Soạn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, trang 58-59, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 1
I – SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1 (Soạn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự): Tìm hiểu các tình huống sau
Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu:
a) Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
b) Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Trả lời:
a) Tóm tắt văn bản tự sự là cách giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của văn bản đó.
b) Các tình huống trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự là:
+ Trưởng thôn gửi văn bản thi đua gia đình văn hóa, em sẽ tóm tắt văn bản để bố mẹ nắm được nội dung chính của văn bản.
+ Bà nội kể cho em nghe một câu chuyện về nhà em sẽ tóm tắt để kể lại câu chuyện đó cho bố mẹ nghe.
+ Tóm tắt một văn bản luật nào đó để cho người dân hiểu được nội dung cơ bản.
II – THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Câu 1 (Soạn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự): Để tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” có bạn nêu các nhân vật và sự việc chính sau đây:
Hãy cho biết:
a) Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
b) Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
Trả lời:
a) Các sự việc chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương” đã được nêu tương đối đầy đủ.
+ Tuy nhiên, còn thiếu hai sự việc quan trọng, đó là:
– Nhớ chồng nên hàng đêm Vũ Nương trỏ cái bóng của mình trên bức tường và nói với con rằng đó là cha Đản.
– Một hôm, Trương Sinh ngồi với con, bé Đản chỉ cái bóng trên tường và bảo cha Đản lại đến. Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan.
+ Chi tiết trên là quan trọng vì đây được coi là nút mở cho toàn bộ câu chuyện.
b) Các sự việc nêu trên chưa được hợp lý. Cần bổ sung thêm 2 chi tiết:
– Nhớ chồng nên hàng đêm Vũ Nương trỏ cái bóng của mình trên bức tường và nói với con rằng đó là cha Đản.
– Một hôm, Trương Sinh ngồi với con, bé Đản chỉ cái bóng trên tường và bảo cha Đản lại đến. Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan.
Câu 2 (Soạn Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự): Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lý các sự việc, nhân vật hãy viết một văn bản tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” trong khoảng 20 dòng
Trả lời:
Ngày xưa, ở một làng nọ có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết hay còn gọi thân mật là Vũ Nương. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Mỗi khi nhớ chồng, Vũ Nương trỏ cái bóng của mình trên bức tường và nói với con rằng đó là cha Đản.
Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương thấy mình bị oan ức không thể nào gột rửa sạch, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi Vũ Nương chết, một hôm Trương Sinh ngồi với con, bé Đản chỉ cái bóng trên tường và bảo cha Đản lại đến. Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan.
Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương trở về “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng giữa dòng… lúc ẩn lúc hiện”.
Câu 3: Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản?
Trả lời:
Ở làng nọ có chàng Trương Sinh vừa lấy vợ (tên Vũ Nương) xong thì phải đi lính. Vũ Nương xa chồng nên rất nhớ, thường hay chỉ cái bóng của mình trên tường nói với con đó là cha Đản.
Khi trở về, chàng nghe lời con nghi oan cho vợ là không chung thủy. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình tự vẫn ở sông Hoàng Giang. Một hôm, khi ngồi với con, Đản chỉ chiếc bóng nói đấy là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan ức. Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung.
Phan Lang được trở về trần gian, kể lại lời nhắn của Vũ Nương. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang. Vũ Nương lúc ẩn lúc hiện.
III – LUYỆN TẬP
Câu 1: Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 8 (Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng…) và một văn bản sẽ học ở bài 5 Ngữ văn 9 (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hoặc Hoàng Lê nhất thống chí).
Trả lời:
+ Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”:
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”. Ông giáo là hàng xóm thân thiết của lão Hạc. Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Một hôm lão xin Binh Tư một ít bả chó. Lão bỗng nhiên chết, một cái chết thật đau đớn, quằn quại. Cả làng không ai biết tại sao lão Hạc chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
+ Tóm tắt văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”:
Chú Trịnh Sâm tên thật là Thịnh Vương, sau khi bình ổn đất nước thì nảy ra thói ăn chơi, làm hao tốn tiền của của nhân dân, đẩy con dân vào cảnh lầm than. Chúa Trịnh Sâm rất thích chơi đèn đuốc, cho xây dựng đình đài miếu mạo khắp nơi.
Khi đi du tuần trên hồ Tây, chúa bắt các quan phải cải trang thành đàn bà, bán đồ để kiếm tiền. Bên cạnh đó, chúa còn tham lam thu hết loài trân cầm dị thú, bọn hoạn quan mượn gió bẻ măng thấy nhà nào có cây cảnh đẹp đều bị tịch thu còn nếu không vu cho tội giấu vật cung phụng. Vì vậy, nhà ai có cây đẹp, vật lạ đều phải phá bỏ để tránh tai họa.
Câu 2: Kể tóm tắt trước lớp một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe và đã chứng kiến.
Trả lời:
“Vào ngày 15/1 âm lịch tết Nguyên tiêu em được mẹ cho đi lễ chùa cầu an. Trong chùa có rất nhiều người, chen chúc nhau cầu khấn dâng sao giải hạn. Có một chị thanh niên tranh chỗ ngồi của một cụ già, sau đó xảy ra cãi vã. Mẹ em thấy thế lại giảng hòa và nói nơi trang nghiêm, lịch sự mọi người cần tôn trọng lẫn nhau. Sau đó mọi chuyện diễn ra êm đẹp. Mong từ sau ở nơi chùa chiền không xảy ra tình trạng tương tự như trên”.