Ôn tập phần văn (tiếp theo) trang 220 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Câu 7 – Ôn tập phần văn (tiếp theo) trang 220 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
Trả lời:
Các nội dung về văn bản tự sự đã học ở lớp 9 so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới có điểm giống và khác nhau là:
Giống nhau: Đề là văn bản tự sự, trong đó yếu tố tự sự được kết hợp với nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
Khác nhau:
- Văn bản tự sự lớp 9: tự sự kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm; người kể chuyện, …
- Văn bản tự sự lớp dưới: Văn bản tự sự kết hợp miêu tả, tự sự kết hợp biểu cảm;
Câu 8 – Ôn tập phần văn (tiếp theo) trang 220 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự. Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
Trả lời:
Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn được gọi là văn bản tự sự. Vì tự sự là phương thức biểu đạt chính của văn bản, còn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận chỉ là yếu tố phụ.
Theo em, trong thực tế một văn bản sẽ sử dụng nhiều phương thức biểu đạt kết hợp với nhau, chứ không sử dụng một phương thức duy nhất. Vì việc kết hợp nhiều phương thức biểu đạt sẽ giúp văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút hơn.
Câu 9 – Ôn tập phần văn (tiếp theo) trang 220 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Kẻ lại bảng sau vào vở và đánh dấu (x) vào các ô trống mà kiểu văn bản chính có thể kết hợp với các yếu tố tương ứng trong nó (chẳng hạn tự sự có thể kết hợp với miêu tả thì đánh dấu vào ô thứ hai).
Trả lời:
Đánh dấu ((x) vào bảng:
Câu 10 – Ôn tập phần văn (tiếp theo) trang 220 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Tại sao bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu?
Trả lời:
Một số tác phẩm tự sự được học trong sách giáo khoa Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, và Kết bài. Nhưng bài tập làm văn tự sự của học sinh vẫn phải có đủ ba phần đã nêu. Vì học sinh khi mới bắt đầu làm quen với văn bản tự sự cần phải tuân theo đúng bố cục, trình tư viết bài để tạo thành thói quen cũng như luyện tập viết được một bài văn tự sự đạt chuẩn, đúng về hình thức. Sau khi thành thạo, các em mới có thể phá cách và biến đổi để tạo ra sự khác biệt.
Câu 11 – Ôn tập phần văn (tiếp theo) trang 220 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn không? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Trả lời:
Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn giúp đỡ rất nhiều trong việc đọc – hiểu các văn bản tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa Ngữ văn.
Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự giúp học sinh nắm được những kiến thức nền tảng từ đó vận dụng vào việc phân tích tác phẩm, hiểu được nội dung, ý nghĩa và tác giả muốn truyền tải.
Ví dụ: Trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa
- Những kiến thức và kĩ năng đã được học giúp em vận dụng vào những đoạn văn bác Tài xế kể về anh Kĩ sư hay những đoạn anh Kĩ sư tự kể về công việc của mình. Giúp em nhanh chóng nắm bắt được tính cách, nội tâm, và tâm lý nhân vật.
Câu 12 – Ôn tập phần văn (tiếp theo) trang 220 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự? Phân tích một vài ví dụ để làm sáng tỏ.
Trả lời:
Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần Đọc – hiểu văn bản và Tiếng Việt tương ứng đã giúp rất nhiều trong việc viết bài văn tự sự
- Qua các tác phẩm, em học được cách kể lại câu chuyện một các mạch lạc hấp dẫn.
- Học được cách miêu tả nhân vật và diễn tả nội tâm nhân vật
- Cách triển khai nội dung bài viết sao cho hợp lý, khoa học, mạch lạc, hấp dẫn
Ví dụ: Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa những đoạn văn nói kể về những hành động, công việc thường ngày của anh thanh niên tuy giản dị nhưng lại vô cùng hài hước, dí dỏm, lôi cuốn. Qua những chi tiết kể tả ấy, đã góp phần xây dựng hình tượng nhân vật
=> Qua tác phẩm này, em có thể học được lối kể chuyện hài hước, dí dỏm nhưng vẫn vô cùng hấp dẫn.
Tham khảo thêm các bài soạn Ngữ văn lớp 9 tập 1 tại đây: