Câu 1. Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản (tác phẩm) đã được đọc – hiểu trong cả năm học. Sau đó, đối chiếu với sách giáo khoa, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa những chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác danh mục các văn bản đã học
Trả lời:
1-Các tác phẩm văn học em đã được học trong chương trình từ đầu năm đến giờ bao gồm:
2-Cổng trường mở ra – Lý Lan
3-Cuộc chia tay của những con búp bê – Hoài Thanh
4-Những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người – Ca dao
5-Những câu hát than thân – Ca dao
6-Thiên trường vãn vọng – Trần Nhân Tông
7-Những câu hát về tình cảm gia đình – Ca dao
8-Mẹ tôi – Edmondo Amixi
9-Những câu hát châm biếm – Ca dao
10-Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng
11-Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất – Tục ngữ
12-Tục ngữ về con người và xã hội – Tục ngữ
13-Phò giá về kinh – Trần Quang Khải
14-Sông núi nước Nam – Lý Thường Kiệt
15-Qua đèo ngang – bà Huyện Thanh Quan
16-Sau phút chia li – Đoàn Thị Điểm
17-Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương
18-Xa ngắm thác núi Lư – Lý Bạch
19-Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi
20-Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Đỗ Phủ
21-Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
22-Sự giàu đẹp của tiếng Việt – Đặng Thai Mai
23-Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng
24-Một thức quà của lúa non Cốm – Thạch Lam
25-Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương
26-Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh – Lý Bạch
27-Cảnh khuya – Hồ Chí Minh
28-Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến
29-Quan Âm Thị Kính – Chèo cổ
30-Hồi hương ngẫu hứng – Hạ Tri Chương
31-Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh
32-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh
33-Những trò lố hay là Lo-ren và Phan Bội Châu – Nguyễn Ái Quốc
34-Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh
35-Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn
36-Ca Huế trên sông Hương – Hà Ánh Minh
Câu 2. Đọc lại các chú thích dấu sao ở bài 3, 5, 7, 8; làm thơ lục bát bài 13; ghi nhớ bài 16 (Ôn tập tác phẩm trữ tình); chú thích bài 18; câu 2 bài 26 (Phần đọc hiểu văn bản) để nắm chắc các định nghĩa về:
Ca dao, dân ca. tục ngữ. Thơ trữ tình. Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. Thơ thất ngôn bát cú đường luật. Thơ lục bát. Thơ song thất lục bát. Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật.
Câu 3. Những tình cảm, những thái độ được thể hiện trong bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Hãy học thuộc những bài ca dao trong phần học chính?
Trả lời:
– Tình cảm và thái độ trong bài ca dao
Tình cảm trong bài ca dao là những tình cảm về gia đình, quê hương, đất nước
Thái độ được thể hiện trong bài ca dao là đa dạng các kiểu thái độ như khen, chê, phê phán, oán trách…
– Các em học sinh tự học thuộc lòng các bài ca dao đã được học
Câu 4. Ôn tập phần văn – Các câu tục ngữ đã được học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?
Trả lời:
Các câu tục ngữ đã được học trong chương trình lớp 7 thể hiện những kinh nghiệm về lao động, sản xuất. Kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết. Đồng thời, tôn vinh giá trị và nét đẹp của con người trong xã hội.
Câu 5. Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã được học là gì? Học thuộc lòng các bài thơ, đoạn thơ thuộc phần văn học trung đại của Việt Nam, hai bài thơ Đường (thơ dịch, tự chọn), hai bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trả lời:
Những giá trị về tư tưởng, tình cảm được thể hiện qua các bài thơ trữ tình đó được thể hiện đa dạng ở nhiều khía cạnh.
– Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người và tình cảm của con người trong xã hội
– Khơi gợi về lòng yêu nước và tự hào dân tộc với ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. Mang lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam
– Là sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Hòa quyện cùng thiên nhiên tươi đẹp
Câu 6. Ôn tập phần văn – Riêng với các văn bản độc – hiểu là văn xuôi(trừ phần văn nghị luận, em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu trong SGK lớp 7 tập 2 trang 128.
