I. Thành phần gọi – đáp: Các thành phần biệt lập SGK trang 31
Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.
a) Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
b) – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?
Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:
– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.
1. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?
2. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?
3. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?
Trả lời:
1. Từ “Này” dùng để gọi, từ “Thưa ông” dùng để đáp.
2. Những từ dùng để gọi hay đáp lời người khác như trong các câu trên không tham gia diễn đạt ý nghĩa sự việc của câu. Nó chỉ mang tính nhấn mạnh cho điều sắp nói.
3. Trong những từ in đậm đó, từ “này” có vai trò thiết lập cuộc hội thoại, cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc hội thoại.
II. Thành phần phụ chú
Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi.
a) Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
(Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 1: Các thành phần biệt lập – SGK Ngữ văn 9 tập 2 trang 32
Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?
Trả lời
Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm trong ví dụ trên, nghĩa sự việc của mỗi câu đều không thay đổi. Bởi nội dung chính không nằm trong phần này. Đây chỉ là phần bổ trợ, phụ thêm cho nội dung trước đó.
Câu 2:
Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?
Trả lời:
Cụm từ “và cũng là đứa con gái duy nhất của anh” trong câu (a) được thêm vào để chú thích cho cụm “đứa con gái đầu lòng”.
Câu 3:
Trong câu (b), cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?
Trả lời:
Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” được dùng với mục đích giải thích cho việc “lão không hiểu tôi”. Đó mới chỉ là suy đoán một chiều của “tôi”, chưa chắc đúng với “lão”. Nó thể hiện thái độ không chắc chắn của người nói.
III. Luyện tập
Câu 1:
Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì (trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ)?
Trả lời
- Từ dùng để gọi: Này
- Từ dùng để đáp: Vâng
Căn cứ vào từ gọi – đáp và nội dung hội thoại có thể thấy người gọi và người đáp là quan hệ thân mật trên – dưới.
Câu 2
Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
Trả lời
– Thành phần gọi – đáp trong câu ca dao: Bầu ơi
– Lời gọi đáp hướng đến mọi người chung chung, không chỉ đích danh bất kỳ ai.
Câu 3
Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì.
Trả lời
Thành phần phụ chú trong các đoạn trích trên bao gồm:
a) Kể cả anh. Bổ sung cho “chúng tôi, mọi người”
b) Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Bổ sung cho nội dung “Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.
c) Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ mới. Bổ sung và làm nổi bật cho “lớp trẻ”
d) “Có ai ngờ”, “thương thương quá đi thôi”
Câu 4
Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.
Trả lời
Căn cứ vào nội dung đoạn trích có thể thấy mỗi thành phần phụ chú liên quan đến những từ ngữ sau:
a) “Kể cả anh” liên quan tới chủ ngữ của câu: Chúng tôi, mọi người.
b) “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” bổ sung cho cụm “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này”.
c) “Những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới” bổ ngữ ý nghĩa cho “lớp trẻ”.
d) “Có ai ngờ” liên quan mật thiết tới hai câu “cô bé nhà bên/Cũng vào du kích”
“Thương thương quá đi thôi” bổ sung ý nghĩa cho “mắt đen tròn”.
Câu 5
Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Gợi ý
Bác Hồ đã từng nói “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Điều này càng thể hiện rõ trong thời đại ngày nay khi Việt Nam đang từng bước đổi mình tiến bước vào thế kỷ mới – thời đại của khoa học công nghệ, sự tự động hóa toàn cầu. Chính vì thế lớp người trẻ – những người nắm giữ chìa khóa của quốc gia, dân tộc phải thay đổi bản thân, không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức. Bên cạnh việc phát huy sức mạnh dân tộc, cần phải chắt lọc, học hỏi có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Có như vậy Việt Nam mới tiến những bước vững vàng, sánh ngang cùng các cường quốc.
=> Câu chứa thành phần phụ chú là:
– Điều này càng thể hiện rõ trong thời đại ngày nay khi Việt Nam đang từng bước đổi mình tiến bước vào thế kỷ mới – thời đại của khoa học công nghệ, sự tự động hóa toàn cầu. => Thành phần phụ chú “thời đại của khoa học công nghệ, sự tự động hóa toàn cầu” bổ sung ý nghĩa cho “thế kỷ mới”
– Chính vì thế lớp người trẻ – những người nắm giữ chìa khóa của quốc gia, dân tộc => Thành phần phụ chú “những người nắm giữ chìa khóa của quốc gia, dân tộc” bổ sung cho “lớp người trẻ”.
Hy vọng với bài soạn Cách thành phần biệt lập (tiếp theo) trên đây các em học sinh đã nắm được cốt lõi của thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú khi phân tích văn bản. Chúc các em học tốt!