Mục lục

Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14, sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập 1

 

I – CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Hãy đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14): Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?

Trả lời:

  • Trong văn bản “Tôi đi học” tác giả Thanh Tịnh nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc về buổi tựu trường đầu tiên của mình.
  • Sự hồi tưởng ấy gợi nhớ lên những kỉ niệm nao nức khôn nguôi về con đường tới trường có bạn bè, thầy cô, lớp học….

Câu 2 (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14): Nội dung trả lời các câu hỏi trên chính là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.

Trả lời:

Chủ đề của văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đó là những kỷ niệm về ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời đi học của mình.

Câu 3 (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14): Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì?

Trả lời:

Chủ đề của văn bản là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.

II – TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Câu 1 (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14): Căn cứ vào đâu em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên? (Chú ý nhan đề, các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên).

 Trả lời:

Văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên, căn cứ vào:

  • Tiêu đề: “Tôi đi học”
  • Các câu trong văn bản đều xoay quanh về chủ đề đi học:

+ “Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường”

+ “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”

+ “Hôm nay tôi đi học”

+ “Hai quyển vở mới trên tay tôi bắt đầu thấy nặng …. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận”.

  • Các từ ngữ nói về kỉ niệm tựu trường đầu tiên như: con đường đến trường, trường Mỹ Lý, lớp học, ông đốc, thầy cô, bạn mới.

Câu 2 (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14): Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên

Trả lời:

a, Các từ ngữ chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ in sâu trong lòng nhân vật “ tôi” suốt cuộc đời là:  “hằng năm”, “lòng tôi lại nao nao”, “tôi quên thế nào được”, “nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”.

b, Các từ ngữ, chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn đi vào lớp đó là:

+ “Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần  nhưng lần này tự nhiên thấy lạ”

+ “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi  vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:  hôm nay tôi đi học”

+ “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa”

“Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn”.

+ “Trước đó mấy hôm, trường đối với tôi là một nơi xa lạ  nhưng lần này lại khác trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm”

+ “Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi nhẹ từng bước”

Câu 3 (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14): Từ việc phân tích trên, hãy cho biết: Thế nào là tính thống nhất về chủ đề trong văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

Trả lời:

  • Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự thể hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
  • Để đảm bảo tính thống nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, nhiều câu trong văn bản đều thể hiện ý của chủ đề, các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14): Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau theo những yêu cầu nêu ở dưới.

Trả lời:

a,

  • Văn bản trên viết về rừng cọ của quê tác giả và nỗi nhớ rừng cọ quê hương.
  • Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo trình tự như sau: khái quát về vẻ đẹp rừng cọ -> Miêu tả thân lá cây cọ -> Nêu những kỉ niệm gắn bó với cây cọ (ngôi nhà, trường học núp sau cây cọ…) -> Cây cọ gắn bó với cuộc sống của mọi người -> Nỗi nhớ nhung cây cọ quê hương.
  • Theo em không thể thay đổi trật tự sắp xếp trên, vì cách sắp xếp theo trình tự trên là hợp lý không nên thay đổi.

b, Chủ đề của văn bản “Rừng cọ” là: Rừng cọ và sự gắn bó với người dân Phú Thọ sông Thao.

c, Chủ đề rừng cọ và sự gắn bó với người dân vùng Phú Thọ sông Thao được thể hiện trong toàn bộ văn bản, từ việc miêu tả rừng cọ đến cuộc sống của người dân. Điều này thể hiện rõ nét trong cấu trúc văn bản đã được nêu ở mục a,

d, Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản đó là: rừng cọ, cây cọ, thân cọ, búp cọ, lá cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ, rừng cọ quê tôi, rừng cọ trập trùng.

Câu 2: (Soạn Tính thống nhất về chủ đề của văn bản trang 12-14)


Trả lời:

Những ý làm cho bài viết  “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc” bị lạc đề đó là:

b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.
d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.

Câu 3:

Trả lời:

Chúng ta có để điều chỉnh ý b và c để cho thật sát với đề bài. Cụ thể:

b, Con đường đến trường mọi ngày quen thuộc mà hôm nay trở nên xa lạ bởi trong “tôi” đang có sự thay đổi lớn.

c, Mẹ âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường tới trường.