Truyện Kiều của Nguyễn Du trang 77-80 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1
I – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 – Trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1
Nêu những nét chính về thời đại, gia đình, cuộc đời Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều.
Trả lời:
Những nét chính về Nguyễn Du có ảnh hưởng đến việc sáng tác Truyện Kiều:
– Về Thời đại:
Nguyễn Du sinh ra năm 1765 mất năm 1820. Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử biến động: chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, phong trào nông dân khởi nghĩa diễn ra khắp nơi.
– Về gia đình:
Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cha của Ông là Nguyễn Nghiễm, đỗ Tiến sĩ, từng làm tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản từng làm quan to dưới triều Lê – Trịnh.
– Về cuộc đời:
Sinh ra trong thời kì biến động, cuộc đời Nguyễn Du đã phiêu bạt nhiều nơi từ đất Bắc đến Hà Tĩnh. Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi, Nguyễn Du về làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn. Năm 1813-1814, ông được cử sang làm chánh xứ Trung Quốc. Năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng, ông được cử sang Trung Quốc làm chánh sứ lần 2, nhưng chưa kịp đi lại bị bệnh mất tại Huế.
=> Chính những yếu tố này đã ảnh hưởng đến cuộc đời, tư tưởng cũng như phong cách Nghệ thuật của Nguyễn Du. Ông là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc. Cuộc đời đi nhiều, trả nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho ông một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Có thể nói đây chính là những tư liệu, kinh nghiệm quý báu để ông viết nên Truyện Kiều nói riêng và các tác phẩm khác của ông.
Câu 2 – Trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 9 tập 1
Kể tóm tắt Truyện Kiều theo ba phần của Tác phẩm
Trả lời:
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước.
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đàu lòng của một gia đình trung lưu, lương thiện. Cuộc sống Thúy Kiều trôi qua êm đềm bên cạnh bố mẹ và hai em Thúy Vân, Vương Quan.
Thúy Kiều đã chớm nở một mối tình đẹp với Kim Trọng, hai người gặp nhau trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh.
Kim Trọng chàng trai “phong lưu tài mạo tót trời” đã bày tỏ tâm tình với Kiều, hai người tự do đính ước với nhau.
Phần 2: Gia biến và lưu lạc:
Trong lúc Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan. Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn mình thì bán mình chuộc cha. Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh.
Sau đó Kiều được Thúc Sinh cứu khỏi lầu xanh. Nhưng rồi Kiều bị vợ Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa. Kiều phải trốn đến nương nhờ cửa Phật.
Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Hà kẻ buôn người nên nàng lần hai rơi vào lầu xanh.
Tại đây Kiều gặp Từ Hải, một anh hùng “đội trời đạp đất”. Từ Hải lấy nàng giúp nàng báo ân báo oán. Nhưng không may Từ Hải bị giết oan, Kiều bị gả cho viên thổ quan.
Đau đớn, tủi nhục Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường, nhưng may mắn được sư Giác Duyên cứu sống và lại lần hai nương nhờ cửa Phật.
Phần 3: Đoàn tụ
Nửa năm sau Kim Trọng trở lại tìm Kiều, Hay tin chuyên về gia đình Kiều, Trọng nên duyên với Kim. nhưng cũng không thể nào nguôi ngoai được tình cảm với Kiều. Cất công lặn lội đi tìm Kiều, cuối cùng nhờ sư Giác Duyên mà Kim Kiều đoàn tụ. Cả hai cùng nguyện ước “duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”
Tham khảo thêm các bài soạn văn lớp 9 tại đây:
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh