựng nhân vật lão Hạc là thành công của Nam Cao trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình với tính cách điển hình người nông dân sống trong xã hội loạn lạc, đau khổ.
Đề 3(Soạn Viết bài tập làm văn số 7): Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá” em hãy viết suy nghĩ của mình về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng
Lập dàn ý:
a) Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm “chiếc lá cuối cùng” của Ohenri
– Hình ảnh chiếc lá cuối cùng gắn liền với số phận của con người.
b) Thân bài
– Hoàn cảnh và diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
+ Mắc bệnh sưng phổi, nghèo khó và tâm trạng vô cùng buồn bã, chán nản đang chờ đón cái chết.
+ Chiếc lá thường xuân cuối cùng được cô gán cho số phận của mình. Khi nào chiếc là rụng thì cô lìa đời.
+ Sau một đêm mưa bão, chiếc lá thường xuân vẫn bám trụ trên cây một cách thần kỳ.
– Chiếc lá thường xuân đã “khôi phục” cuộc sống của Giôn – xi:
+ Chiếc lá thường xuân được cụ Bơ – men vẽ giống y như thật khiến cho Giôn – xi không nhận ra. Cho thấy vẻ đẹp của nghệ thuật, và sự tài hoa của họa sĩ Bơ – men.
+ Chiếc lá cuối cùng là nguồn động lực thắp lên hi vọng cho Giôn-xi hồi sinh lại sự sống
+ Chiếc lá cuối cùng không chỉ được vẽ bằng màu sắc, hình khối mà nó còn được vẽ bằng tình yêu thương của cụ Bơ-men gửi gắm trong đó.
+ Chiếc lá cuối cùng đã chứng minh rằng: tình yêu thương có thể giúp con người vượt qua được những lúc khó khăn, bệnh tật.
c) Kết bài
– Hy sinh cuộc đời của mình để hồi sinh một cuộc sống khác cho thấy sức mạnh của tình người trong cuộc sống.
– Cảm nhận của bản thân về chiếc lá cuối cùng
Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài “Mây và sóng” của Ta-go.
Lập dàn ý:
a) Mở bài
– Giới thiệu tác phẩm “Mây và sóng” và tác giả Ta-go
– Khái quát về nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm
b) Thân bài
– Vẻ đẹp mộng mơ được thể hiện qua:
+ Sự hồn nhiên, trong sáng của em bé được thể hiện qua các trò chơi.
+ “Ngao du nơi này nơi nọ, được làn sóng nâng đi” những trò chơi đầy cám dỗ mà người trong mây và người trong sóng vạch ra.
– Ý nghĩa sâu sắc của bài thơ:
+ Gia đình, tình cảm mẫu tử thiêng liêng chính là điểm tựa để vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống.
c) Kết luận
– Khẳng định lại vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa của bài thơ.
Đề 5: Bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” của Hồ Chí Minh.
Lập dàn ý:
a) Mở bài
– Giới thiệu về tác giả tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của bài thơ
– Nội dung tư tưởng của bài thơ
b) Thân bài
– Cảnh sinh hoạt thiếu thốn và làm việc của Bác ở Pác Bó:
+ Không gian sinh hoạt của Bác gắn với tự nhiên, suối và hang
+ Nếp sống giản dị, mộc mạc
+ Thiếu thốn về vật chất nhưng bác luôn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.
– Hoạt động cách mạng và lý tưởng của Bác:
+ Bác hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn nhưng luôn lạc quan, yêu đời
+ Bác cảm thấy thoải mái, tự nhiên với cuộc sống gắn với thiên nhiên
+ Bác sống chân thành, giản dị, cống hiến , hi sinh hạnh phúc cá nhân cho dân tộc
c) Kết luận
– Khẳng định thần lạc quan của Bác trong hoàn cảnh khó khăn.
– Cảm nhận của bản thân về cuộc sống của người.
Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Lập dàn ý:
a) Mở bài:
– Giới thiệu về bài thơ “Ánh trăng” và tác giả Nguyễn Duy
– Trích dẫn khổ thơ cuối và nêu nội dung của khổ thơ
(suy ngẫm và triết lý của nhà thơ qua hình tượng trăng)
b) Thân bài
– Hình ảnh trăng:
+ Trăng thể hiện cho sự vĩnh hằng không thay đổi, bất biến.
+ Trăng tròn vành vạnh biểu tượng sự tròn đầy thủy chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người thay đổi thay đổi một cách vô tình.
+ Biện pháp nhân hóa: “im phăng phắc” gợi liên tưởng cái nhìn vừa nghiêm khắc và bao dung độ lượng của ánh trăng.
– Tình cảm của trăng, tấm lòng của trăng chính là tình cảm của người bạn tri kỉ làm nhà thơ “giật mình”
– Dòng thơ cuối là tâm sự, lời sám hối ăn năn của tác giả, cảm giác ám ảnh, day dứt
c) Kết luận
– Qua khổ thơ cuối Nguyễn Duy muốn nhắc nhở mọi người về lẽ sống ở đời phải biết trọng ân tình, thủy chung.
– Bài thơ để lại nhiều cảm xúc cho người đọc.
Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Lập dàn ý:
a) Mở bài
– Giới thiệu hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
– Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ để lại nhiều cảm xúc trong lòng bạn đọc.
b) Thân bài
– Hình ảnh bếp lửa đối với người cháu:
+ Bếp lửa là một hình ảnh rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam
+ Bếp lửa rất gần gũi với tuổi thơ của những đứa trẻ nông thôn
+ Bếp lửa gắn với kỉ niệm về người bà: ngày thơ bé bên bà, về những năm đói kém, về những ngày đông giá rét, về những ngày giặc bắn phá nhà…
+ Bếp lửa gắn với tình yêu thương của người bà, tình cảm làng xóm ấm áp
+ Bếp lửa là ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời cháu và thắp lên niềm tin, hy vọng, yêu thương.
– Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bếp lửa
+ Hình ảnh bếp lửa là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của bài thơ.
– ấp iu, nồng đượm => nhen nhóm tình yêu thương, sự ấm áp của tình người
– bếp lửa không thể dập tắt được trong lòng người cháu
– bếp lửa là nơi ấp ủ tình bà cháu thiêng liêng
c) Kết luận
– Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hình ảnh bếp lửa.
– Cảm nhận của bản thân về hình ảnh bếp lửa.