Mục lục

Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76, sách giáo khoa Ngữ Văn 8 tập 2

I – KHÁI NIỆM LUẬN ĐIỂM

Câu 1 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76): Xem lại Ngữ văn 7, tập 2 và cho biết: Luận điểm là gì? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

a) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.

b) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.

c) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

Trả lời:

Đáp án đúng là đáp án C) Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

Câu 2 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76):

a) Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập hai, tr.24 – 25) có những luận điểm nào? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài.

b) Một bạn cho rằng bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm:

– Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô.

– Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?

Trả lời:

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những luận điểm như sau:

+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu.

+ Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc..

+ Những biểu hiện yêu nước trong thời kì chống Pháp hiện tại.

+ Bổn phận của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của dân tộc được phát huy hơn.

b) Xác định luận điểm như trên là đúng. Vì 2 luận điểm trên đã trả lời cho luận đề của bài “Chiếu dời đô”.

II – MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76):

a) Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”?

b) Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Vì sao?

Trả lời:

a)

+ Vấn đề được đặt ra trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Trong “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể không đạt. Vì chỉ mỗi luận điểm trên sẽ không đủ làm sáng tỏ được luận đề cần phải dời đô đến thành Đại La.

Câu 2 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76): Từ sự tìm hiểu trên em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận đó là luận điểm cần phải chính xác rõ ràng, phù hợp với yêu cầu cần giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

III – MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76): Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống sau.

Trả lời:

Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm 1. Còn hệ thống luận điểm 2 có những luận điểm chưa chính xác, không phù hợp với đề bài và nếu triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm trên thì bài viết sẽ không rõ ràng, mạch lạc, dẫn đến chồng chéo các ý, thiếu luận cứ…

Câu 2 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76): Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?

Trả lời:

Các luận điểm trong một bài văn vừa cần liên kết chặt chẽ, lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.

IV – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76): Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc” hay luận điểm “Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc”? Hãy giải thích sự lựa chọn của em?

Trả lời:

+ Luận điểm của đoạn văn trên là “Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc”.

+ Em lựa chọn luận điểm trên vì: Trong đoạn văn trên tác giả đã phủ nhận Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Do đó, luận điểm “Nguyễn Trãi như là ông tiên ở trong tòa ngọc” là không chính xác.

Câu 2 (Soạn Ôn tập về luận điểm trang 73-76): Nếu phải viết một bài tập làm văn để giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai thì:

a) Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm dưới đây:

b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn theo trình tự nào? Vì sao?

Trả lời:

a) Em sẽ chọn các luận điểm:

+ Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.

+ Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.

+ Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.

+ Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.

+ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai.

b) Em sẽ sắp xếp các luận điểm trên theo thứ tự sau:

+ Giáo dục là yếu tố quan trọng giúp chúng ta điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường sống xanh.

+ Giáo dục là chìa khóa đào tạo thế kệ kế cận người xây dựng xã hội tương lai, vì vậy, đầu tư cho giáo dục đặc biệt là thế hệ mầm non chính là thế giới ngày mai.

+ Giáo dục giúp ổn định chính trị xã hội.

Cách sắp xếp theo thứ tự này giúp các luận điểm không bị chồng chéo, rõ ràng và mạch lạc ý.