Soạn Con cò trang 45 – 49 Ngữ văn 9 Tập 2
I. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả muốn nói lên điều gì?
Trả lời:
+ Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò xuất hiện trong những câu hát ru, lời ca dao truyền thống của dân tộc ta. Trong ca dao, hình ảnh con cò xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa, mà thông dụng nhất là ý nghĩa ẩn dụ.
+ Qua hình hình ảnh con cò bay lả bay la trên những ruộng lúa bao la tác giả muốn nói đến hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
– Hình ảnh con cò hiện lên trong lời ru mang đến sự nhẹ nhàng, ngọt ngào của âm điệu lời ru qua đó thể hiện tình yêu và sự che chở của người mẹ dành cho con cái.
+ Trong bài thơ này, Chế Lan Viên chỉ tập trung khai thác, xây dựng ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò là tấm lòng người mẹ. Bài thơ có những liên tưởng và suy ngẫm triết lí rất sâu rộng.
Câu 2: Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
Trả lời:
+ Tác giả đã chia bài thơ thành ba đoạn. Bố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ đó là hình tượng con cò trong mối quan hệ với cuộc đời con người.
- Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
- Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
- Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mồi con người.
+ Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển, biến đổi qua các đoạn thơ.
- Con cò trong lời ru (phần 1) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (phần 2) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời (phần 3).
- Con cò giờ đây không chỉ là con cò trong lời hát ru hay những câu ca dao thân thuộc nữa mà trở thành con còẩn dụ cho hình ảnh người mẹ nâng đỡ, dìu dắt con; thành con cò đồng hành với con suốt đời trong một tình yêu thiêng liêng, cao cả.
- Cụ thể:
– Ở đoạn 1, hình ảnh con cò được gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, tác giả chỉ lấy lại vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò ở ca dao.
Qua những lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người với những lời ru, ca dao, dân ca.
– Trong đoạn 2, hình ảnh con cò trong ca dao đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh con cò đã được xây dựng bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú của nhà thơ, như được bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người, theo cùng và nâng đờ con người trong mỗi chặng đường đời. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
– Trong đoạn 3, hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đốn suốt cuộc đời.
Câu 3: Trong đoạn văn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả.
Trả lời:
+ Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng những câu ca dao sau:
– Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng
– Con cò bay lả bay la
Buy từ cửu phủ, bay về Đồng Đăng
– Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nuôi
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò com.
***Trong hai bài ca dao đầu, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Thế nhưng trong bài ca dao này (Con cò mày đi ăn đêm…), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con. Qua đó con cò còn thể hiện một tình yêu thương, tận tụy, hi sinh hết mình vì con của người mẹ.
+ Tác giả không đưa cả câu ca dao vào thơ mà chỉ lấy một vài từ, cụm từ. Đây là sự vận dụng ca dao một cách vô cùng độc đáo và sáng tạo.
Câu 4: Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con
Và
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua thôi.
Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?
Trả lời:
Hình ảnh con cò trong ca dao chỉ là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của tác giả. Đặc điểm chung của hình ảnh trong bài thơ này là thiên về ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh biểu tượng trong bài thơ gần gũi, rất quen thuộc mà vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, khái quát và có giá trị biểu cảm, chất chứa một tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
Con dù ở đâu, bên mẹ hay ở một phương xa nào đó, dù còn bé hay đã lớn khôn thì mẹ vẫn hết lòng yêu thương và che chở cho con. Đó là quy luật tình cảm của tình mẫu tử. Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm mang ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:
“Một Con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Mỗi một lời mẹ ru là một khúc hát yêu thương. Mẹ đã hoá thân vào cánh cò. Cánh cò thể hiện những đức hi sinh, sự gian khổ, nhọc nhằn của cuộc đời mẹ vì con. “Con cò mẹ hát” – mẹ như đang thủ thỉ với con những lời tha thiết yêu thương từ lòng mẹ. Cánh cò “vổ cánh qua nôi” là hình ảnh đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ. Từng vần thơ là nỗi niềm tình cảm, là những vất vả hi sinh, tình yêu thương bao bọc che chở của người mẹ dành cho con.
Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao để chuyển tải cảm hứng chủ đạo của bài thơ là hình ảnh người mẹ, là tình mẹ, là sự nâng đỡ, dìu dắt của người mẹ.
Câu 5: Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ.
Trả lời:
+ Một số đặc điểm về hình thức nghệ thuật của bài thơ này:
– Về thể thơ: Bài thơ sử dụng thể thơ tự do, câu thơ ngắn, có câu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru, tiếng vỗ về. Chất triết lí, suy ngẫm biểu hiện rất rõ.
– Nghệ thuật sáng tạo hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Đó chính là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của nhà thơ. Những hình ảnh có tính biểu tượng trong bài thơ lại rất quen thuộc, gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu sắc thái biểu cảm và hàm chứa những ý nghĩa mới.
– Về nhịp điệu, giọng điệu: giai điệu đều đều, êm ái giọng điệu suy ngẫm, triết lý.
+ Các yếu tố này giúp cho việc thể hiện cảm xúc của tác giả được đa dạng, nhất quán và sáng tạo.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1(Soạn Con cò): Đọc lại bài ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 9 tập 1, bài 12). Đối chiếu với bài con cò và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ.
Trả lời:
Cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ:
+ Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái.
+ Khác nhau:
a)
- Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, tác giả Nguyễn Khoa Điềm vừa trò chuyện với em bé bằng giọng điệu giống như lời ru, lại vừa có những lời ru con trực tiếp từ người mẹ. Khúc hát ru của bài thơ này thể hiện tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.
- Trong bài thơ Con cò, tác giả Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru bằng ca dao, qua đó ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống của mỗi con người.
b)
- Tình mẹ cùng lời ru của mẹ mãi là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng, nâng đỡ tâm hồn của mỗi con người. Không có lời ru của mẹ, cuộc đời con thật nghèo nàn, thiệt thòi biết mấy. Lời ru của mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn và chắp cánh ước mơ con. Tình mẹ thiêng liêng, bất diệt là hành trang, là sức mạnh sẽ theo bước chân con trên mỗi chặng đường đời.
- “Con cò” là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái.
Câu 2(Soạn Con cò): Viết một đoạn bình những câu thơ sau:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Trả lời:
Ở đoạn thơ thứ ba, hình ảnh con cò đã chuyển sang một ý nghĩa khác. Đó là ý nghĩa biểu tượng của tình thương, của tấm lòng người mẹ: “Dù ở gần con- Dù ở xa con- Lên rừng xuống bể- Cò sẽ tìm con- Cò mãi yêu con”.
Đến đây, ý nghĩa biểu tượng về con cò, cánh cò đã được nhà thơ khái quát thành một quy luật của tình mẫu tử: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ – Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”, mẹ mãi hướng về con. Cánh cò trong lời ru của mẹ, tình yêu của mẹ trong từng lời ru mãi mãi là tài sản tinh thần vô giá của con, theo con đi tới chân trời góc bể. Nhà thơ khái quát về tình mẹ và sự bền vững thấm thía của lời ru một cách mềm mại chứ không khô khan vì đó là thứ triết lí đầy cảm xúc.
Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm, triết lí sâu sắc về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người. Ở đoạn thơ này hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu trưng cho tình thương, của tấm lòng người mẹ. Nhịp thơ dồn dập, vỗ về “dù ở gần con/ dù ở xa con/ cò sẽ tìm con/ cò mãi yêu con” dường như gợi tả nhịp thổn thức của trái tim người mẹ.
Dù có bao khó khăn, vất vả, chông gai, thử thách, dù “lên rừng xuống bể” thì cũng không thể ngăn được bước chân của người mẹ tìm đến con, ngăn được lòng mẹ đi theo con. Ở đây, hình ảnh “con cò” lại mang ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời.
Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Lời thơ đã từ cảm xúc mở ra những suy tưởng rồi khái quát thành triết lí. Một triết lí của trái tim con người: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ vẫn phải dõi theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con.
Còn con, dù con đi tới nơi đâu và đứng ở vị trí nào, thành công hay thất bại, cao sang hay thấp hèn thì con vẫn mãi cần vòng tay mẹ nâng đỡ, yêu thương và che chở. Chân lí ấy muôn đời vẫn sẽ vĩnh hằng và bất biến.