Lập bảng thống kê văn xuôi đã được học (trừ văn bản nghị luận)
Trả lời:
Câu 7. Dựa vào bài 21 (Sự giàu có của Tiếng Việt), kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học bằng Tiếng việt đã có, hãy phát biểu những ý kiến về sự giàu đẹp của Tiếng Việt (có dẫn chứng kèm theo)
Trả lời:
Người xưa có câu “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Quả thật, tiếng Việt của chúng ta hết sức phong phú và đa dạng. Thứ nhất, chúng ta có hệ thống nguyên âm đơn và nguyên âm kép. Nguyên âm đơn như a, ă, â, e…; nguyên âm kép gồm ai, ay, ao… Phụ âm đơn gồm d, g, h, phụ âm kép gồm gh, ngh… cùng với các thanh điệu như huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, thanh. Bên cạnh đó, chúng ta còn có một hệ thống ngữ pháp và từ vựng vô cùng phong phú. Một từ có thể mang nhiều nghĩa với sắc thái biểu thị ý nghĩa khác nhau. Ví dụ từ “ăn” có thể dùng từ xơi, hốc, chén, đớp… Tùy vào ngữ cảnh và con người để lựa chọn từ cho phù hợp. Tiếng việt được phát triển và hình thành từ xa xưa với nhiều giai đoạn và thời đại khác nhau. Cho đến hiện nay, tiếng Việt vẫn không ngừng phát triển và hoàn thiện mình.
Câu 8. Dựa vào bài 24 “ý nghĩa văn chương” kết hợp với việc học tập tác phẩm văn học đã có, hãy phát biểu những quan điểm chính về ý nghĩa văn chương (có dẫn chứng kèm theo)
Trả lời: Ý kiến của em về ý nghĩa văn chương trong nội dung ôn tập phần văn là:
Văn chương xuất hiện trên đời mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống. Văn chương có nhiều ý nghĩa như lòng thương người, miêu tả cuộc sống chân thực, giúp ta có những tình cảm ta không có.
Thứ nhất, Văn chương ra đời mang hàm nghĩa về lòng thương người và sự bao dung. Không chỉ có tình thương với con người mà có thể nhân rộng ra muôn loài. ví dụ trong tác phẩm lão hạc của nam Cao. tác giả đã yêu thương và nhân hóa cảm xúc đồng điệu giữa lão hạc và con chó Vàng.
Thứ 2, văn chương còn giúp chúng ta khắc họa chân thực cuộc sống thực tại. Ví dụ, ở xã hội phong kiến ngày xưa, có rất nhiều kiểu bóc lột và đàn áp dân chúng nghèo nàn. Qua nhiều tác phẩm văn học mà ta biết được hình ảnh chị Dậu bán con, bán chó để lấy tiền đóng thuế…
Thứ 3, Văn chương mang lại cho ta những tình cảm ta không có. Ví dụ trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, khi đọc bài thơ lên, chúng t lại thấy cảnh sắc thiên nhiên cũng vô cùng đẹp. Và lòng yêu nước lại cuộn cào như thể ta đang sống dưới cảnh áp bức, bóc lột và đô hộ của bọn thực dân.
Như vậy, văn chương có mặt trên cuộc đời làm tô điểm thêm sắc màu cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Câu 9. (Ôn tập phần văn) Việc học phần Tiếng việt và Tập làm văn theo hướng tích hợp trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 đã có ích lợi gì cho việc học phần văn? Nêu một số ví dụ?
Trả lời:
Việc được học phần Tiếng việt và phần tập làm văn có ích cho phần văn học. khi nắm chắc các kiến thức về Tiếng việt như từ vựng, ngữ pháp, cách viết câu thì việc học phần văn trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Bạn cũng không bị mắc các loại lỗi dùng từ hay lỗi dùng câu khi thực hành viết văn bản.
Ví dụ: Trong bài học rút gọn câu. Em rút ra được kinh nghiệm về các rút gọn sao cho đủ ý nhưng dễ hiểu và lịch sự, lễ phép.
Câu 10. Đọc kỹ nhiều lần bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt ở cuối sách Ngữ văn 7, tập hai. Ghi vào sổ tay những từ (mở rộng) khó hiểu và tập tra nghĩa từ điển.
Trả lời:
Về phần nội dung này, các em học sinh tự nghiên cứu và tìm hiểu. Từ đó, tìm các từ khó hiểu, ghi lại và tự tra từ điển.