Soạn văn lớp 7
Soạn văn lớp 7

I – CÔNG DỤNG CỦA DẤU GẠCH NGANG

Câu hỏi: Trong mỗi câu sau, dấu gạch ngang được dùng để làm gì?

Trả lời:

a, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu

Dấu có tác dụng đánh dấu bộ phận chú giải

b, Có người khẽ nói:

– Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

– Mặc kệ!

Dấu trong trường hợp này đánh dấu lời thoại trực tiếp

c, Dấu chấm lửng được dùng để:

– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Dấu “-” trong trường hợp này dùng để liệt kê

d, Một nhân chứng thứ 2 của hội kiến Va-ren – Phan Bội Châu …

Trong trường hợp này, dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận thành cặp

II – PHÂN BIỆT DẤU GẠCH NGANG VỚI DẤU GẠCH NỐI

Câu 1. Trong ví dụ (d) ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng để làm gì?

Trả lời:

Va-ren là tên riêng tiếng nước ngoài. Dấu gạch nối này là dùng để biểu thị phiên âm từ của tiếng nước ngoài.

Câu 2. Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?

Trả lời:

Khác nhau ở hình thức thể hiện cụ thể là Dấu gạch ngang viết dài hơn dấu gạch nối.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1. Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong những câu dưới đây?

Thực hành ví dụ dấu gạch ngang
Thực hành công dụng dấu gạch ngang

Trả lời:

Ở mỗi câu, dấu “-” có công dụng khác nhau. Cụ thể:

Câu a và b dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú giải

Câu c có 2 mục đích vừa đánh dấu bộ phận chú giải vừa trích lời nói của nhân vật

ở câu d và câu e, dấu gạch nối có mục đích giúp nối các bộ phận trong câu thành từng cặp

Câu 2. Hãy nêu rõ công dụng của các dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây:

Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren…

Trả lời:

Các dấu gạch nối được sử dụng trong câu trên ở các từ “Béc-lin”, “An-dát” và “Lo-ren”. Các dấu gạch nối dùng để nối các tiếng phiên âm nước ngoài.

Câu 3. Đặt câu có dùng dấu gạch ngang

a, Nói về một nhân vật chèo trong Quan Âm Thị Kính

b, Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước

Trả lời:

a, Thị Kính – cô gái nết na, xinh đẹp con nhà nghèo khó về làm dâu gia đình Sùng bà giàu có nhất vùng.

b, Bạn Hương – học sinh giỏi của lớp 7 đại diện trường tham gia cuộc gặp mặt của học sinh cả nước.